Đào tạo nhân lực báo chí “vững như kiềng 3 chân” trong tình hình mới

Theo dõi VGT trên

Nhà báo Lê Hải Quang, Phó Tổng giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam cho rằng, cần đào tạo nhân lực báo chí thời đại mới bằng 3 chữ “K”, bao gồm: Kiến thứcKỹ năngKỹ thuật và công nghệ.

Ngày 27/10, Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực lý luận chính trị và báo chí – truyền thông trong tình hình mới”.

Đào tạo nhân lực báo chí vững như kiềng 3 chân trong tình hình mới - Hình 1

Hội thảo “Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực lý luận chính trị và báo chí – truyền thông trong tình hình mới” (Ảnh: Lệ Thu).

Ban tổ chức hội thảo đã nhận được 116 bài tham luận của các nhà khoa học, cán bộ thực tiễn ở các cơ quan Trung ương, các cơ sở đào tạo và các địa phương trong cả nước. Các bài tham luận đã tiếp cận chủ đề hội thảo từ nhiều chiều cạnh khác nhau, đặc biệt về đào tạo nhân lực báo chí – truyền thông.

Nhà báo thời đại số giống như những người “nông dân cổ cồn”

Trong tham luận “3 chữ K trong đào tạo báo chí” của mình, nhà báo, ThS. Lê Hải Quang, Phó Tổng giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam cho rằng, công tác đào tạo báo chí bằng 3 chữ “K”, bao gồm: Kiến thức – Kỹ năng – Kỹ thuật và công nghệ. Nếu hội tụ đủ 3 chữ K một cách chuẩn chỉ thì sinh viên tốt nghiệp ra làm nghề sẽ “vững như kiềng 3 chân”.

Chữ K đầu tiên là kiến thức, nhiều sinh viên học tốt ở bậc phổ thông, khi vào bậc đại học, nếu tiếp nối được “truyền thống” học tập đó sẽ rất có ý thức tiếp nhận kiến thức và học lực khá tốt. Tuy nhiên, số đông sinh viên vẫn lười “nhận” kiến thức. Họ đi học chỉ lo trả bài để lấy điểm, kiểu “học thầy nào chào thầy đó”. Học xong “ra khỏi cửa” thì kiến thức “rơi rớt” hết. 4 năm học đại học, dù tốt nghiệp, nhưng kiến thức trong đầu vẫn trống rỗng.

Thực tế đại đa số sinh viên đại học sợ nhất những môn học có chữ “T”, như: Triết học, Tiếng Anh, Tin học, Thể dục, Toán, Tiếng Việt thực hành, Thống kê, Tư tưởng…, bởi những môn học này khó, nặng về lý luận, lý thuyết hoặc tốn sức lực…

Tuy nhiên, các sinh viên lại không hiểu rằng đây chính là những môn học có tác dụng trang bị kiến thức nền tảng về tự nhiên, xã hội, chính trị, văn hóa, kinh tế, giáo dục. Khi tốt nghiệp ra trường, sinh viên có thể vận dụng các kiến thức nền tảng trong công việc của mình để tạo ra các giá trị rất thuận lợi. Với những sinh viên “lơ mơ”, trống rỗng kiến thức, tiếp xúc, làm quen với nghề ở thực tiễn rất chậm, nếu nhanh cũng phải mất dăm mười năm, thậm chí bị đánh đổi, thua thiệt trong làm nghề.

Chữ “K” thứ hai là kỹ năng. Đối với các nhà báo trẻ chính là việc chịu khó học tập, rèn luyện các kỹ năng nghề nghiệp báo chí ngay từ khi còn ở trên “thao trường, bãi tập”.

Chữ “K” thứ ba là Kỹ thuật và công nghệ. Chúng ta đang sống trong xã hội thông tin mở, thời đại cách mạng công nghệ số. Các tác phẩm và sản phẩm mà mỗi nhà báo, cơ quan báo chí tạo ra không chỉ quan tâm đến nội dung mà đều dựa trên nền tảng của sự tiến bộ của khoa học – công nghệ, đặc biệt là công nghệ số.

