Đào tạo ngoài chính quy “chết” dần
Việc Bộ GD-ĐT siết chặt đầu vào hệ liên thông và giảm chỉ tiêu đào tạo hệ vừa làm vừa học khiến cả 2 hệ đào tạo rơi vào khủng hoảng.
Các đại biểu Quốc hội từng có ý kiến về việc đào tạo hệ ĐH tại chức đã bị thay đổi biến tướng, hệ lụy là sinh viên của một số trường ĐH sau khi tốt nghiệp không được nhà tuyển dụng chấp nhận dẫn đến việc khiếu kiện… Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận thừa nhận chất lượng đào tạo hệ vừa làm vừa học hiện nay còn thấp so với chính quy, chất lượng đầu vào thấp, thời lượng chương trình đào tạo bị cắt xén, các yêu cầu đối với đánh giá người học bị giảm thấp…
Hệ vừa làm vừa học sụt giảm
Thực tế, hệ đào tạo tại chức, nay được gọi là hệ vừa làm vừa học, ngày càng thiếu sức hút. Tại Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP HCM, chỉ tiêu hệ vừa làm vừa học năm 2013 là 400. Đợt 1, trường tuyển 200 chỉ tiêu nhưng rốt cuộc chỉ được 99 sinh viên.
Với con số ít ỏi này, trường chỉ duy trì được 2 ngành đào tạo là kế toán và công nghệ thông tin, các ngành khác phải tạm ngưng. Ông Phạm Thái Sơn, Phó trưởng Phòng Đào tạo, cho biết tháng 11 tới, trường tuyển tiếp 300 chỉ tiêu nhưng chỉ hy vọng tuyển được 100.
TS Trần Đình Lý, Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Nông Lâm TP HCM, cho hay dù nhu cầu theo học hệ đào tạo vừa làm vừa học khối ngành nông lâm ngư vẫn còn nhưng thực tế, vài năm trở lại đây lượng người học sụt giảm.
TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng Phòng Quản trị chiến lược Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM, cũng thừa nhận hệ vừa làm vừa học không còn sức hút như trước kia. Một thời gian dài, hệ đào tạo này bị buông lỏng, cứ thi là đậu, cứ đậu là được cấp bằng… Do đó, dẫn đến việc đào tạo tràn lan khiến hệ này không bảo đảm chất lượng.
Video đang HOT
Sinh viên Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM trong giờ thực hành
Trước tình hình này, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho biết các trường phải giảm chỉ tiêu hệ vừa làm vừa học theo lộ trình. Năm 2012, chỉ tiêu tại chức được xác định bằng 60% chỉ tiêu hệ chính quy, năm 2013 giảm còn 50% và sẽ tiếp tục giảm trong những năm tới.
Bộ trưởng cũng chỉ đạo các cơ sở đào tạo thực hiện quyết liệt các công việc nâng cao chất lượng tuyển sinh đầu vào; xây dựng và công bố chuẩn đầu ra, chương trình đào tạo, kế hoạch đào tạo; xây dựng các giải pháp nâng cao chất lượng hệ vừa làm vừa học. Bộ trưởng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố kiểm tra việc đào tạo hệ vừa làm vừa học tại địa phương.
Cạn kiệt nguồn liên thông
Những quy định mới về tuyển sinh liên thông (sinh viên tốt nghiệp 36 tháng mới được thi liên thông; sinh viên dưới 36 tháng phải thi chung kỳ tuyển sinh ĐH-CĐ) đã khiến hệ này sống dở chết dở.
Theo TS Nguyễn Tiến Dũng, năm 2012, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM có 300 hồ sơ dự thi vào hệ liên thông nhưng năm nay chỉ có vài chục hồ sơ. TS Trần Đình Lý cho biết Trường ĐH Nông Lâm TP HCM đang tính đến việc ngừng đào tạo hệ liên thông. “Quy định mới về liên thông khiến hệ này cạn kiệt nguồn tuyển. Do đó, trường sẽ ngưng đào tạo hệ này để tập trung cho hệ chính quy” – TS Lý nói.
