Đào tạo ngành y dược ‘trăm hoa đua nở’, cảnh báo hậu quả khôn lường

Theo dõi VGT trên

Mùa tuyển sinh năm 2021 ghi nhận sự “trăm hoa đua nở” các ngành đào tạo về sức khỏe tại nhiều trường ĐH. Thậm chí, nhiều trường vốn có thế mạnh về kinh tế, xã hội cũng tham gia đào tạo các ngành y dược.

Đào tạo ngành y dược trăm hoa đua nở, cảnh báo hậu quả khôn lường - Hình 1

Sinh viên ngành y dược một trường đại học trong giờ học – Ảnh: NHƯ HÙNG

Mới nhất, Trường ĐH Hoa Sen vừa thông báo dự kiến mở mới 4 ngành liên quan đến lĩnh vực sức khỏe gồm răng hàm mặt, dược, kỹ thuật y sinh và quản lý bệnh viện du từ trươc đên nay trường này vốn có thế mạnh đào tạo các ngành kinh tế, nhà hàng khách sạn…

Mở 8 ngành mới liên quan sức khỏe

Nếu như trước đây, khối ngành sức khỏe chỉ có các trường chuyên về sức khỏe hay một số trường ĐH công lập, ĐH vùng đào tạo thì vài năm gần đây, số trường ngoài công lập được phép mở ngành, đào tạo nhóm ngành sức khỏe tăng lên rất nhiều. Trong sô cac trương tham gia “cuôc đua”, đang chu y la Trương ĐH quốc tế Hồng Bàng dự kiến mở đồng loạt 8 ngành mới liên quan đến lĩnh vực sức khỏe trong năm nay gôm: y học cổ truyền, kỹ thuật hình ảnh y học, sức khỏe răng miệng, hộ sinh, dinh dưỡng, chăm sóc bệnh trẻ em (điều dưỡng), kỹ thuật phục hồi chức năng, quản lý bệnh viện.

Trước đó, trường này đã mở ngành tuyển sinh, đào tạo các ngành y đa khoa, răng hàm mặt, dược, điều dưỡng. Như vậy, số ngành sức khỏe của trường này thậm chí còn nhiều hơn những trường chuyên đào tạo y dược khác như Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch hay Trường ĐH Y dược Cần Thơ.

Nhiều trường ĐH khác cũng tiếp tục lấn sân sâu hơn vào đào tạo ngành về lĩnh vực sức khỏe. Trong đó, Trường ĐH Văn Lang sẽ tuyển mới ngành y khoa và y học cổ truyền. Như vậy, trường này sẽ tuyển sinh, đào tạo 6 ngành khối sức khỏe, trong đó bao gồm những ngành đã mở trước đó là răng hàm mặt, dược, kỹ thuật xét nghiệm y học và điều dưỡng.

Trường ĐH Công nghệ TP.HCM cũng dự kiến mở mới 2 ngành khối sức khỏe là điều dưỡng và kỹ thuật xét nghiệm y học trong kỳ tuyển sinh năm nay. Hàng loạt trường ĐH khac cung đa được đào tạo ngành y đa khoa, dược như Trường ĐH Duy Tân, Phan Châu Trinh, Buôn Ma Thuột, Nguyễn Tất Thành, Nam Cần Thơ, Kinh doanh và công nghệ Hà Nội, Đại Nam…

Đào tạo ngành y dược trăm hoa đua nở, cảnh báo hậu quả khôn lường - Hình 2

PGS.TS Nguyễn Ngọc Khôi – trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Y dược TP.HCM – tư vấn cơ hội trúng tuyển ngành y đa khoa cho thí sinh trong chương trinh Tư vân tuyên sinh – hương nghiêp do bao Tuôi Tre tô chưc – Ảnh: DUYÊN PHAN