Theo Phó Tổng giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam, nhà báo thời đại số giống như những người “nông dân cổ cồn”. Họ “gieo cấy” không chỉ ở trên “cánh đồng chữ nghĩa” bằng các phương tiện, công cụ thô sơ là ngòi bút, trang giấy thô sơ như thế hệ cha ông làm báo trước đây.

“Họ phải làm chủ kỹ thuật và công nghệ mới – đó là công cụ để sáng tạo ra những sản phẩm báo chí hiện đại, chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của công chúng, nhất là lớp công chúng mới hiện nay”, ông lưu ý.

Hành vi của người học đang thay đổi rất nhanh

PGS.TS Nguyễn Thị Trường Giang, Phó Giám đốc, Học viện Báo chí và Tuyên truyền mang đến hội thảo tham luận Chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực báo chí truyền thông.

“Hiện nay các tổ chức, doanh nghiệp đang rất “khát” nhân sự làm về truyền thông và nội dung, nhu cầu này được dự báo sẽ gia tăng mạnh trong những năm tới. Điều này đặt ra nhiều cơ hội, nhưng cũng nhiều thách thức cho các cơ sở đào tạo trong lĩnh vực báo chí – truyền thông.

Chuyển đổi số trong đào tạo báo chí – truyền thông không chỉ dừng lại ở việc số hóa (digitization) và ứng dụng công nghệ (digitalization) mà đang buộc các cơ sở đào tạo phải tư duy lại toàn bộ phương thức hoạt động của mình cũng như các sản phẩm đào tạo cung cấp cho thị trường, cho xã hội nói chung”, PGS.TS Nguyễn Thị Trường Giang khẳng định.

Đào tạo nhân lực báo chí vững như kiềng 3 chân trong tình hình mới - Hình 2

PGS.TS Nguyễn Thị Trường Giang, Phó Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền. (Ảnh: Lệ Thu).

Video đang HOT

Tuy nhiên, có nhiều thách thức đặt ra. “Thách thức đầu tiên đến từ mức độ sẵn sàng chuyển đổi số. Không phải cơ quan đào tạo báo chí – truyền thông nào cũng đủ nguồn lực để đầu tư vào hạ tầng, trang thiết bị hiện đại.

Thách thức thứ hai là các cơ sở đào tạo báo chí – truyền thông có theo kịp các xu hướng, định dạng truyền thông mới. Truyền thông ngày càng gắn với dữ liệu và phân tích dữ liệu hơn. Hành vi của người học, nhất là thế hệ Zen Z và sau Zen Z ngày càng khó nắm bắt, ví dụ, để tương tác tốt với sinh viên, nhà trường có phải xuất hiện trên Tiktok, Instagram… không?

Không phải bàn cãi rằng công nghệ sẽ ngày càng tiến hóa hỗ trợ hiệu quả cho các hoạt động giảng dạy và nghiên cứu tại các trường đại học. Tuy nhiên, điều đáng quan tâm là hành vi của người học đang thay đổi rất nhanh và trong nhiều trường hợp các cơ sở đào tạo vẫn chưa kịp thích ứng với sự thay đổi này.

Thách thức thứ ba là về nguồn nhân lực (cả người dạy và người học). Chuyển đổi số hiệu quả trong công tác đào tạo đòi hỏi sự thay đổi tư duy của các cấp quản lý, đội ngũ giảng viên để thích ứng với bối cảnh mới, hành vi và nhu cầu mới của người học”, PGS.TS Trường Giang nêu quan điểm.

TS. Trần Tiến, Phó hiệu trưởng trường Cao đẳng Truyền hình – Đài Truyền hình Việt Nam cũng đồng tình cho rằng: “Những tác động từ sản phẩm của các Big – Tech đã làm thay đổi ngành báo chí – truyền thông thế giới. Nhiều hãng truyền thông lớn đã chớp thời cơ để xoay chuyển mình nhằm thích ứng trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Tất yếu sẽ là nhu cầu tuyển dụng nhân lực được cập nhật kỹ năng trong lĩnh vực này. Do vậy, đào tạo người làm báo trong kỷ nguyên số cũng sẽ phải thay đổi để thích ứng và phát triển”.

