Đào tạo nâng cao kỹ năng nghề giúp doanh nghiệp “giữ chân” người lao động
Chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng trình độ, kỹ năng giúp doanh nghiệp giữ chân người lao động. Người lao động được nâng cao tay nghề và duy trì việc làm trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19.
Kỹ năng tin học thay hướng dẫn miệng
Làm việc tại phòng in của công ty TNHH Hoàn Mỹ, Tạ Hữu Chiến là một trong những lao động được đào tạo Tin học văn phòng, trong khóa đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 theo Nghị quyết 68/NQ-CP.
Tạ Hữu Chiến trong buổi học.
Hữu Chiến cho biết, trước đây anh em công nhân chủ yếu sử dụng máy in đời cũ, còn bây giờ với công nghệ mới, sử dụng công nghệ in phun xử lý bằng máy vi tính. Công nghệ thay đổi nhiều nên trong quá trình làm việc, luôn phải có bản tiêu chuẩn, hướng dẫn công việc cho công nhân. Vì vậy, cần thiết phải sử dụng máy tính để thiết kế các bản mô tả công việc.
“Khi chưa có lớp học này, việc hướng dẫn cho công nhân chủ yếu bằng miệng, anh em dễ quên và việc đào tạo người mới gặp nhiều khó khăn. Nhưng khi tất cả các kỹ thuật viên, trưởng bộ phận, công nhân đều được đào tạo về máy tính, thì rất thuận tiện cho việc thiết kế các mô tả, hướng dẫn tiêu chuẩn thao tác”, Chiến cho biết.
Bạn Nguyễn Thị Ngọc Thanh, nhân viên phòng Hành chính – nhân sự từng học đại học, nhưng chủ yếu được học về chuyên ngành, những kỹ năng về tin học không được ứng dụng nhiều, chủ yếu phải tự học thêm bên ngoài.
“Công việc hàng ngày của tôi sử dụng tin học văn phòng rất nhiều. Ví dụ như Word, Powerpoint, Excel. Lớp học tin học văn phòng này giúp tôi nâng cao tốc độ làm việc, như hiệu quả công việc.
Với tốc độ chuyển đổi số như hiện nay, tôi cần nâng cao tay nghề nhiều hơn nữa, không chỉ dừng lại ở trình độ chuyên môn hiện tại. Tôi hy vọng sẽ được nhiều kỹ năng mới hơn để đáp ứng yêu cầu công việc ngày càng cao”, Thanh nói.
Lớp học Tin học văn phòng cho 71 lao động.
Bạn Vũ Thành Chung – công nhân công ty TNHH Bao bì Atlantic, được đào tạo nghề Cơ điện tử cho biết: “Qua quá trình đào tạo này, chúng tôi biết cách vận hành máy tốt hơn, sản phẩm chất lượng hơn. Những buổi học giúp nâng cao tay nghề. Trước kia chúng tôi chỉ được đào tạo để vận hành sơ bộ, biết chạy máy thôi. Qua khóa đào tạo này, chúng tôi biết sâu hơn về cách máy vận hành, xử lý máy móc”.
Phó tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp thăm buổi đào tạo tại công ty TNHH Bao bì Atlantic.
Thầy Triệu Đình Sơn – Phó trưởng khoa Điện tử – Điện lạnh, trường Cao đẳng Cơ khí nông nghiệp nhận định, cái khó trong đào tạo tại nhà trường là không được ứng dụng với sản ph ẩm thực tế, công việc cụ thể, mà còn dạy chung chung.
Video đang HOT
Nhưng đào tạo ngay tại doanh nghiệp thì máy móc vẫn thế, nhưng gắn được với sản phẩm, chúng tôi hướng dẫn học viên làm ra sản phẩm cụ thể. Có những học viên không biết gì về chuyên môn, nhưng sau quá trình học, các bạn đã biết cách xử lý sự cố trong dây chuyền sản xuất.