Nhiều băn khoăn

Ông Ngô Minh Xuân – hiệu trưởng Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch – cho rằng việc cho phép đào tạo nhóm ngành sức khỏe tràn lan là thực trạng đáng lo ngại. Ngành khoa học sức khỏe khá đặc thù nên nếu đầu vào thấp, quá trình đào tạo không thực sự chuẩn thì đầu ra cũng sẽ khó cao. “Đối với ngành y, dạy và học ở bệnh viện rất quan trọng, giúp sinh viên có kỹ năng cũng như va chạm với thực tế, chứ không chỉ có ở trường. Nên ngoài cơ sở vật chất, đội ngũ còn có kinh nghiệm tổ chức và phối hợp giảng dạy cùng y bác sĩ tại bệnh viện” – ông Xuân chia se.

Trong khi đó, ông Nguyễn Ngọc Khôi – trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Y dược TP.HCM – cho biết nhiều trường đào tạo sẽ có thêm nhiều lựa chọn cho thí sinh. Nếu điều kiện đảm bảo chất lượng khi thẩm định mở ngành được trường duy trì suốt quá trình đào tạo sẽ không có vấn đề gì. Chẳng hạn để mở ngành y – dược phải có các phòng thực hành thí nghiệm và tùy điều kiện mà số lượng sinh viên được tuyển mỗi khóa là bao nhiêu.

Tuy nhiên có trường hợp chỉ được cho phép tuyển 50 chỉ tiêu nhưng trường tuyển 100 – 200 chỉ tiêu, như vậy là không đảm bảo điều kiện chất lượng, người học không được thực hành đủ, nhất là với các ngành đặc thù đòi hỏi phải thí nghiệm thực hành nhiều như y, dược.

“Quan trọng là khâu hậu kiểm để giám sát chất lượng. Tôi biết có trường lúc mới mở đảm bảo chất lượng tốt nhưng càng về sau càng đông sinh viên, chất lượng không được đảm bảo như ban đầu. Không ít giáo sư lớn tuổi, họ có kinh nghiệm và kiến thức rất tốt nhưng liệu họ còn sức để dạy trực tiếp không hay chỉ đứng tên cho đủ điều kiện mở ngành, tuyển sinh?” – ông Khôi đặt vấn đề.

Cũng theo ông Khôi, với đặc thù ngành y, dạy ở trường chỉ là một phần, học ở bệnh viện mới quan trọng vì giúp sinh viên tiếp cận và học hỏi thực tế dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. “Trường ĐH Y dược TP.HCM có người làm ở hầu hết các bệnh viện nên sẽ đảm bảo sinh viên được hướng dẫn và học thực tế tại bệnh viện. Nếu trường không làm tốt việc hợp tác, sinh viên cũng mang tiếng đi bệnh viện nhưng chỉ để nhìn chứ không phải học thực tế, như thế sẽ khó có chất lượng” – ông Khôi nói thêm.

Cung quan tâm đên viêc hâu kiêm, ông Ngô Minh Xuân cho rằng liên bộ Y tế và GD-ĐT cần có giải pháp hậu kiểm để đảm bảo chất lượng.

“Bộ Y tế đang lấy ý kiến dự thảo thi chứng chỉ hành nghề đối với người tốt nghiệp y khoa. Đây cũng là giải pháp cần thiết để đánh giá chất lượng đào tạo, những người đủ điều kiện tham gia khám chữa bệnh. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là một bước chặn phía sau, trước đó phải có giải pháp giám sát chất lượng đào tạo. Nên có quy hoạch trường y để vừa đảm bảo đào tạo nguồn lực chất lượng, vừa tránh trường hợp khủng hoảng thừa như ngành sư phạm thời gian qua” – ông Xuân nói.

Video đang HOT

Ông Khôi cũng cho rằng khi có kỳ thi năng lực hành nghề, có thể không phải ai học y cũng đủ chuẩn khám chữa bệnh. “Khi đó sẽ có sự phân hóa dựa vào tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp được cấp chứng chỉ, đánh giá chính xác chất lượng đào tạo các trường chư không như hiện nay bằng cấp trường nào cũng như nhau” – ông Khôi nói.