Đào tạo nhân lực báo chí vững như kiềng 3 chân trong tình hình mới - Hình 3

TS. Trần Tiến, Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Truyền hình – Đài Truyền hình Việt Nam. (Ảnh Lệ Thu).

Ông Tiến nhận định, khi ngành báo chí – truyền thông có xu hướng “bắt tay” với giới công nghệ thì các nhà trường cần phải chủ động “bắt tay” chặt chẽ với cơ quan báo chí để cùng nhau đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực theo ý muốn của họ.

Việc hợp tác này sẽ định hình nội dung chương trình, phương thức đào tạo tương đối ổn định nhưng cũng đảm bảo việc cập nhật những thay đổi trong hoạt động báo chí vào giảng dạy.

Nó có thể chỉ là kỹ năng mới nào đó được kịp thời đưa vào nội dung bài giảng cũng ít nhiều mang lại giá trị. Nhìn xa hơn, để định hình cho một mối quan hệ ổn định, bền vững và phù hợp với nhu cầu thị trường lao động, có thể sẽ xuất hiện các “đơn đặt hàng”; sẽ là sự trao đổi vị trí giữa giảng viên và phóng viên; thậm chí là sự can thiệp vào chương trình đào tạo từ cơ quan báo chí – với tư cách là đơn vị đặt hàng; sẽ có những môi trường đào tạo là các cơ quan báo chí và ngược lại, nhà trường là cơ sở sản xuất các tác phẩm, ấn phẩm báo chí – truyền thông.

Và trong cơ chế tự chủ tài chính, với mục tiêu cả hai bên “cùng thắng” sẽ định hướng từ việc “góp vốn” của hai bên, học phí của người học đến thù lao cho “sản phẩm” mà mỗi bên thụ hưởng. Khi đó, các nhà trường còn tránh bị “mang tiếng” là “sản phẩm” vẫn phải đào tạo lại tại cơ quan này, cơ quan kia.

Việc kiên trì đầu tư cho mô hình “Trong Trường Truyền hình có Đài Truyền hình” đã giúp xây dựng thương hiệu của VTV College theo định hướng đào tạo kỹ năng nghề, rút ngắn khoảng cách giữa lý thuyết và thực tiễn làm báo.

Cần có chính sách ưu tiên đặc biệt cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng báo chí

PGS.TS Hà Huy Phượng, Trưởng Ban Tổ chức – Cán bộ, Học viện Báo chí và Tuyên truyền lại đặc biệt quan tâm đến việc cần có một chính sách ưu tiên đặc biệt cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng báo chí.

Ông nêu một thực tế hiện nay, đó là lẽ ra những người được đào tạo báo chí bài bản từ hệ thống trường công ở Việt Nam tốt nghiệp ra trường vào làm việc, phục vụ cho các cơ quan, đơn vị báo chí công (ở Việt Nam báo chí là cơ quan của Đảng, Nhà nước), nhưng do người học chưa được chăm sóc tốt ở môi trường giáo dục cũng như sự sẵn sàng đón nhận của các cơ quan báo chí, nên hiện tượng “chảy máu chất xám” trong đào tạo báo chí từ khu vực công sang khu vực tư (làm truyền thông) ngày một nhiều, thậm chí đến mức báo động.

Đành rằng, ngoài việc các đơn vị đào tạo công lập có chức năng, nhiệm vụ chính là đào tạo báo chí đáp ứng nhu cầu của hệ thống chính trị, nhưng cũng có thể đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội.

Tuy nhiên, nếu như chính sách đào tạo không tốt sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu quả đào tạo, nhất làm sự mất cân đối, không đạt được mục tiêu đầu ra trong đào tạo báo chí ở Việt Nam hiện nay.

Để cải thiện vấn đề này, cần có một cuộc rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành các quyết định lãnh đạo, quản lý về chính sách đào tạo báo chí trong bối cảnh mới hiện nay. Đồng thời, cần rà soát, sửa đổi, bổ sung, cập nhật kiến thức làm báo hiện đại trong hệ thống giáo trình, bài giảng về báo chí. Ngoài ra, cần có chiến lược, chính sách mạnh mẽ để đầu tư nguồn nhân lực phục vụ hoạt động đào tạo, bồi dưỡng báo chí.

