Đào tạo lại giảng viên chưa đủ chuyên môn
Ngày 31,10, tại lễ khai giảng năm học 2013 – 2014 Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, thạc sĩ Nguyễn Thiên Tuế, Phó hiệu trưởng nhà trường, cho biết trong năm học này, tất cả những cán bộ – công nhân viên chưa đủ chuẩn phải đưa đi đào tạo lại.
Ảnh minh họa
Cụ thể, giảng viên chưa có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm phải đăng ký để hoàn tất yêu cầu. Cán bộ quản lý phải trải qua các lớp quản lý giáo dục để đáp ứng công việc…
Theo TNO
GV Sử đi dạy Hóa: Phòng Giáo dục bó tay
Trước thực trạng một số trường THCS tại huyện Thanh Sơn - Phú Thọ phải để giáo viên dạy trái môn, lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thanh Sơn cho rằng, trong vài năm qua toàn huyện đang rơi vào tình trạng thừa giáo viên ban xã hội, thiếu giáo viên tự nhiên.
Kiến nghị nhiều nhưng chưa được giải quyết
Trao đổi với phóng viên, bà Nguyễn Thị Thu - Hiệu phó nhà trường và ông Trần Văn Tình - Chủ tịch UBND xã Địch Quả cho biết, trước thực trạng thiếu giáo viên bộ môn, ngay từ đầu năm học xã và nhà trường đã có công văn kiến nghị lên UNND huyện Thanh Sơn cần điều động thêm giáo viên để đảm bảo chất lượng giảng dạy, tuy nhiên cho tới thời điểm này đã gần hết năm học vẫn chưa thấy hồi âm.
Video đang HOT
Ông Trần Văn Tình cho rằng, bản thân ông cũng có con gái học lớp 8 tại trường, và trước thực trạng nhiều giáo viên phải dạy trái môn thì chắc chắn chất lượng sẽ không thể đảm bảo. Hơn nữa, sắp tới để được công nhận là trường đạt chuẩn quốc gia thì điều đó lại càng không thể.
Ông Trần Văn Tình - Chủ tịch UBND xã Địch Quả cho rằng, bản thân ông cũng có con gái học lớp 8 tại trường, và trước thực trạng nhiều giáo viên phải dạy trái môn thì chắc chắn chất lượng sẽ không thể đảm bảo. Ảnh PT
Là người lãnh đạo đứng đầu xã, ông Tình thường nhận được phản ánh từ người dân về chuyện con em họ phải học trong điều kiện không đảm bảo chất lượng nếu cứ để tình trạng này kéo dài. "Giáo viên không đúng chuyên môn mà dạy cho cả khóa đào tạo thì học sinh có thể mất hết gốc, điều đó rất nguy hiểm. Thực ra không chuyên môn cũng dạy được nhưng không được chuyên sâu sẽ không đảm bảo bằng giáo viên được đào tạo chuyên sâu. Tôi cũng có cháu học tại trường, các môn Toán, Lí thì cháu học được, nhưng riêng môn Hóa học lực hơi tụt một tí", ông Tình cho biết.
Theo chia sẻ của ông Tình, tình trạng này dứt khoát sang đầu năm tới phải đủ giáo viên để trường được đón chuẩn quốc gia.
Bà Nguyễn Thị Thu - Hiệu phó nhà trường thì cho rằng, thực tế giáo viên dạy trái môn tại trường không chỉ có môn Hóa mà còn có các môn: Sinh học và Công nghệ (Kĩ thuật Công nghiệp và Kĩ thuật Nông nghiệp). Tình trạng ở trường THCS Địch Quả giáo viên ban Xã hội phải dạy ban Tự nhiên là chuyện bình thường do thiếu cơ cấu giáo viên bộ môn.
Trước tình hình đó bà Thu cho biết: "Sự thiếu cân bằng này do tổ chức, phần điều động chỗ thừa, chỗ thiếu là do cấp trên. Chúng tôi chỉ biết đề nghị điều động thêm giáo viên bộ môn còn thiếu để nhà trường bớt khó khăn hơn, học sinh bớt thiệt thòi hơn".
Bà Nguyễn Thị Thu - Hiệu phó Trường THCS Địch Quả cho biết, trước khi dạy trái ban giáo viên sẽ được bồi dưỡng kiến thức để đảm bảo chất lượng giảng dạy. Ảnh PT
Giải pháp trước mắt được lãnh đạo Trường THCS Địch Quả áp dụng để hạn chế tới mức tối đa sự thiệt thòi cho học sinh là, trước giáo viên dạy trái ban phải thông qua nhiều bước kiểm tra kiến thức, dự giảng do các lãnh đạo nhà trường thực tế giảng (gọi là các chuyên đề trái ban). Tiếp theo, những giáo viên dạy trái ban nêu ý kiến về những khó khăn và vướng mắc rồi trực tiếp đề nghị với tổ chuyên môn. Qua nhiều bước như vậy giáo viên trái ban mới được được tham gia giảng dạy cho học sinh.
Nói về chất lượng giáo viên dạy trái ban, bà Thu cho biết, chất lượng chuyên môn không thể đồng đều được, học sinh được học chính ban chắc chắn sẽ so với học giáo viên lệch ban. "Với khó khăn này tôi nghĩ học sinh cũng biết nhưng không tránh được. Theo định kì Ban giám hiệu cũng phải đi dự giờ các thầy cô dạy trái ban để cho hiệu quả giảng dạy ngày càng cao hơn, làm sao cho học sinh tiếp thu được những kiến thức cơ bản" bà Thu cho hay.
Cân đối cơ cấu rất khó khắc phục?