Đào tạo ngành y dược trăm hoa đua nở, cảnh báo hậu quả khôn lường - Hình 3

Đồ họa: TẤN ĐẠT

Chất lượng không đảm bảo, hậu quả khôn lường

Đào tạo y khoa là lĩnh vực đặc thù, có ảnh hưởng và tác động lâu dài sau này. Nếu chất lượng đào tạo không đảm bảo, bác sĩ được đào tạo không chuẩn mực sẽ để lại những hậu quả khôn lường sau này bởi nó liên quan đến sức khỏe, khám và chữa bệnh cho con người” – ông Ngô Minh Xuân nhân xet.

Từ kinh nghiệm thực tế, một bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) cho biết ơ khoa nơi ông lam viêc co hướng dẫn sinh viên hai trường ĐH đào tạo y khoa, trong đó có một trường công tại TP.HCM và một trường ngoài công lập ở tỉnh.

Theo bac si nay, sinh viên trường công học ở bệnh viện liên tục và có năng lực tốt hơn rất nhiều, được người của bệnh viện giảng dạy trực tiếp bởi bác sĩ của khoa cũng là giảng viên của trường.

Trong khi đó, sinh viên trường ngoài công lập được một người từng làm ở bệnh viện gửi thực tập nên nhận và hầu như không có người đào tạo trực tiếp tại bệnh viện, thời gian tại bệnh viện cũng chỉ bằng 1/3. Do đó, chất lượng sinh viên ngành y của hai trường rất khác nhau.

Trương noi không mơ nganh theo phong trao

Đào tạo ngành y dược trăm hoa đua nở, cảnh báo hậu quả khôn lường - Hình 4

Trong giờ học của sinh viên ngành y dược – Ảnh: NHƯ HÙNG

Giải thích về việc “lấn sân” đào tạo khối ngành sức khỏe, ông Nguyễn Ngọc Huy – phó hiệu trưởng Trường ĐH Hoa Sen – cho biết sức khỏe là ngành đào tạo có điều kiện với sự thẩm định của liên bộ GD-ĐT và Y tế. Tập đoàn Nguyễn Hoàng và các trường thành viên của tập đoàn này có kinh nghiệm và khảo sát nhu cầu nhân lực khối ngành sức khỏe. Ông Huy nói trường không mở ngành theo phong trào.

Về điều kiện đảm bảo chất lượng, phòng thực hành thí nghiệm, ông Huy cho biết Tập đoàn Nguyễn Hoàng chuẩn bị đầu tư riêng một khu thực hành thí nghiệm hiện đại cho khối ngành sức khỏe. Trong đó có những phòng dùng chung cho các trường thành viên, có khu vực phòng riêng của mỗi trường.

Trong khi đó, đại diện một trường ĐH tại TP.HCM cho biết thực tế nhu cầu học một số ngành sức khỏe của thí sinh rất lớn trong khi điểm chuẩn vào một số trường chuyên y dược rất cao, vượt tầm của thí sinh. Thực tế ngành dược của trường tuyển sinh rất tốt so với mặt bằng chung các ngành khác trong trường, điểm chuẩn cũng tương đối, nhất là khi Bộ GD-ĐT áp điểm sàn cho khối ngành sức khỏe.

“Khi mở ngành, việc thẩm định các điều kiện đảm bảo chất lượng được thực hiện rất kỹ, trường đáp ứng được mới có quyết định cho phép mở ngành đào tạo. Do đó, chất lượng đào tạo cũng không có gì đáng lo ngại” – ông này nói.