Đào tạo nhân lực báo chí vững như kiềng 3 chân trong tình hình mới - Hình 4

PGS.TS Hà Huy Phượng, Trưởng ban Tổ chức – Cán bộ, Học viện Báo chí và Tuyên truyền. (Ảnh Lệ Thu).

Phát biểu tổng kết PGS.TS Phạm Minh Sơn, Giám đốc, Chủ tịch Hội đồng khoa học Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã khẳng định ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Hội thảo “Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực lý luận chính trị và báo chí – truyền thông trong tình hình mới”.

Hội thảo đã cung cấp các luận cứ khoa học hữu ích cho việc tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả công tác xây dựng và hoàn thiện nội dung, chương trình, phương thức đào tạo nguồn nhân lực lý luận chính trị và báo chí – truyền thông trong bối cảnh mới, nhất là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay.

Đào tạo nhân lực báo chí vững như kiềng 3 chân trong tình hình mới - Hình 5

PGS.TS Phạm Minh Sơn, Giám đốc, Chủ tịch Hội đồng khoa học Học viện Báo chí và Tuyên truyền phát biểu kết luận Hội thảo. (Ảnh Lệ Thu).

PGS.TS Phạm Minh Sơn trân trọng cảm ơn những tham luận, ý kiến trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm quý báu của các nhà khoa học cho chủ đề hội thảo. Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu của hội thảo, Học viện Báo chí và Tuyên truyền sẽ chắt lọc để trình lên các ban, bộ ngành Trung ương và địa phương. Từ đó, giúp cho công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực lý luận chính trị và báo chí – truyền thông của Việt Nam xác định đúng định hướng, có các giải pháp thiết thực đáp ứng yêu cầu của bối cảnh mới.

Có nên học thạc sĩ ngay sau khi tốt nghiệp đại học?

Nhiều bạn trẻ cũng bày tỏ sự băn khoăn, lo lắng, liệu rằng học một mạch từ đại học lên cao học tốt hơn hay chờ vài năm đi làm, có kinh nghiệm hoặc tích lũy được một số tiền rồi mới tiếp tục theo học.

Nhiều năm trở lại đây, việc học tiếp chương trình thạc sĩ trở nên phổ biến với nhiều sinh viên sau khi đã tốt nghiệp đại học.

Tuy nhiên, nhiều bạn trẻ cũng bày tỏ sự băn khoăn, lo lắng, liệu rằng học một mạch từ đại học lên cao học tốt hơn hay chờ vài năm đi làm, có kinh nghiệm hoặc tích lũy được một số tiền rồi mới tiếp tục theo học.

Có nên học thạc sĩ ngay sau khi tốt nghiệp đại học? - Hình 1

"Có nên học thạc sĩ ngay sau tốt nghiệp?" là băn khoăn của rất nhiều bạn trẻ. (Ảnh minh họa)

Trăn trở ước mơ học thạc sĩ

Dự kiến vào tháng 5/2022, sau khi hoàn thành đầy đủ một số chứng chỉ theo yêu cầu chuẩn đầu ra, Lê Thu Phương (sinh viên năm 4, Học viện Báo chí và Tuyên truyền) sẽ tốt nghiệp. Không muốn dừng lại con đường học vấn, nữ sinh mong muốn được tiếp tục học lên cao để có trong tay tấm bằng thạc sĩ.

"Học thạc sĩ là giấc mơ tôi đã ấp ủ ngay từ những ngày còn là sinh viên năm nhất, bởi đây chính là cơ hội giúp tôi trau dồi thêm kiến thức chuyên môn, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho xin việc sau này.