Trường nghề góp phần vào tăng trưởng của doanh nghiệp
Chia sẻ bên lề sự kiện khai giảng, TS. Nguyễn Xuân Thủy – Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cơ khí nông nghiệp cho biết, các đối tượng người lao động tại doanh nghiệp, lãnh đạo các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đánh giá nhà trường cũng đang góp phần vào sự tăng trưởng của doanh nghiệp.
TS. Nguyễn Xuân Thủy.
“Việc đào tạo này có đặc điểm cơ bản là chúng tôi phải đào tạo theo nhu cầu của người sử dụng lao động tại doanh nghiệp. Tất cả những vấn đề mà doanh nghiệp yêu cầu Hội đồng Sư phạm nhà trường, các khoa chuyên môn chúng tôi đều ngồi lại cùng với doanh nghiệp để xác định rõ nội dung cần đào tạo.
Đào tạo tại doanh nghiệp đòi hỏi sự linh hoạt: linh hoạt về chương trình, nội dung, thời gian đào tạo… để không ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất hay hoạt động của doanh nghiệp. Việc này chúng tôi đã phối hợp rất tốt với các doanh nghiệp trong thời gian qua”, ông Thủy đánh giá.
Vị Phó hiệu trưởng nhận xét, chất lượng của người lao động được thể hiện tại doanh nghiệp qua các yếu tố: kết quả của khóa đào tạo, sự thích ứng của người lao động trong doanh nghiệp sau khi kết thúc khóa đào tạo, chuyển đổi quá trình đào tạo vào chính doanh thu, kết quả sản phẩm của người lao động tạo ra cho doanh nghiệp.
Qua đánh giá của các doanh nghiệp tại tỉnh Vĩnh Phúc mà nhà trường đã thực hiện đào tạo, 100% người lao động sau khi kết thúc khóa đào tạo thích ứng được với sự chuyển đổi của doanh nghiệp.
Buổi thực hành cân bằng động bánh xe tại trường Cao đẳng Cơ khí nông nghiệp.
Tuy nhiên, việc đào tạo cho người lao động thất nghiệp và chuẩn bị mất việc vẫn còn một số vướng mắc. Ví dụ như việc xác định vị trí việc làm cho người lao động sau khi kết thúc khóa đào tạo. Hiện nay các doanh nghiệp vẫn còn một số lúng túng. Với các cơ quan quản lí, đây là một vấn đề mới.
Việc phê duyệt số lượng người lao động đã được đóng bảo hiểm để tham gia vào các khóa đào tạo này vẫn chưa thống nhất, có thể những văn bản vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể để các cơ quan quản lý áp dụng.
Việc tìm hiểu các văn bản, chính sách vẫn còn có độ trễ nhất định, chưa thể đáp ứng được nhu cầu kịp thời tổ chức đào tạo của doanh nghiệp và nhà trường.
Ông Đỗ Năng Khánh – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp chia sẻ thêm: “Trước kia, quỹ bảo hiểm thất nghiệp cũng có đề cập đến những chính sách đào tạo lại, nhưng chưa thực hiện được vì những điều kiện rất khó khăn.
Trong bối cảnh dịch bệnh, chính sách này được chúng tôi đưa lên một tầm mới mang tính cải cách rất lớn, với những điều kiện thuận lợi, làm sao giúp cho người sử dụng lao động giữ chân được người lao động, giúp cho người lao động nâng cao kỹ năng nghề và duy trì được việc làm.
Chúng tôi muốn dịp này là một cuộc cách mạng thay đổi hẳn về công tác đào tạo lại cho doanh nghiệp. Từ xưa đến nay, chúng tôi chưa sử dụng được nội dung chi này trong quỹ bảo hiểm thất nghiệp, nhưng bằng những bài học, tôi hi vọng rằng chính sách số 3 sẽ thành công. Chúng tôi đưa thành một chính sách mang tính ổn định, lâu dài để gắn kết công tác đào tạo lại cho người lao động trong các doanh nghiệp.