Các nước đào tạo ngành y: chi phí “khủng”, nhiều thời gian

Đào tạo ngành y dược trăm hoa đua nở, cảnh báo hậu quả khôn lường - Hình 5

Sinh viên theo học ngành y ở Mỹ – Ảnh: US NEWS AND WORLD REPORT

Ở Mỹ, từ khi trở thành sinh viên đến lúc có thể hành nghề mất 11-15 năm tùy chuyên ngành. Bốn năm đầu tiên, sinh viên dành cho chương trình dự bị y khoa, được trang bị những kiến thức và kỹ năng cơ bản. Đây cũng là giai đoạn thử thách đầu tiên, một phần để sinh viên xem xét mình có thật sự phù hợp với ngành hay không.

Bốn năm tiếp theo, sinh viên tiếp tục với các học phần lý thuyết và thí nghiệm. Để được lên năm 3, sinh viên cần thi đậu kỳ thi bắt buộc USMLE-1. Hai năm cuối, sinh viên thực tập tại bệnh viện. Năm tư, sinh viên phải vượt qua kỳ thi USMLE-2 tiếp theo. “Cửa ải” cuối cùng là chương trình nội trú kéo dài 3 – 7 năm tùy chuyên ngành. Trong thời gian này, người học sẽ thi USMLE-3 và một số kỳ thi khác để lấy chứng chỉ hành nghề.

Trung bình chi phí đào tạo ra một bác sĩ lên đến 1,1 triệu USD (khoảng 25 tỉ đồng), bao gồm học phí người học đóng trong 11-15 năm học cùng hỗ trợ từ chính phủ. Theo thống kê, 83% sinh viên y khoa nợ trường khoản học phí từ 100.000 USD (khoảng 2,3 tỉ đồng) trở lên. Nếu là công dân Mỹ, khi học bác sĩ nội trú sẽ có lương.

Ở Pháp, sinh viên y khoa trải qua ít nhất 8 năm để trở thành bác sĩ, riêng bác sĩ phẫu thuật mất 11 năm. Chặng đường chia thành 3 giai đoạn. Giai đoạn 1 (PCEM) kéo dài 2 năm, tập trung chủ yếu vào các môn đại cương như hóa học, sinh lý, hóa sinh, tế bào học, phôi thai học, giải phẫu… Giai đoạn 2 (DCEM) dài 4 năm, trong đó có 3 năm thực tập tại bệnh viện theo một số chuyên ngành. Cuối giai đoạn, sinh viên phải thi một số bài kiểm tra, nếu đậu mới được đăng ký vào chuyên ngành.

Giai đoạn 3, sinh viên được cấp chứng nhận đã vượt qua chương trình DCEM có hai sự lựa chọn: bác sĩ y học thông thường hoặc chuyên gia y tế. Theo hướng bác sĩ thông thường, sinh viên sẽ qua chương trình đào tạo hai năm lý thuyết và thực hành tại các bệnh viện. Theo hướng chuyên gia y tế, ngươi hoc phải qua chương trình kéo dài 4-5 năm và có những cuộc thi cạnh tranh về phẫu thuật, gây mê, thuốc, sinh học và tâm thần học, sức khỏe cộng đồng…

Còn tại Úc, chương trình đào tạo bác sĩ y khoa được phân thành ba bậc. Thấp nhất với 5-6 năm là chương trình đào tạo cử nhân. Tiếp đó là chương trình đào tạo sau đại học dài 4 năm và thực tập, đào tạo nội trú tại bệnh viện 2-3 năm. Ở Singapore, để trở thành bác sĩ cũng phải qua 3 giai đoạn: 6 năm đại học, 1 năm định hướng, 2 năm sau đại học.

TRỌNG NHÂN

Se không con cư tôt nghiêp la thanh bac si

Đào tạo ngành y dược trăm hoa đua nở, cảnh báo hậu quả khôn lường - Hình 6

Bác sĩ thực hiện một ca mổ tại bệnh viện ở Q.Phú Nhuận, TP.HCM – Ảnh: DUYÊN PHAN

Vơi cac sinh viên năm hoc nay băt đâu theo hoc nganh y, khi ho ra trương thi cư không phai tôt nghiêp là đương nhiên se trơ thanh bac si, nhân viên y tê, ma con phai co thêm chưng chi hanh nghê.

