Đào tạo ngành đặc thù: Chất lượng gắn với nhu cầu xã hội
Các ngành đào tạo theo cơ chế đặc thù đã phát huy được hiệu quả từ ưu thế của chương trình, hoạt động đào tạo; giúp sinh viên (SV) tối ưu hóa việc học tập cũng như tiếp cận nhanh với môi trường nghề nghiệp.
Sinh viên Trường ĐH Nguyễn Tất Thành khởi nghiệp Dự án “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong an ninh không gian mạng”.
Gắn kết chặt chẽ với doanh nghiệp
Nguyễn Thị Hương, SV ngành Quản trị khách sạn, Khoa Du lịch và Việt Nam học, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành (TPHCM), cho biết, bản thân đã thay đổi tích cực khi theo học ngành đào tạo theo cơ chế đặc thù. Không chỉ được giảng dạy bởi các giảng viên giỏi chuyên môn, nhà trường còn đầu tư khu thực hành khách sạn đạt chuẩn 4 và 5 sao, giúp SV trải nghiệm công việc như một nhà quản trị thực thụ.
“Chúng em được thụ hưởng nhiều điều kiện khác biệt. Trong đó có việc được đi thực tập tại các khách sạn đạt chuẩn 4, 5 sao tại TPHCM và doanh nghiệp trong, ngoài nước. Chương trình học được chuẩn hóa và cập nhật theo hướng quốc tế để khi ra trường SV có đầy đủ kiến thức, kỹ năng cần thiết” – Nguyễn Thị Hương chia sẻ.
Cũng là SV học ngành đào tạo theo cơ chế đặc thù, Nguyễn Nhật Huy, SV lớp Kỹ thuật phần mềm K43, Trường ĐH Khoa học, ĐH Huế cho biết, mình được thụ hưởng môi trường học tập tốt, hội tụ những SV xác định rõ chuyên ngành ngay từ khi bước chân vào ĐH.
Theo học ngành Quản trị nhà hàng & Dịch vụ ăn uống, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Luân cảm nhận khác biệt đầu tiên là cơ sở vật chất, trang thiết bị học tập hiện đại. Ngành Quản trị nhà hàng & Dịch vụ ăn uống được bố trí một không gian lớn để làm phòng tiệc và quầy bar, một gian bếp với đủ trang thiết bị như một nhà hàng cao cấp. Đặc biệt, phòng thực hành có mọi thứ mà một nhà hàng cần dùng.
“Em rất thích những giờ thực hành vì được chế biến món ăn, thức uống, tự bày trí, phục vụ… Quá trình học, thầy cô đến từ khách sạn, nhà hàng giảng dạy nhiều bài học thú vị, thực tế. Với ngành học đào tạo theo cơ chế đặc thù, SV được tiếp xúc nhiều với thực tế, giao lưu với doanh nghiệp, tham quan kiến tập những nơi sau này có thể mình sẽ làm việc. Trong thời gian thực tập tại doanh nghiệp, chúng em mạnh dạn, tự tin và năng động hơn rất nhiều”, Nguyễn Luân cho biết.
Video đang HOT
SV tốt nghiệp từ ngành đào tạo theo cơ chế đặc thù cũng được doanh nghiệp đánh giá cao cả về kiến thức, kĩ năng và thái độ. Theo ông Nguyễn Văn Mỹ – Chủ tich HĐQT Công ty Du lịch Lửa Việt, mô hình đào tạo theo cơ chế đặc thù giúp “tam giác” nhà trường, SV, doanh nghiệp có mối quan hệ bình đẳng, tác động qua lại, thúc đẩy, hỗ trợ lẫn nhau, cùng có lợi.