Từ góc nhìn phía doanh nghiệp, ông Nguyễn Anh Tuấn – Giám đốc công ty TNHH Hoàn Mỹ cho rằng, đây là cơ hội để doanh nghiệp tiếp cận với các chương trình đào tạo cần thiết.
Ông Nguyễn Anh Tuấn.
“Trong khi dịch bệnh diễn ra, doanh nghiệp chúng tôi cũng đã phải giảm cắt sản xuất, quay sang đào tạo con người, đào tạo đội ngũ. Với áp lực là phải thay đổi môi trường làm việc.
Chúng tôi không phải làm một chương trình đào tạo mà làm rất nhiều chương trình cùng một lúc. Và chúng tôi nhận thấy là nếu chỉ một mình doanh nghiệp làm thôi thì không ổn, phải có sự đồng hành của nhà nước và các cơ quan chức năng.
Chúng tôi mong muốn là người lao động không phải bỏ chúng tôi đi. Qua những phương thức mới, kiến thức mới này thì công ty được hưởng lợi từ việc tăng năng suất của người lao động. Người lao động được cải thiện phương pháp làm việc và thu nhập.
Chính sách đào tạo này có thể là bước đầu tiên để chúng ta tránh được việc đứt gãy chuỗi lao động”.
Ngành lắp ráp, sửa chữa máy tính: Học nhanh, thu nhập ổn định
Dù nghề lắp ráp, sửa chữa máy tính không còn quá "hot" như trước đây nhưng vẫn là một trong những ngành được nhiều học sinh nam lựa chọn theo học.
Học xong có việc làm ngay
Vì gia đình khó khăn nên ngay sau khi tốt nghiệp THCS, Nguyễn Công Thiện (sinh năm 2001) quyết định không học lên THPT mà học nghề Công nghệ thông tin ở trường Trung cấp Nguyễn Tất Thành.
Đến năm 2018, chàng trai 17 tuổi đã đạt được thành tích đầu tiên là giải Ba kỳ thi tay nghề Quốc gia nghề Lắp cáp mạng thông tin.
Năm 2019, khi mới 18 tuổi, Thiện đã có nghề nghiệp với thu nhập ổn định tại một công ty máy tính ở quận Gò Vấp (TPHCM), chuyên lắp ráp máy tính, thi công mạng, xử lý những vấn đề về mạng.
Đồng thời, Thiện còn được trường mời làm trợ giảng, hướng dẫn cho những thế hệ sinh viên tiếp theo chuẩn bị cho những cuộc thi tay nghề trong nước. Công việc này vừa giúp Thiện nâng cao tay nghề cho mình vừa tăng thêm thu nhập.
Theo ông Mai Hoàng Lộc, Trưởng khoa Công nghệ thông tin - Tự động hóa trường Trung cấp Nguyễn Tất Thành, ngành Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính là nghề khá quen thuộc trong nhóm ngành công nghệ thông tin, chuyên về phần cứng và ứng dụng nghề rất đa dạng.
Điểm đặc biệt là hệ trung cấp đào tạo từng nghề riêng biệt nên sinh viên chỉ mất 1,5 - 2 năm học có thể ra nghề, tính ứng dụng cao nên có thể làm được việc ngay, thu nhập ổn định từ sớm.
Sinh viên trung cấp nghề lắp ráp, sửa chữa máy tính thường ra trường sớm, có công việc ngay và thu nhập ổn định (Ảnh minh họa: Trường TC Nguyễn Tất Thành).
Về nhu cầu nhân lực ngành này, ông Trần Anh Tuấn - Phó chủ tịch Hội Giáo dục nghề nghiệp (GDNN) TPHCM đánh giá, nguồn đào tạo của các trường không theo kịp nhu cầu nhân sự của các doanh nghiệp.
Ông Trần Anh Tuấn cho rằng công nghệ thông tin là ngành chủ lực trong 8 nhóm ngành trọng điểm của TPHCM.