Băng ĐH chi la điêu kiên cân

Trong buổi làm việc với chủ tịch hội đồng trường và hiệu trưởng các trường ĐH y dược trực thuộc vào tháng 9-2020, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết ngành y tế xác định lấy việc thi cấp chứng chỉ hành nghê là khâu đột phá để nâng cao chất lượng. Việc thi cấp chứng chỉ hành nghề này sẽ được thực hiện sớm khi Luật khám bệnh, chữa bệnh sửa đổi có hiệu lực. Trong giai đoạn đầu việc thi có thể ở mức độ khó vừa phải nhưng giai đoạn sau sẽ siết chặt, độ khó ngang với thi chứng chỉ hành nghề ở các nước tiên tiến. Không thể “mẹ hát con khen hay”, bác sĩ tốt nghiệp các trường ra đều được hành nghề như nhau.

Việc cấp chứng chỉ hành nghề có liên quan hội đồng y khoa. Hội đồng này sẽ hình thành toàn bộ hệ thống ngân hàng câu hỏi, đề thi. Mỗi câu hỏi là một kỹ năng thực hành. Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long, bên cạnh phát triển ngân hàng câu hỏi phải tiến hành song song với xây dựng các tài liệu hướng dẫn đi kèm. Ở các nước như Úc, Mỹ, muốn hành nghề y, nhân viên y tế phải thi cấp chứng chỉ, trong khi bằng ĐH chỉ là một căn cứ, môt điêu kiên cân.

Thưc hiên tư năm 2024

Về thời gian thực hiện cấp chứng chỉ hành nghề y khoa, ông Phạm Văn Tác – cục trưởng Cục Khoa học, công nghệ và đào tạo, Bộ Y tế – cho biết sẽ thực hiện thi và cấp chứng chỉ mới theo lộ trình, bắt đầu từ năm 2024.

“Sở dĩ từ năm 2024 là do việc này thực hiện theo Luật khám bệnh, chữa bệnh mới, sẽ được Quốc hội thông qua dự kiến vào tháng 10-2022, năm 2023 mới có hiệu lực thực hiện và sau đó là công tác chuẩn bị để tổ chức thi và cấp chứng chỉ hành nghề y khoa mới từ năm 2024, ban đầu có thể thi lý thuyết trước” – ông Tác thông tin chi tiêt.

L.ANH – M.GIANG

Ra soat ngay năng lực đao tao cua cac trương

Ông Phạm Văn Tác cung cho biết trước tình hình nhiều trường đang đua nhau mở ngành y dược, “trăm hoa đua nở” dẫn đến những lo ngại về chất lượng đào tạo, Cục Khoa học, công nghệ và đào tạo đang rà soát, xem số lượng các trường đã và sẽ mở mã ngành này, khả năng và quy mô đào tạo của trường… Dự kiến trong tháng 1 này cục sẽ có thống kê để đánh giá.

“Việc này cũng nhằm thực hiện yêu cầu của Thủ tướng. Tại Hội nghị công tác y tế vừa được tổ chức ở Hà Nội, Thủ tướng đã yêu cầu thực hiện chặt chẽ việc tuyển sinh đầu vào ngành y dược, không phải ở đâu cũng đào tạo bác sĩ, điều dưỡng, mà phải có điều kiện. Việc rà soát để thực hiện yêu cầu này của Thủ tướng” – ông Tác thông tin.

Trước đó, có ý kiến đề nghị các trường ngoài cơ sở đào tạo y dược khoa truyền thống muốn mở ngành này phải có ý kiến của Bộ Y tế. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa thực hiện, mà mới chỉ đưa vào dự thảo trong nghị định của Chính phủ.