“Doanh nghiệp Du lịch Lửa Việt đã tham gia góp ý chương trình đào tạo, giảng dạy tại Khoa Du lịch và Việt Nam học, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành; đồng thời hỗ trợ thực tập, tiếp nhận SV khi tốt nghiệp. Học với các doanh nhân, nhất là những người lãnh đạo chủ chốt, nhà tuyển dụng, SV được truyền lửa nghề, có thể hỏi thêm về thực tế… Công ty đang khuyến khích SV thực tập quanh năm để có thêm kinh nghiệm, học gắn với hành. Việc chủ động tham gia hợp tác đào tạo với nhà trường cũng giúp chúng tôi có nguồn nhân lực dự trữ, tuyển chọn nhân viên từ xa (khi SV chưa tốt nghiệp) để đầu tư, huấn luyện tập sự” – ông Nguyễn Văn Mỹ thông tin.
SV ngành Khách sạn Trường ĐH Nguyễn Tất Thành thực tập tại Khách sạn Central Palace.
Tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm cao
Trường ĐH Khoa học, ĐH Huế đang đào tạo ngành Kỹ thuật phần mềm theo cơ chế đặc thù. TS Trần Thanh Lương, Trưởng phòng Đào tạo ĐH và Công tác SV, cho biết: SV được học tập trong môi trường có gắn kết với các doanh nghiệp. Doanh nghiệp cùng tham gia đào tạo khoảng 30% tổng khối lượng toàn khóa học. Chương trình được thiết kế theo mô-đun nhằm tối ưu hóa việc học tập của SV cũng như tiếp cận nhanh với môi trường nghề nghiệp. SV được tạo điều kiện để thực hành trong môi trường của doanh nghiệp. Đặc biệt, theo học ngành này, SV có cơ hội tìm kiếm việc làm cao.
Hiện nay, nhu cầu tuyển dụng cần khoảng 250 nghìn lao động trong lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT), nhưng mỗi năm thị trường chỉ cung cấp được khoảng 32 nghìn em. “Tại Thừa Thiên – Huế, hiện có khoảng 2.000 nhân lực CNTT và nhu cầu nhân lực đến 2025 khoảng 10 nghìn người. Trong lĩnh vực CNTT, kỹ thuật phần mềm là ngành then chốt và chiếm hơn 50% nhu cầu năng lực. Mức thu nhập bình quân cho mỗi nhân sự mới ra trường từ khoảng 75 – 100 triệu đồng mỗi năm” – TS Trần Thanh Lương thông tin.
Trường ĐH Du lịch – ĐH Huế hiện đào tạo theo cơ chế đặc thù 4 ngành: Du lịch, Quản trị khách sạn, Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành. Theo PGS.TS Nguyễn Đức Cường, Phó Trưởng khoa Du lịch, điểm khác biệt nổi bật của các chương trình đào tạo theo cơ chế đặc thù là tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường với doanh nghiệp và các chuyên gia trong quá trình đào tạo.
Từ đó, tăng cường năng lực thực tiễn và khả năng thích ứng nhanh với nhu cầu công việc ngay sau khi SV tốt nghiệp bằng việc gia tăng thời gian thực hành, thực tập tối thiểu là 50% tổng thời lượng chương trình đào tạo. Tỷ lệ SV Trường ĐH Du lịch – ĐH Huế ra trường tìm được việc làm là trên 90%, bởi chất lượng đào tạo đã đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp và thị trường lao động du lịch hiện nay.
Theo TS Trần Ái Cầm – Hiệu trưởng Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, trường đang tổ chức đào tạo theo cơ chế đặc thù các ngành: Quản trị khách sạn, Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống, Du lịch, CNTT, Mạng máy tính truyền thông dữ liệu, Kỹ thuật phần mềm. Năm học 2021 – 2022, trường dành 540 chỉ tiêu cho các ngành thuộc lĩnh vực CNTT và 1.050 chỉ tiêu cho các ngành đào tạo thuộc lĩnh vực du lịch.
