Đào tạo giáo viên theo cơ chế đặt hàng và đấu thầu
Sáng 29/4, Bộ GD&ĐT tổ chức Hội nghị triển khai Nghị định 116/2020/NĐ-CP về đào tạo giáo viên theo nhu cầu địa phương. Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn dự và chỉ đạo Hội nghị.
Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn phát biểu tại hội nghị.
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn nhấn mạnh, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong 3 đột phá chiến lược mà Đảng đã đề ra trong nhiều kỳ Đại hội. Đặc biệt trong nhiệm kỳ Đại hội lần này, sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển con người Việt Nam là vấn đề trọng tâm được đặt ra.
Theo Thứ trưởng, quá trình đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, yếu tố then chốt chính là giáo viên, các nhà giáo. Đảng, Nhà nước, coi trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng phát triển đội ngũ nhà giáo từ nhiều năm nay và đã có nhiều chính sách hỗ trợ, đặc biệt chính sách hỗ trợ tiền học phí cho sinh viên theo học ngành Sư phạm.
Tuy nhiên, sau 15 năm thực hiện, chính sách này đã bộc lộ một số nhược điểm. Nghị định 116/2020/NĐ-CP ra đời tiếp tục thực hiện chính sách trên nhưng nâng tầm lên một bước. Mục tiêu cuối cùng là tăng chất lượng trong công tác đào tạo; từ đó nâng cao chất lượng nguồn nhân lực giáo viên, đáp ứng yêu cầu về chất và lượng giáo viên tại các địa phương; qua đó góp phần thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo.
Các đồng chí chủ tọa hội nghị.
Trao đổi về cơ chế giao nhiệm vụ, đặt hàng và đấu thầu đào tạo giáo viên, Thứ trưởng chia sẻ, Nghị định 116/2020/ND-CP khá minh bạch về vấn đề này. Mặc dù Nghị định đã được chuẩn bị kỹ lưỡng, qua thời gian rất dài và được sự đóng góp ý kiến của nhiều bên liên quan, nhưng đây là vấn đề mới đối với các địa phương, các cơ sở đào tạo giáo viên, nên trong quá trình triển khai nội dung Nghị định có thể có nhiều vấn đề đặt ra.
Thứ trưởng đề nghị, hội nghị hôm nay để những người có trách nhiệm trong việc triển khai nội dung Nghị định 116/2020/NĐ-CP hiểu rõ những nội dung căn cốt; đồng thời bàn thảo những vấn đề vướng mắc, những khó khăn phát sinh có thể xảy ra, để Bộ Giáo dục và Đào tạo lắng nghe; từ đó tiếp tục hoàn thiện dự thảo hướng dẫn.
“Trên cơ sở đó, chúng ta cùng phối hợp triển khai có hiệu quả Nghị định này. Làm sao để có một hệ thống vận hành trơn tru, cân đối giữa cung và cầu. Cung là nơi các cơ sở đào tạo giáo viên, cầu chính là các địa phương”- Thứ trưởng nói, đồng thời đề nghị:
Video đang HOT
Việc bàn thảo để đi đến thống nhất cách thức thực hiện, phương thức triển khai và sự phối hợp đồng bộ trong toàn hệ thống. Qua đó nhằm triển khai thành công những nội dung của Nghị định, làm sao mang lại lợi ích tốt nhất cho người học. Từ đó, giúp được những sinh viên giỏi vào học các ngành sư phạm.
Cuối cùng là các địa phương hưởng lợi từ nguồn sinh viên giỏi này, vì sau khi tốt nghiệp ra trường, các em về công tác, góp phần nâng cao công tác giáo dục và đào tạo tại các địa phương.
Toàn cảnh hội nghị
Nghị định 116/2020/NĐ-CP của Chính phủ nhằm hướng đến các mục tiêu sau:
Thứ nhất, đào tạo sinh viên sư phạm gắn chặt với nhu cầu sử dụng và tuyển dụng giáo viên tại các địa phương dựa trên cơ chế giao nhiệm vụ, đặt hàng và đấu thầu đào tạo sinh viên sư phạm của các địa phương với các cơ sở đào tạo; đồng thời quy định gắn trách nhiệm của các địa phương từ nhu cầu đến đặt hàng đào tạo, việc bố trí, sử dụng sinh viên sau tốt nghiệp nhằm tránh tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ và thực trạng sinh viên sư phạm ra trường làm trái ngành nghề đào tạo đang diễn ra.
Thứ hai, giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước thông qua việc cấp đúng đối tượng, đảm bảo mục tiêu hỗ trợ cho sinh viên sư phạm làm đúng ngành. Sử dụng hiệu quả ngân sách Nhà nước thông qua quy định sinh viên sư phạm được hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt sau 2 năm kể từ khi tốt nghiệp, nếu không công tác trong ngành giáo dục hoặc công tác không đủ thời gian quy định thì phải bồi hoàn khoản kinh phí mà Nhà nước đã hỗ trợ.