Nhưng điều khiến tôi trăn trở nhất là nên học thạc sĩ vào thời điểm nào. Nhiều người khuyên học ngay sau khi tốt nghiệp để thuận tiện cho việc tiếp thu kiến thức; số khác lại nói nên đi làm vài năm rồi hãy nghĩ đến, vì học cao học rất tốn kém. Lời khuyên nào cũng có lý, nên tôi thấy "rối như tơ vò", chưa biết phải tính sao".

Bạn trẻ Đỗ Hải Nam cũng rơi vào trường hợp tương tự. Tốt nghiệp đại học vào tháng 7/2021 - đúng thời điểm dịch Covid-19 có diễn biến phức tạp, do đó, sau khi ra trường, Nam chưa thể tìm được việc làm.

Thời gian này, thấy bạn bè đăng ký học lên thạc sĩ, Đỗ Hải Nam cũng nhen nhóm ý định tương đương, bởi "đằng nào cũng chưa có việc làm, tranh thủ thời gian này học lên thạc sĩ, biết đâu mai sau dễ xin việc hơn".

Song, dự định theo học thạc sĩ ngay sau tốt nghiệp của bạn trẻ này lại bị "ngáng đường" bởi điều kiện kinh tế. Mắc kẹt tại Hà Nội đã lâu do dịch bệnh, không việc làm thêm, bấy lâu nay, Nam xoay sở cuộc sống bằng tiền chu cấp của bố mẹ.

"Một nửa thì tôi muốn học thẳng lên, bởi bây giờ chưa có quá nhiều vướng bận; còn một nửa thì đang băn khoăn liệu hiện tại có phải thời điểm thích hợp hay không, vì mới ra trường, tôi chưa "bỏ túi" được một đồng tiết kiệm nào. Nhờ đến sự giúp đỡ của bố mẹ, thì tôi thấy ái ngại quá" - Nam tâm sự.

Lựa chọn nào cũng cần đánh đổi

Quyết định học lên Cao học Chính trị sau khi tốt nghiệp khoa Triết học, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM, Nguyễn Bảo Minh cho hay, việc học thạc sĩ ngay sau khi tốt nghiệp đại học sẽ mang lại nhiều lợi ích, giúp bản thân có động lực để bổ sung kiến thức một cách liên tục, không bị ngắt quãng và không mất thời gian để làm quen với môi trường học thuật.

Có nên học thạc sĩ ngay sau khi tốt nghiệp đại học? - Hình 2

Theo Bảo Minh, việc học thạc sĩ ngay sau tốt nghiệp sẽ giúp người học có động lực để bổ sung kiến thức một cách liên tục, không bị ngắt quãng. (Ảnh: NVCC)

Tuy nhiên, theo Bảo Minh, khi lựa chọn học thạc sĩ ngay sau tốt nghiệp, vấn đề mà anh cũng như nhiều sinh viên gặp phải đó chính là khó khăn về kinh tế. Để trang trải học phí cũng như tiền sinh hoạt, Minh đã tìm cho mình một công việc làm thêm.

"Theo tôi, nếu đã quyết tâm theo đuổi con đường thạc sĩ ngay sau tốt nghiệp, các bạn nên tìm cho mình một công việc phù hợp để có thể kiếm chi phí, phục vụ việc học. Bởi hiện nay, học viên cao học được tạo điều kiện học ngoài giờ hành chính".

Đồng quan điểm, nhà giáo Phạm Thị Gấm (thạc sĩ Văn học Việt Nam) chia sẻ, việc học thạc sĩ ngay sau khi tốt nghiệp đại học hay học sau vài năm đi làm đều có những ưu và nhược điểm nhất định.

Bằng những trải nghiệm thực tế, cô Gấm cho rằng, so với học thạc sĩ ngay sau tốt nghiệp, những học viên học cao học sau một vài năm đi làm có thể gặp khó khăn trong việc gò mình vào những bài giảng nặng lý thuyết. Bên cạnh đó, một số cá nhân sẽ phải đối diện với vấn đề thu xếp thời gian cũng như công việc để theo học.

Nhưng nếu nhìn theo hướng tích cực, lợi thế của học thạc sĩ sau khi đi làm là học viên sẽ biết được bản thân thực sự cần thu nạp những kiến thức ở mảng nào. Ngoài ra, việc từng đi làm sẽ giúp người học có được cách tư duy khác biệt khi viết bài luận hoặc làm kiểm tra; đồng thời có sự chủ động hơn trong việc chi trả học phí.