TS Dũng băn khoăn tại sao lại phải quy định sinh viên tốt nghiệp 36 tháng mới được liên thông mà không là 24 tháng? Tại sao sinh viên vừa tốt nghiệp hệ CĐ lại phải thi chung với học sinh tốt nghiệp THPT để được liên thông? Đây là bất cập lớn cần phải tháo gỡ, nếu không thì hệ đào tạo này sẽ không thể tồn tại.
“Việc Bộ GD-ĐT bắt sinh viên hệ liên thông phải thi 3 chung đã gần như chặn lại con đường liên thông. Nguyên tắc cơ bản của đào tạo liên thông là tích lũy và công nhận. Do đó, nên để các trường thỏa thuận đối tượng liên thông, ký kết và xây dựng việc tổ chức đào tạo, quá trình đào tạo trên cơ sở công nhận lẫn nhau… Bộ chỉ nên ra điều kiện quản lý thay vì siết đầu vào như hiện nay” – TS Dũng đề nghị.
Nên bỏ hệ tại chức, liên thông?
PGS-TS Nguyễn Thiện Tống, Trường ĐH Bách khoa TP HCM, cho rằng Bộ GD-ĐT siết các hệ đào tạo ngoài chính quy là do thời gian qua, các trường đã tổ chức đào tạo những hệ này không chu đáo, không vì mục đích chất lượng mà chủ yếu là tìm nguồn thu, do đó mạnh ai nấy đào tạo.
Nếu 2 hệ này không được thực hiện đúng yêu cầu đặt ra thì bộ nên mạnh dạn cho ngừng đào tạo. Thay vào đó, áp dụng đào tạo tín chỉ để vận hành hình thức đào tạo bán thời gian. Với hình thức này, mọi đối tượng có nhu cầu học đều được ghi danh, nếu học đủ các môn và vượt qua các môn thi như sinh viên chính quy thì sẽ được cấp bằng mà không cần kỳ thi kiểm tra đầu vào.
Theo TS Nguyễn Tiến Dũng, việc học tập suốt đời chưa được thể hiện rõ. Người học chủ yếu để có bằng cấp đi làm mà chưa coi trọng việc học tập để nâng cao kiến thức. Do đó, cần tháo gỡ nhiều rào cản để mở rộng các đối tượng học tập.
Theo TNO
Hôm nay sẽ có kết luận về điểm sàn
Hôm nay (8.8), Hội đồng xác định điểm sàn xét tuyển ĐH, CĐ hệ chính quy năm 2013 của Bộ GD-ĐT sẽ họp để đưa ra kết luận chính thức về điểm sàn xét tuyển đối với từng khối thi A, A1, B, C, D.
Ảnh minh họa
Theo ông Ngô Kim Khôi, Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD-ĐT), phương án điểm sàn sẽ được tính toán dựa trên kết quả thống kê, phân tích dữ liệu điểm thi năm 2013 theo các nguyên tắc: đảm bảo đúng quy định của quy chế, đảm bảo chất lượng đầu vào và đảm bảo cơ cấu vùng miền, cơ cấu xã hội.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga khẳng định: "Điểm sàn cũng sẽ được tính toán để vừa đảm bảo nguồn tuyển tối ưu cho các trường vừa đáp ứng thí sinh có đủ năng lực theo học ĐH, CĐ".
Theo Thanhnien
Quảng Ngãi hỗ trợ giáo sư 350 triệu đồng Theo Nghị quyết 04/2013 do Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ngãi vừa ban hành về chính sách thu hút, khuyến khích nguồn nhân lực chất lượng cao và sinh viên tốt nghiệp đại học chính quy về công tác tại Quảng Ngãi được hỗ trợ cao nhất 350 triệu đồng với chức danh Giáo sư. Theo đó, ngoài một số chế độ...