Theo thông tin từ ông Bù Hữu Khánh - Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Thanh Sơn, thì trong vài năm gần đây huyện Thanh Sơn đang ở vào tình trạng thừa giáo viên ban xã hội, thiếu giáo viên ban tự nhiên. Nguyên nhân có thể do đầu ra ban xã hội quá dồi dào. Với thực trạng đó toàn huyện Thanh Sơn đang thừa khoảng 40 giáo viên dạy Văn, như vậy sẽ "lấn" sang giáo viên các môn khác.
Ông Khánh cũng cho biết, giáo viên môn xã hội thường nhàn hơn và ít tiết hơn thường phải làm kiêm các công tác khác của nhà trường. Ở các môn tự nhiên, giáo viên Lý sang dạy Hóa cũng có, Hóa sang dạy Địa cũng có. Việc như báo chí nêu thiếu giáo viên ở chỗ này, chỗ kia có thể xảy ra trong một thời điểm, có thể lúc thời điểm đó giáo viên nghỉ đẻ... Vấn đề cân đối cơ cấu của một số trường, trong đó có Trường THCS Địch Quả vẫn chưa khắc phục được.
Trường THCS chưa đáp ứng được tiêu chí về giáo viên nên chưa thể đạt chuẩn. Ảnh PT
Giải thích về sự thiếu hụt trong cơ cấu giáo viên các bộ môn hiện nay, nhất là các môn tự nhiên, ông Khánh cho biết thực chất số lượng giáo viên vẫn đảm bảo theo tiêu chuẩn nhưng chỉ có cơ cấu là đang thiếu. Không phải môn nào cũng đạt đủ giáo viên vì trên thực tế mức quy định hiện nay chỉ tính trên đầu lớp (tỉ lệ giáo viên 1,9 với cấp THCS và 1,4 đối với tiểu học ở trường chuẩn, và không chuẩn sẽ dưới mức đó).
Riêng ở huyện Thanh Sơn thường chỉ có 4 đến 5 lớp/trường, nếu lấy như tỉ lệ là 1,9 giáo viên/lớp nhiều trường sẽ thiếu giáo viên bộ môn. "Có những trường chỉ có 5 lớp mà nhân với 1,9 (làm tròn thành 2) thì cũng chỉ được 10 giáo viên, nếu làm đúng tỉ lệ sẽ có những môn không có giáo viên là đúng. Nếu trường nào 12 lớp trở lên cơ cấu sẽ dễ phân hơn. Thực tế, có những huyện thiếu giáo viên môn này nhưng huyện khác cũng thiếu giáo viên môn khác. Đối với huyện Thanh Sơn việc phân bổ sẽ không được nữa do định mức đã giao kín. Ngoài ra, việc điều chuyển còn liên quan tới cả chế độ và nguyện vọng của cá nhân. Tình trạng này chắc chắn là khó" ông Khánh cho biết.
Vẫn theo ông Khánh, việc để cho những giáo viên phải dạy trái ban cũng là điều bất đắc dĩ mà huyện chưa có giải pháp. Trước mắt, các hiệu trưởng cần tìm được năng lực của từng giáo viên để phân công những giáo viên có năng lực, có ý thức cao để kiêm các môn mà còn thiếu giáo viên.
"Thường chúng tôi vẫn phải động viên các cô, nếu các cô chối mình cũng không làm gì được vì các môn đó không phải là chuyên môn của họ", ông Khánh nói.
Nhiều học sinh cấp THCS tại Thanh Sơn đang phải chịu thiệt thòi do thiếu giáo viên bộ môn. Ảnh PT
Theo vị lãnh đạo Phòng Giáo dục huyện Thanh Sơn, với những trường hợp giáo viên phải dạy trái ban cần được Ban giám hiệu giúp đỡ về chuyên môn, thậm chí là lãnh đạo cũng phải tham gia giảng dạy để bù đắp những môn còn thiếu.
Cũng tại Trường THCS Địch Quả, đây là một ngôi trường thuộc diện ưu tiên đặc biệt do nằm trong vùng xã khó khăn (xã vùng 229), mọi chế độ ở đây đều được đảm bảo. Học sinh đi học được miễn học phí và còn thêm trợ cấp hàng tháng. Theo bà Nguyễn Thị Thu - Hiệu phó nhà trường thì dự kiến theo kế hoạch trong tháng 3 vừa qua trường được đón nhận danh hiệu trường đạt chuẩn quốc gia, tuy nhiên do đội ngũ giáo viện hiện chưa đảm bảo, cơ cấu còn thiếu nên chưa thể được công nhận.
Đứng trước thực trạng này, về lâu dài sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của học sinh và ảnh hưởng tới cả một thế hệ do phải học trong điều kiện không được chuyên sâu, hơn lúc nào hết, các cơ quan ban ngành thẩm quyền của huyện Thanh Sơn và tỉnh Phú Thọ cần có biện pháp giải quyết kịp thời. Vấn đề này liên quan tới cơ chế, chính sách và cần sớm được giải quyết kịp thời để tránh tình "thui chột" cả một thế hệ trẻ tại Thanh Sơn.
Theo Phương Thảo (Báo Giáo dục Việt Nam)
Đủ kiểu làm trẻ "loạn chữ" trước khi vào lớp 1 Chuẩn bị cho con vào lớp lớp 1, nhiều phụ huynh lại tất tả cho học học chữ bất chấp hệ luỵ việc dạy chữ chưa đúng cách hay những cảnh báo không nên cho con học chữ trước. "Thầy" nào cũng... xong Liên tục hai tuần nay, tuần 3 buổi, đón con từ trường về, chị Hà Thị Lan (ngụ ở Q....