Độ cao của học phí

Mùa tuyển sinh 2021, Trường ĐH Hoa Sen cho biết mở thêm 11 ngành mới, nâng tổng số ngành đào tạo lên 39.

Độ cao của học phí - Hình 1

Ảnh minh họa

Đại diện nhà trường cho biết, trong 11 ngành học mới, học phí ngành Răng-Hàm-Mặt là 180 triệu/năm; học phí ngành Dược học là 155 triệu/năm; học phí ngành Quản lý bệnh viện, Kỹ thuật Y sinh khoảng 60 triệu/năm. Các ngành còn lại học phí dao động từ 50-70 triệu/năm. Mức học phí này có thể nói là cao, khiến cho những gia đình có mức thu nhập thấp sẽ thấy...choáng.

Trước đó, ở mùa tuyển sinh 2020, câu chuyện học phí ngành y đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Điển hình, ngành Răng - Hàm - Mặt hệ chất lượng cao của khoa Y, ĐHQG TP HCM là 88 triệu đồng/năm. Học phí ngành Y khoa chất lượng cao của khoa Y là 65 triệu đồng và 55 triệu đồng đối với ngành Dược học chất lượng cao.

Học phí Trường ĐH Y - Dược TP HCM cũng gây choáng, khi tăng cao nhất gấp 5 lần so với những khoá trước, lên mức 30 - 70 triệu đồng/năm, tùy từng ngành.

Còn tại Trường ĐH Y Dược Cần Thơ, mức học phí bình quân tối đa là 24,6 triệu đồng/năm cho chương trình đại trà.

Trong nhóm các trường tư có đào tạo chuyên ngành Y, Dược thì cá biệt đối với ngành Răng - Hàm - Mặt tại Trường ĐH Hồng Bàng, mức học phí lên tới gần 200 triệu đồng.

Tại khoa Y - Dược (ĐHQG Hà Nội), mức học phí các ngành trong năm học 2020 - 2021 là 14,3 triệu đồng. Riêng học phí ngành Răng - Hàm - Mặt hệ Chất lượng cao là 60 triệu đồng/năm. Trường ĐH Y tế Công cộng có mức học phí dao động từ 9,8 - 14,3 triệu đồng/năm, tùy ngành...

Độ "cao" và sức "nóng" của học phí ngành y năm 2020 đã khiến Bộ GDĐT phải vào cuộc. Bộ này đã đề nghị Bộ Y tế xác minh vụ học phí trường y tăng gấp 5, qua đó cần cung cấp thông tin công khai cho xã hội và người học.

Cụ thể, Bộ GDĐT đề nghị Bộ Y tế theo chức năng quản lý nhà nước có văn bản đề nghị Trường ĐH Y Dược TP HCM báo cáo, thuyết minh rõ căn cứ xác định mức thu học phí, lộ trình tăng học phí phù hợp và việc đáp ứng các điều kiện tự chủ của trường để được tự xác định mức học phí theo quy định của Luật giáo dục ĐH sửa đổi.

Vậy học phí ngành y tăng bao nhiêu, tăng đến đâu là hợp lý? PGS. TS Ngô Minh Xuân, Hiệu trưởng Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch nói, học phí khối ngành y- dược quá thấp thì không thể đào tạo được nhân lực bậc cao và để sinh viên cạnh tranh trong khu vực. Đại diện nhiều trường khối ngành đào tạo sức khỏe thừa nhận, mức học phí khối ngành đào tạo sức khỏe ở các trường đại học hiện nay vẫn ở mức rất thấp so với các nước trên thế giới.

GS Nguyễn Văn Thanh, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Nguyễn Tất Thành cũng cho rằng, việc tăng học phí khối ngành y- dược là tất nhiên. Nhưng cơ sở thế nào thì cần có công trình chứng minh tăng bao nhiêu lần là phù hợp, sinh viên sẽ được tăng thụ hưởng cụ thể ra sao... Nếu cần thiết, cần thành lập nhóm giúp khảo cứu về điều này.