“Với triết lý đào tạo thực học – thực hành – thực danh – thực nghiệp, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành gắn kết mạnh mẽ với trên 400 doanh nghiệp, tập đoàn, hiệp hội nghề nghiệp trong lĩnh vực CNTT và du lịch, nhà hàng, khách sạn. Công tác đào tạo đặc thù gắn kết chặt chẽ với các doanh nghiệp, từ tham gia góp ý cho chương trình đào tạo; tổ chức giảng dạy các học phần kiến tập, thực tập tại doanh nghiệp; sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị, phần mềm của doanh nghiệp để phục vụ thực hành.
Trường xây dựng đội ngũ giảng viên đến từ doanh nghiệp; thỏa thuận với doanh nghiệp về việc tuyển dụng SV tốt nghiệp; đồng thời, phối hợp với doanh nghiệp, hiệp hội nghề nghiệp thực hiện công tác dự báo nhu cầu về số lượng, yêu cầu về chất lượng đối với nhân lực lĩnh vực du lịch và CNTT trên thị trường lao động. Tỷ lệ SV tốt nghiệp có việc làm của các ngành đặc thù của nhà trường hàng năm luôn đạt trên 90%” – TS Trần Ái Cầm cho hay.
“Theo học ngành đào tạo theo cơ chế đặc thù, em được tiếp xúc với kiến thức thực tế qua những buổi học do doanh nghiệp giảng dạy; qua đó chuẩn bị nền tảng kiến thức, kỹ năng vững vàng để có thể tự tin gia nhập thị trường lao động” - Nguyễn Nhật Huy cho hay.
Nếu mức trần học phí trường công quá thấp thì khó giữ chân giảng viên giỏi
Các trường công đáp ứng các điều kiện tự chủ hoàn toàn thì có thể tự xác định mức học phí.
Câu chuyện có nên quy định mức trần học phí đối với giáo dục đại học nhất là khi các cơ sở giáo dục đại học đang ngày càng thực hiện tự chủ "sâu" đang là chủ đề nóng nhất là khi Bộ Giáo dục và Đào tạo đang xây dựng dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 86/2015 về quy định cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015-2016 đến năm học 2020-2021.
Chia sẻ với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Phó giáo sư Lê Thị Thu Thủy - Chủ tịch Hội đồng trường, Trường Đại học Ngoại thương cho rằng, mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định 60/2021/NĐ-CP về cơ chế tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập, theo đó cơ chế tài chính có khác nhau giữa trường tự chủ và trường chưa tự chủ. Hai nhóm trường này sẽ có những đặc điểm khác nhau về nguồn thu và triển khai hoạt động.
"Theo tôi, các trường công đáp ứng các điều kiện tự chủ hoàn toàn thì có thể tự xác định mức học phí trên cơ sở chi phí đào tạo và đảm bảo chất lượng tương xứng. Đi cùng với việc tự xác định mức học phí Nhà trường cũng phái có trách nhiệm công khai các điều kiện đảm bảo chất lượng, các chính sách về học bổng, miễn giảm học phí...Với việc công khai này các trường cũng không thể xác định mức học phí quá cao so với chi phí đào tạo thực tế.
Còn với các trường chưa tự chủ hoàn toàn, còn có đầu tư từ Ngân sách, Nhà nước có thể quy định mức trần học phí tương ứng với mức độ tự chủ của các trường thuộc nhóm này. Trong khung học phí đó, các trường sẽ tự xác định mức học phí tương xứng với chất lượng đào tạo của mình. Điều này cũng giúp các trường chuẩn bị dần các điều kiện để tiến tới tự chủ hoàn toàn", Phó giáo sư Lê Thị Thu Thủy nêu quan điểm.
Đồng tình với quan điểm của Chủ tịch Hội đồng trường Trường Đại học Ngoại thương, Phó giáo sư Võ Văn Minh - Chủ tịch Hội đồng trường Trường Đại học Sư phạm (Đại học Đà Nẵng) cũng cho rằng, đối với trường công đã tự chủ hoàn toàn thì trao quyền cho các trường tự xác định giá dịch vụ và quyết định mức học phí để đảm bảo chất lượng. Còn đối với các trường chưa đạt tới "tự chủ hoàn toàn" thì cần phải có mức trần vì rõ ràng còn đang sử dụng ngân sách nhà nước.