"Nhu cầu nhân sự của ngành không cần bàn học xong có việc làm hay không, vì quá thiếu nhân lực" - ông Tuấn nói.
Định hướng kinh tế kỹ thuật số là mũi nhọn của TPHCM đã thúc đẩy ngành công nghệ thông tin phát triển rất mạnh mẽ, các doanh nghiệp trong và ngoài nước dồn sức đầu tư ngành này nhiều khiến nhu cầu nhân sự tăng hàng năm với tốc độ rất cao.
Theo Phó chủ tịch Hội GDNN TPHCM, nhu cầu nhân lực ngành này có ở tất cả các trình độ nghề, từ trung cấp đến sau đại học. Trong đó, nhu cầu nhân lực trình độ trung cấp chiếm khoảng 30%.
Nghề có nhiều vị trí làm việc
Theo ông Mai Hoàng Lộc, kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính là một khái niệm khá rộng, với nhiều kỹ năng khác như: Tin học trong văn phòng; Lắp ráp sửa chữa, cài đặt, bảo trì nâng cấp máy tính; Thiết kế, khai thác, cài đặt các dịch vụ mạng internet; Quản lý và bảo trì hệ thống mạng; Cài đặt phần mềm; Thiết kế mạng cục bộ...
Ngoài sửa chữa máy tính, sinh viên ngành này còn học kỹ năng lắp ráp hệ thống mạng (Ảnh minh họa: Trường TC Nguyễn Tất Thành).
Ngoài ra, sinh viên còn học nhiều kiến thức cơ bản như: Phân tích mạch điện bên trong máy tính và các thiết bị ngoại vi; Phương pháp thiết kế và thay thế linh kiện trong máy tính, máy in; Cấu tạo, nguyên lý làm việc và các chỉ tiêu cơ bản của các loại mạch điện...
Khi học ngành này, sinh viên có thể sửa chữa, thay thế được các mạch điện trong máy tính để bàn, laptop và các thiết bị ngoại vi; Lắp đặt mới, kiểm tra sự cố kỹ thuật, sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống cáp ngoại vi trong hệ thống mạng internet...
Nhờ được học nhiều kỹ năng có tính ứng dụng thực tế, sinh viên ngành lắp ráp, sửa chữa máy tính có thể đảm nhận nhiều vị trí làm việc khác nhau khi ra trường, như nhân viên lắp ráp, bảo trì, sửa chữa máy tính trong các xưởng; Nhân viên kỹ thuật trong các doanh nghiệp; Nhân viên tổ chức điều hành và quản lý các quá trình sản xuất, dịch vụ sửa chữa liên quan đến thiết bị điện tử...
Sinh viên ngành Kỹ thuật lắp ráp, sửa chữa máy tính cũng dễ khởi nghiệp bằng cách mở cửa hàng dịch vụ (Ảnh minh họa: Trường TC Nguyễn Tất Thành).
Ngoài ra, ngành lắp ráp, sửa chữa máy tính có ứng dụng thực tiễn rất cao nên sinh viên ngành này rất dễ khởi nghiệp bằng cách mở cửa hàng cung cấp dịch vụ này.
Loại hình cửa hàng này xuất hiện ở khắp nơi, từ các làng xã nông thôn cho đến các trung tâm đô thị sầm uất như TPHCM và đối tượng khách hàng rất lớn.
Hiện máy tính, laptop ngày càng phổ biến, hầu như gia đình nào cũng có nên nhu cầu sửa chữa và lắp ráp máy tính càng lớn, các cửa hàng kinh doanh dịch vụ này càng có đất sống.
Giúp phân luồng học sinh, nâng cao chất lượng lao động Thông tin Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thí điểm đào tạo nghề cao đẳng cho học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở ở 10 ngành nghề chất lượng cao được xem là thông tin tích cực của giáo dục nghề nghiệp. Tuy nhiên, việc triển khai thế nào, hiệu quả ra sao cũng là điều mà nhiều phụ...