Còn theo lãnh đạo Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GDĐT), khi Luật yêu cầu công khai mức học phí từ khi tuyển sinh, thì việc một trường nào đó đặt ra mức học phí quá cao, không thuyết phục, không giải trình được... thì chắc chắn sẽ bị người học quay lưng.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Xem nhiều
Shipper giao hàng cho người đã... mất: Người trong cuộc hé lộ sự thật02:16Tiết mục biểu diễn văn nghệ mừng 20/11 của học sinh lớp 1 khiến dân tình "ngả mũ": Quá nể các cô giáo rồi!03:18"Con chúc cô bò nhanh như con cua" - Lời chúc 20/11 đặc biệt kèm những món quà có "1 không 2" của các em nhỏ vùng cao khiến hàng triệu người lịm tim01:39Shipper giao hàng nhưng chủ không có nhà, hành động của chú chó gây choáng: "Sao khôn dữ vậy"00:26"Bà hàng xóm" lén quay cảnh Chu Thanh Huyền đi ăn cỗ ở quê Quang Hải, lỡ miệng thốt ra 1 từ khiến cả họ đứng hình00:28Vừa làm bài tập xong, bé gái bất ngờ lăn đùng ra giữa nhà gào khóc, hàng xóm cũng vội vàng kéo sang hỏi thăm00:54Những món quà 20/11 độc đáo khiến dân mạng vừa bật cười vừa xúc động01:34Người đàn ông luôn ngồi ở cửa nhà đợi con gái làm ăn xa trở về: Đến năm thứ 5, khi cánh cửa mở ra tất cả không thốt nên lời00:39Xôn xao clip cô giáo mầm non cho cả lớp xếp hàng tát liên tiếp 1 bạn, lý do càng gây tranh cãi00:33Xúc động lời nhắn nhủ của người lính trẻ dành cho mẹ nơi quê nhà: "Má cố gắng gánh vác thay phần con nha, năm sau con về"01:09Anh chồng chăm 3 nàng công chúa sinh ba toát mồ hôi hột nhưng dân tình chỉ chú ý đến điều này02:28

Tin đang nóng

Shipper giao hàng cho người đã... mất: Người trong cuộc hé lộ sự thật
22:06:11 21/11/2024
Sao nam nổi tiếng toàn cầu bị tố lăng nhăng với nhiều cô gái, còn giả bộ ngây thơ trước khán giả
21:42:09 21/11/2024
Trịnh Sảng 'xuống sắc' sau ồn ào trốn thuế và bỏ rơi con
22:35:26 21/11/2024
Siêu phẩm ngôn tình hay đến mức khiến cả thành phố hết tắc đường, có người còn hoãn đám cưới để ở nhà xem phim
23:11:07 21/11/2024
Khoảnh khắc tái hợp đau lòng nhất thế giới, triệu trái tim như chết lặng
23:25:57 21/11/2024
NSND Thu Quế tuổi 54 sành điệu, NSND Tự Long tất bật chạy show
23:01:01 21/11/2024
Hôn nhân của Trịnh Gia Dĩnh và hoa hậu kém 22 tuổi giữa tin đồn đổ vỡ
22:28:37 21/11/2024
Nữ diễn viên hạng A bị chị em tốt trong showbiz nghỉ chơi sau khi vào viện tâm thần?
22:53:33 21/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Cách tập thể dục an toàn khi ở ngoài trời

Sức khỏe

07:31:27 22/11/2024
Nguyên nhân là do việc vận động làm gia tăng lưu lượng máu đến vỏ não trước trán (phần trước của thùy trán ảnh hưởng đến khả năng giải quyết vấn đề và cảm xúc). Lưu lượng máu được tăng cường trong quá trình tập thể dục, có thể giúp tăng...