Ảnh minh họa: Tạp chí Tài chính
"Vấn đề là mức trần bao nhiêu và phải theo từng khối ngành mới hợp lý. Ví dụ mức trần đối với lĩnh vực Y khoa, Kỹ thuật hay Khoa học (Lý, Hóa, Sinh) thì phải khác với lĩnh vực Khoa học xã hội và nhân văn", thầy Minh nói.
Tiến sĩ Nguyễn Viết Thịnh - Chủ tịch Hội đồng trường của Trường Đại học Tiền Giang cũng cho rằng, đối với trường đại học đã được tự chủ hoàn toàn ở mức cao nhất thì không nên quy định trần học phí bởi bản thân người học sẽ quyết định nên học ngành nào của trường đó hay không. Còn đối với các trường chưa tự chủ thì nên có mức trần nhưng cần thông thoáng hơn.
Cùng quan điểm này, một số Chủ tịch Hội đồng trường cũng cho rằng các trường chưa tự chủ hoàn toàn thì việc áp dụng mức trần là cần thiết. Điều nay sẽ giúp giải quyết 2 vấn đề. Một là để cân đối lộ trình, tránh các trường lạm dụng trong việc tăng học phí nhảy vọt gây nhiều xáo trộn cho việc tiếp cận giáo dục đại học của người dân. Hai là các cơ quan quản lý sẽ nghiên cứu ở phương diện tiếp cận mức thu phù hợp với định hướng, chính sách an sinh xã hội và thu nhập của người dân.
Tuy nhiên việc tính toán mức trần cũng cần phải tính đến việc duy trì chất lượng giáo dục đại học và hội nhập với khu vực và thế giới. Bởi nếu các trường không có đủ nguồn lực thì không thể hội nhập được và khiến bản thân các cơ sở giáo dục công khó giữ chân được giảng viên bởi lẽ khối tư nhân chi trả lương và thu nhập cao để thu hút người giỏi về làm việc. Do đó, nếu các trường không có nguồn lực và không có cơ chế chi trả tốt thì không thể giữ chân giảng viên được. Trường mà không giữ được thầy giỏi thì không thể nói tương lai sẽ đào tạo tốt được.
Bên cạnh đó có luồng ý kiến khác cho rằng, nên quy định mức trần học phí đối với trường công tự chủ vì đối với các trường công thì sứ mệnh chung là sự nghiệp giáo dục và đào tạo, nên việc định mức thu học phí ở mức vừa phải, thấp hơn hoặc tối đa bằng mức trần mà nhà nước quy định, là việc làm cần thiết nhằm hướng đến tạo cơ hội, bình đẳng trong giáo dục cho tất cả người học (kể cả những người có hoàn cảnh khó khăn) đều có thể tiếp cận được những ngành học ở trường công mà mình dự định sẽ theo học.
Và để thuyết phục được các trường công thì mức trần học phí cần tính đủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp, chi phí quản lý, chi phí khấu hao tài sản cố định và chi phí khác theo quy định của pháp luật về giá nhằm đảm bảo nguồn thu đủ bù đắp chi phí đào tạo. Mức trần cũng nên thay đổi theo từng năm học để dự phòng tỷ lệ lạm phát hằng năm như Nghị định 86/2015/NĐ-CP trước đây.
Đại học Văn Lang mở ngành Du lịch, tuyển sinh từ năm học này Trường Đại học Văn Lang TP.HCM vừa thông báo tuyển sinh khóa đầu, ngành Du lịch bằng phương thức xét tuyển học bạ trong tháng 8.2021. Vốn có uy tín đào tạo Du lịch trong 25 năm qua với các ngành Quản trị Khách sạn, Quản trị Dịch vụ Du lịch và lữ hành, Quản trị Nhà hàngvà dịch vụ ăn uống, mới...