Thứ ba, xây dựng mức hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt cho sinh viên sư phạm hợp lý bảo đảm đủ tiền đóng học phí và cơ bản đủ chi trả chi phí sinh hoạt tối thiểu, để sinh viên yên tâm theo học ngành đào tạo giáo viên, đồng thời thu hút được sinh viên giỏi vào học và công tác trong ngành giáo dục, thúc đẩy chất lượng đội ngũ nhà giáo.
Thứ tư, cho phép các cơ sở đào tạo giáo viên được thực hiện theo phương thức giao nhiệm vụ, đặt hàng, đấu thầu hoặc đào tạo theo nhu cầu xã hội để đảm bảo công bằng với việc đào tạo các ngành khác, tránh việc trông chờ vào ngân sách nhà nước đồng thời thúc đẩy việc tự chủ, nâng cao chất lượng đào tạo tại các cơ sở đào tạo giáo viên.
Sinh viên sư phạm từ khóa 2021-2022 được cấp học phí, sinh hoạt phí
Tại hội nghị triển khai thực hiện nghị định của Chính phủ về chính sách hỗ trợ học phí, sinh hoạt phí với sinh viên sư phạm, Bộ GD-ĐT nêu quan điểm cần phải quyết tâm thực hiện chính sách này ngay từ năm học 2021 - 2022.
Ông Trần Tú Khánh, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính, Bộ GD-ĐT báo cáo tại hội nghị - ẢNH THANH HÙNG
Hôm nay, Bộ GD-ĐT đã tổ chức hội nghị trực tuyến việc triển khai Nghị định 116/2020/NĐ-CP về chính sách hỗ trợ học phí, sinh hoạt phí, mà Chính phủ ban hành từ tháng 9.2020. Hội nghị được tiến hành tại 3 điểm cầu: Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM.
Tại hội nghị, ông Trần Tú Khánh, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính, Bộ GD-ĐT, đã trình bày báo cáo về trách nhiệm, quy trình thực hiện chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm theo Nghị định 116, được áp dụng từ khóa tuyển sinh năm học 2021 - 2022.
Mức hỗ trợ đủ để sinh viên sư phạm yên tâm theo học
Theo ông Khánh, trước khi có Nghị định 116, luật Giáo dục 2005 quy định sinh viên sư phạm không phải đóng học phí, nhà nước miễn học phí cho sinh viên sư phạm thông qua cơ chế cấp ngân sách trực tiếp cho các cơ sở đào tạo giáo viên (thường gọi là kinh phí cấp bù sư phạm).
Tuy nhiên, sau 15 năm thực hiện chính sách này đã bộc lộ một số nhược điểm. Việc sử dụng ngân sách chưa đảm bảo hiệu quả do sinh viên ra trường không làm đúng ngành; việc cấp chi thường xuyên cho cơ sở đào tạo sư phạm chưa đảm bảo định mức chi phí đào tạo dẫn đến thiếu nguồn lực đầu tư để nâng cao chất lượng đào tạo sư phạm đặc biệt trong nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường; không công bằng với các ngành học khác; không thu hút được học sinh khá, giỏi vào ngành sư phạm; việc đào tạo không gắn với nhu cầu sử dụng.
Nghị định 116 được ban hành nhằm khắc phục những nhược điểm trên.
Theo ông Khánh, nếu thực hiện Nghị định 116, trước hết việc đào tạo sinh viên sư phạm gắn chặt với nhu cầu sử dụng và tuyển dụng giáo viên tại các địa phương dựa trên cơ chế giao nhiệm vụ, đặt hàng và đấu thầu đào tạo sinh viên sư phạm của các địa phương với các cơ sở đào tạo và quy định gắn trách nhiệm của các địa phương từ nhu cầu đến đặt hàng đào tạo, việc bố trí, sử dụng sinh viên sau tốt nghiệp nhằm tránh tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ và thực trạng sinh viên sư phạm ra trường làm trái ngành nghề đào tạo đang diễn ra.
Thứ hai, giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước thông qua việc cấp đúng đối tượng, đảm bảo mục tiêu hỗ trợ cho sinh viên sư phạm làm đúng ngành sư phạm, sử dụng hiệu quả ngân sách Nhà nước. "Nghị định 116 quy định sinh viên sư phạm được hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt, nếu sau 2 năm kể từ khi tốt nghiệp mà không công tác trong ngành giáo dục hoặc công tác không đủ thời gian quy định, thì phải bồi hoàn khoản kinh phí Nhà nước đã hỗ trợ", ông Khánh nói.
Thứ ba, Nghị định 116 xây dựng mức hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt cho sinh viên sư phạm hợp lý, bảo đảm đủ tiền đóng học phí và cơ bản đủ chi trả chi phí sinh hoạt tối thiểu để sinh viên yên tâm theo học ngành đào tạo giáo viên, đồng thời thu hút được sinh viên giỏi vào học và công tác trong ngành giáo dục, thúc đẩy chất lượng đội ngũ nhà giáo.