Chỉ 1 bức ảnh, ông hoàng Kpop U40 khiến cõi mạng "gào thét"

Nhạc quốc tế

07:21:48 22/11/2024
Chiều 21/11, tài khoản dành cho fan của G-Dragon cập nhật bài đăng mới. Chỉ 1 tấm ảnh phím đàn, G-Dragon khiến cả MXH nổi bão.

Xưởng làm biển quảng cáo bốc cháy trong đêm, lan sang 2 nhà liền kề

Tin nổi bật

07:09:28 22/11/2024
Theo thông tin ban đầu, khoảng 23h ngày 21/11, một cơ sở làm biển quảng cáo tại hẻm 172/69/30 đường Phú Diễn (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) bất ngờ bốc cháy.

Bị chê "nghệ sĩ nổi tiếng mà ở ký túc xá", chị cả của show Chị Đẹp giải thích

Tv show

07:09:19 22/11/2024
Chị Đẹp Đạp Gió 2024 có sự đổi mới khi 30 chị đẹp tham gia chương trình sẽ cùng sinh hoạt chung trong không gian kí túc xá.

Mua bán ma túy kiếm lời, kẻ có nhiều tiền án lãnh án nặng

Pháp luật

07:03:18 22/11/2024
Sau khi chấp hành xong 3 bản án tù, Nguyễn Hoài Như không chịu hoàn lương mà tiếp tục mua bán ma túy. Hậu quả, Như bị bắt và bị tuyên phạt án chung thân.

Những hoạt động thú vị khi du lịch Hội An

Du lịch

06:56:17 22/11/2024
Phố cổ Hội An được bình chọn là một trong 25 thành phố tốt nhất thế giới, điều đó cho thấy sức hút của phố cổ chưa bao giờ hạ nhiệt .

Hoa hậu Quốc tế Thanh Thủy: Lên tiếng chính thức về hình ảnh đăng ký kết hôn, bật khóc nức nở vì lí do gì?

Sao việt

06:49:21 22/11/2024
Thanh Thuỷ chia sẻ tất tần tật cảm xúc trong đêm đăng quang cùng kỷ niệm trong thời gian chinh chiến Miss International tại Nhật Bản.

Góc khuất kinh hoàng của Kpop: Thực tập sinh nữ suy kiệt, tắt kinh vì nhịn ăn cắm đầu vào phòng tập

Sao châu á

06:44:30 22/11/2024
Các thực tập sinh phải trả giá bằng sức khỏe tuổi thanh xuân để trở thành ngôi sao Kpop. Sau nhiều năm, cơ thể họ kiệt quệ vì chế độ ăn kiêng và tập luyện phản khoa học.

Sự trở lại ngoạn mục nhất Hollywood: Lindsay Lohan - nàng công chúa sa ngã sao lại đẹp "ngộp thở" thế này

Sao âu mỹ

06:41:14 22/11/2024
Thời gian gần đây, Lindsay Lohan đã trở thành cái tên được săn đón khắp cõi mạng nhờ màn tái xuất không thể tuyệt vời hơn ở tuổi U40.

Ác liệt giao tranh sau tin Ukraine nã tên lửa ATACMS sang đất Nga

Thế giới

06:05:27 22/11/2024
Tỉnh Voronezh (Nga) cũng ghi nhận bị UAV Ukraine tấn công. Chính quyền địa phương tuyên bố rằng 5 UAV Ukraine đã tấn công một cơ sở công nghiệp dân sự ở Voronezh, gây ra hỏa hoạn.

Nhà sản xuất Võ Thanh Hòa: "Tôi không hù dọa khán giả để bán vé"

Hậu trường phim

06:04:59 22/11/2024
Nhà sản xuất Võ Thanh Hòa chia sẻ quá trình thực hiện Linh miêu: Quỷ nhập tràng , những tham vọng về vũ trụ phim linh dị dân gian , quan điểm về dự thảo tăng thuế với sản phẩm phim ảnh.