Chỉ học lên cao khi đã định hướng rõ ràng

Nêu quan điểm về vấn đề này, TS. Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội Tâm lý Giáo dục Hà Nội cho hay, học thạc sĩ tức là học chuyên sâu, để nâng cao trình độ, phục vụ công việc chứ không phải vì bằng cấp. Nếu động cơ học thạc sĩ để làm đẹp hồ sơ thì việc học rất lãng phí và sẽ không đem lại kết quả tốt đẹp.

Còn vấn đề thời điểm nào nên học thạc sĩ, thì tùy vào hoàn cảnh và điều kiện mỗi người, không ai có thể thay ai đưa ra quyền tự quyết.

Tuy nhiên, theo TS. Tùng Lâm, dù học thạc sĩ ngay sau khi tốt nghiệp hay sau vài năm đi làm, để đạt được kết quả học tập tốt, người học cần tuân theo một số nguyên tắc.

"Trước tiên, người học cần xác định rõ tư tưởng học thạc sĩ để nâng cao trình độ, phát triển năng lực bản thân, học những kiến thức liên quan đến lĩnh vực, chuyên ngành mà mình yêu thích để cống hiến, đóng góp cho bản thân và xã hội. Bởi chỉ có như vậy thì việc học mới có động lực và chuyên sâu.

Ngoài ra, trong quá trình học, việc học phải từ gốc, xuất phát từ cơ sở khoa học lý thuyết, đồng thời cũng phải gắn với thực tiễn, đưa ra giải pháp để giải quyết những vấn đề còn tồn đọng. Tuyệt đối không được nhặt nhạnh, sao chép, biến những kiến thức nhan nhản trên mạng trở thành sản phẩm của mình. Những sản phẩm đó, xã hội không cần, và cũng không giúp ích gì cho sự thay đổi và phát triển.

Thí dụ, nếu trong những năm tháng đại học, kết quả học tập tốt, bản thân thực sự say mê một chuyên ngành nào đó; đồng thời, trong luận văn liên quan tới lĩnh vực này mà đã làm được một phần, và muốn nâng cao trình độ, thì khi đó các bạn trẻ hãy học. Còn học thạc sĩ theo kiểu cứ thất nghiệp thì đi học, tức là học hành không có định hướng, không gắn kết với thực tiễn, học chẳng biết để làm gì, thì theo tôi là không nên. Phải hướng tới việc học thật, làm thật thì mới cho ra nhân tài thật".

Theo đó, TS. Tùng Lâm cho biết, bất cứ lúc nào, nếu có đủ điều kiện về kinh tế, thời gian và say mê tìm ra những vấn đề với giải pháp mang tính phục vụ xã hội, cuộc sống; thì việc học lên cao là hoàn toàn hợp lý, không khi nào là muộn.

Trước suy nghĩ "học lên cao là cơ hội làm việc rộng mở" của nhiều bạn trẻ, TS. Tùng Lâm cho rằng, quan điểm này chỉ đúng một phần. Trên thực tế, trong quá trình tuyển dụng, bên cạnh bằng cấp, trình độ; người tuyển dụng còn xem xét, đánh giá năng lực của thí sinh. Nếu đưa ra bằng thạc sĩ, nhưng năng lực thực tế lại không hơn người chỉ có trong tay tấm bằng đại học, thì bằng cấp cao cũng trở nên vô nghĩa.

Nhà giáo Phạm Thị Gấm cũng đồng tình với quan điểm này. "Thực tế, vào những năm 2013-2016, có những người có tới 3 bằng đại học, rồi bằng thạc sĩ; do học trường thứ nhất không xin được việc nên đã chuyển sang học văn bằng hai, văn bằng ba, rồi leo lên thạc sĩ... để mong muốn tìm được việc làm một cách thuận lợi. Nhưng tình trạng thất nghiệp vẫn tồn tại, bởi việc học tràn lan, người học không có mục tiêu rõ ràng", cô Gấm chia sẻ.