"Sinh viên sư phạm sẽ được hỗ trợ hai khoản kinh phí là học phí và sinh hoạt phí. Trong đó, tiền đóng học phí bằng mức thu học phí của cơ sở đào tạo giáo viên nơi sinh viên sư phạm theo học; mức hỗ trợ 3,63 triệu đồng/tháng để chi trả chi phí sinh hoạt trong thời gian học tập tại trường", ông Khánh nói.
Thứ tư, cho phép các cơ sở đào tạo giáo viên được thực hiện theo phương thức giao nhiệm vụ, đặt hàng, đấu thầu hoặc đào tạo theo nhu cầu xã hội để đảm bảo công bằng với việc đào tạo các ngành khác, trách việc trông chờ vào ngân sách nhà nước đồng thời thúc đẩy việc tự chủ, nâng cao chất lượng đào tạo tại các cơ sở đào tạo giáo viên.
Phải bồi hoàn nếu ra trường không làm trong ngành giáo dục
Ông Khánh cũng cho biết, trong Nghị định 116, có một số chính sách được ban hành thông qua các quy định như cơ chế giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu; chính sách mới về hỗ trợ sinh viên sư phạm; về bồi hoàn kinh phí...
Sinh viên sư phạm có thể đăng ký đào tạo theo các hình thức: giao nhiệm vụ, đặt hàng, đấu thầu theo thông báo nhu cầu của các địa phương; đào tạo theo nguyên vọng của cá nhân/tổ chức/doanh nghiệp (đào tạo theo nhu cầu xã hội).
Với sinh viên sư phạm đào tạo theo nhu cầu xã hội, nếu cam kết làm trong ngành giáo dục, các em cũng sẽ được hưởng chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt.
Về bồi hoàn kinh phí, Nghị định 116 quy định chi tiết các trường hợp nào phải bồi hoàn, trường hợp nào không.
Sinh viên sư phạm không phải bồi hoàn là những em đã công tác trong ngành giáo dục và có thời gian công tác tối thiểu gấp hai lần thời gian đào tạo tính từ ngày được tuyển dụng trong thời hạn 2 năm kể từ ngày có quyết định công nhận tốt nghiệp.
Sinh viên sư phạm phải bồi hoàn kinh phí đào tạo gồm những em không công tác trong ngành giáo dục sau 2 năm kể từ ngày có quyết định công nhận tốt nghiệp; hoặc công tác không đủ thời gian công tác theo quy định; hoặc sinh viên sư phạm chuyển sang ngành đào tạo khác, tự thôi học, không hoàn thành chương trình đào tạo hoặc bị kỷ luật buộc thôi học.
Tuy nhiên, có những em được xếp vào diện "bất khả kháng" như nghỉ học tạm thời, bị đình chỉ học tập tạm thời, các em sẽ không được hưởng chính sách hỗ trợ trong thời gian nghỉ học hoặc bị đình chỉ học. Hoặc sinh viên dừng học do ốm đau, tai nạn, học lại, lưu ban (không quá một lần), dừng học vì lý do khác không do kỷ luật, được cơ sở đào tạo giáo viên xem xét cho tiếp tục học tập theo quy định, thì tiếp tục được hưởng chính sách hỗ trợ.
"Các nội dung trên đã đảm bảo quy định cụ thể cho tất cả các đối tượng nhằm đảm bảo công bằng cho các sinh viên sư phạm ra trường làm đúng ngành giáo dục", ông Khánh nói.
Trách nhiệm thu hồi chi phí bồi hoàn được giao cho UBND cấp tỉnh (ra thông báo thu hồi và thông báo cho sinh viên sư phạm và gia đình đối với các trường hợp phải bồi hoàn kinh phí). Trường hợp sinh viên hoặc gia đình chậm thực hiện nghĩa vụ bồi hoàn quá thời hạn quy định thì phải chịu lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định đối với khoản tiền chậm bồi hoàn.
Tối đa trong thời hạn 4 năm, kể từ ngày nhận được thông báo thu hồi kinh phí sinh viên sư phạm, sinh viên và gia đình các em có trách nhiệm nộp trả đầy đủ khoản tiền phải bồi hoàn. Số tiền thu hồi từ kinh phí bồi hoàn được nộp vào ngân sách nhà nước.
Nhưng ông Khánh cũng khẳng định: "Mục tiêu của Nghị định là thu hút học sinh giỏi vào học và phục vụ ngành sư phạm. Nghị định không chú trọng tới mục tiêu bắt người học bồi hoàn kinh phí. Chúng tôi tin rằng, nếu có giải pháp đồng bộ, tạo điều kiện thuận lợi để các em học xong được phục vụ trong ngành sư phạm, thì số em không ở lại làm việc trong ngành là rất hãn hữu".
Sinh viên sư phạm sẽ được chọn địa phương làm việc sau khi ra trường Bộ GD-ĐT dự định tổ chức xây dựng phần mềm dùng chung nhằm hỗ trợ các địa phương và các cơ sở đào tạo giáo viên điều phối cung - cầu cho việc tổ chức đặt hàng và nhận đặt hàng đào tạo giáo viên. Sắp tới, sinh viên sư phạm được hỗ trợ sinh hoạt phí và học phí khi học, ra...