Do đó, theo giáo viên này, thời điểm thích hợp nhất để học thạc sĩ chính là khi người học xác định được chuyên ngành và mục đích thực tế mà bản thân muốn theo đuổi.

"Ngày trước, tốt nghiệp đại học, tôi cũng ấp ủ ước mơ học thạc sĩ, nhưng đành gác lại, một phần vì điều kiện kinh tế không cho phép, phần vì tôi chưa rõ bản thân muốn gì. Sau nhiều năm đi làm, ở tuổi 32, tôi quay trở lại giảng đường để thực hiện giấc mơ năm nào. Bởi lúc ấy, tôi đã xác định rõ động cơ học thạc sĩ của mình, đó là học để nâng cao trình độ, phục vụ việc giảng dạy tại trường cấp 3. Đồng thời, tôi cũng có đủ khả năng để chi trả học phí.

Trở lại giảng đường sau một thời gian dài, tôi cũng bỡ ngỡ và khó khăn, đặc biệt trong vấn đề gia đình, con cái. Nhưng rồi cố gắng, chuyên tâm học tập, nghĩ về tương lai, mọi khó khăn đều vượt qua.

Do đó, theo tôi, nếu chưa thực sự sẵn sàng, thay vì học thạc sĩ ngay sau tốt nghiệp; các bạn trẻ hãy dành cho mình vài năm đi làm, va chạm, kiếm tiền và suy ngẫm... Ngẫm xem năng lực của mình thế nào, mục tiêu khi học thạc sĩ ra sao... Nếu đã chuẩn bị đầy đủ điều kiện về vật chất cũng như tâm lý, hãy tiếp tục con đường học vấn của mình. Việc học sẽ chẳng bao giờ là muộn cho những ai kiên trì, phấn đấu".

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

HOT: "Hoàng tử nụ cười" James Jirayu chính thức kết hôn với bạn gái ngoài ngành hơn 4 tuổiHOT: "Hoàng tử nụ cười" James Jirayu chính thức kết hôn với bạn gái ngoài ngành hơn 4 tuổi
15:01:10 19/12/2024
Vợ Anh Đức nhăn mặt nhất quyết không chịu lên thảm đỏ, nguyên nhân đằng sau khiến netizen bùng tranh cãiVợ Anh Đức nhăn mặt nhất quyết không chịu lên thảm đỏ, nguyên nhân đằng sau khiến netizen bùng tranh cãi
15:21:06 19/12/2024
Sốc: Nữ diễn viên hạng A ly hôn không phải vì chồng ngoại tình với trợ lý, mà bị nhà chồng "hút máu" đến cùng cực?Sốc: Nữ diễn viên hạng A ly hôn không phải vì chồng ngoại tình với trợ lý, mà bị nhà chồng "hút máu" đến cùng cực?
14:58:46 19/12/2024
Mua nhà 15 năm thì bị phá dỡ, người phụ nữ được đền bù 14,6 tỷ đồng nhưng chủ cũ quay lại đòi chia tiền, toà tuyên bố: Chị phải trả cho họ một phần tài sảnMua nhà 15 năm thì bị phá dỡ, người phụ nữ được đền bù 14,6 tỷ đồng nhưng chủ cũ quay lại đòi chia tiền, toà tuyên bố: Chị phải trả cho họ một phần tài sản
14:01:41 19/12/2024
Đã có kết luận về bệnh 'bí ẩn' gây chết người ở CongoĐã có kết luận về bệnh 'bí ẩn' gây chết người ở Congo
16:09:16 19/12/2024
Sao nữ Vbiz quyết định chia tay cuộc tình tệ hại vì 1 câu nói của bạn trai, Song Luân bị réo tênSao nữ Vbiz quyết định chia tay cuộc tình tệ hại vì 1 câu nói của bạn trai, Song Luân bị réo tên
15:09:08 19/12/2024
Diệp Lâm Anh thay đổi ra sao sau 2 năm ly hôn?Diệp Lâm Anh thay đổi ra sao sau 2 năm ly hôn?
13:18:06 19/12/2024
Bức ảnh gây sốt mạng xã hội của "chị đẹp" Trương Bá ChiBức ảnh gây sốt mạng xã hội của "chị đẹp" Trương Bá Chi
13:38:10 19/12/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Một bang ở Mỹ tuyên bố tình trạng khẩn cấp vì cúm gia cầm H5N1

Một bang ở Mỹ tuyên bố tình trạng khẩn cấp vì cúm gia cầm H5N1

Thế giới

18:26:34 19/12/2024
CDC cho biết, trong thời gian gần đây, virus bắt đầu lây lan sang người với tổng cộng 61 trường hợp đã được ghi nhận tại 8 bang của Mỹ. Trong đó, 37 trường hợp đã tiếp xúc với gia súc bị nhiễm bệnh.
C.Ronaldo không ngớt lời khen sao Man United

C.Ronaldo không ngớt lời khen sao Man United

Sao thể thao

18:21:35 19/12/2024
Cristiano Ronaldo, một trong những huyền thoại của bóng đá thế giới, vẫn liên tục ghi bàn dù đã bước 39 khiến cho cả thế giới phải ngả mũ ngưỡng mộ.
Bức ảnh "bóc trần" style hẹn hò bất ngờ của thái tử tài phiệt và siêu sao Kpop Lisa (BLACKPINK)

Bức ảnh "bóc trần" style hẹn hò bất ngờ của thái tử tài phiệt và siêu sao Kpop Lisa (BLACKPINK)

Sao châu á

18:06:28 19/12/2024
Lisa và Frédéric Arnault vẫn bên nhau bền chặt trong ánh mắt ngưỡng mộ của cư dân mạng, nhưng cách họ hẹn hò ngày càng khiến fan phải chú ý.
Hoa hậu Thanh Thủy làm vedette, xuất hiện sáng bừng lấn át dàn người đẹp đình đám

Hoa hậu Thanh Thủy làm vedette, xuất hiện sáng bừng lấn át dàn người đẹp đình đám

Sao việt

17:01:40 19/12/2024
Sau khi đăng quang cuộc thi sắc đẹp quốc tế, Hoa hậu Thanh Thủy được khen ngợi ngày càng thăng hạng nhan sắc rõ rệt.
Không thời gian - Tập 15: Đại phát hiện đám người lạ mặt có vũ khí sống trong rừng

Không thời gian - Tập 15: Đại phát hiện đám người lạ mặt có vũ khí sống trong rừng

Phim việt

16:19:49 19/12/2024
Trong lúc tìm kiếm học sinh bị mất tích, trung tá Đại và mọi người phát hiện ra có một nhóm người ẩn náu trong rừng và có vũ khí.
Hôm nay nấu gì: Bữa tối 3 món ngon lại dễ nấu

Hôm nay nấu gì: Bữa tối 3 món ngon lại dễ nấu

Ẩm thực

16:17:06 19/12/2024
Thực đơn bữa tối 3 món ngon lại dễ nấu. Không cần nhiều món, bữa ăn này cũng đủ khiến cả nhà thích thú khi thưởng thức.
Bắt quả tang đối tượng tàng trữ trái phép gần 1.000 viên MTTH

Bắt quả tang đối tượng tàng trữ trái phép gần 1.000 viên MTTH

Pháp luật

16:11:30 19/12/2024
Ngày 18/12, tại Tổ dân phố 10, phường Tân Thanh, TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Công an TP Điện Biên Phủ phát hiện 1 đối tượng về hành vi tàng trữ trái phép gần 1.000 viên ma túy tổng hợp .
Ăn những loại thực phẩm này có thể giúp bạn ngủ ngon hơn

Ăn những loại thực phẩm này có thể giúp bạn ngủ ngon hơn

Sức khỏe

15:46:39 19/12/2024
Ăn gà tây chứa tryptophan, một loại axit amin được chuyển hóa thành melatonin, giúp bạn cảm thấy buồn ngủ và ngủ ngon hơn. Do đó, bạn nên kết hợp gà tây với carbohydrate nguyên hạt để tăng cường tác dụng của nó.