‘Đào, Phở và Piano’: Hay không bằng hên?
Đào, Phở và Piano là tựa phim gây nên cơn sốt vô tiền khoáng hậu trong lịch sử điện ảnh Việt thời gian vừa qua và hiện cơn sốt vẫn chưa hạ nhiệt. Nhiều khán giả sẽ tự hỏi, chìa khóa của cơn sốt này nằm ở đâu?
Cơn sốt có 1-0-2
Tại sao nói cơn sốt của khán giả dành cho Đào, Phở và Piano là vô tiền khoáng hậu? Hẳn nhiên là do trong nhiều năm trở lại đây, từ khi các bộ phim được sản xuất bởi các công ty tư nhân lên ngôi, thì Đào, Phở và Piano là phim hiếm hoi được nhà nước đầu tư và đặt hàng, lại được săn đón tới vậy. Bên cạnh đó, thể loại phim lịch sử và có bối cảnh chiến tranh vẫn thường được coi là khó xem, kén khán giả tại thị trường Việt Nam.
Đào, Phở và Piano – cơn sốt chưa từng có của điện ảnh Việt
Ấy thế mà điều không tưởng đã xảy ra. Trang web bán vé của Trung tâm chiếu phim Quốc gia – cơ sở chiếu phim quốc doanh duy nhất phát hành bộ phim Đào, Phở và Piano đã bị sập do số lượng người truy cập quá tải. Tại rạp, người xếp hàng đứng chờ hàng tiếng đồng hồ để đến lượt mua vé, các suất chiếu ít ỏi của Đào, Phở và Piano luôn luôn kín chỗ. Tới nỗi Trung tâm này phải tăng suất chiếu, khán giả đòi rạp phải cắt suất chiếu của một phim Việt khác chiếu cùng thời điểm để nhường cho Đào, Phở và Piano.
Chính bản thân những người làm ra bộ phim, điển hình như đạo diễn NSƯT Phi Tiến Sơn cũng cảm thấy vô cùng bất ngờ, hay Trung tâm chiếu phim Quốc gia cũng loay hoay với tình huống chưa từng có này. Các nhà phát hành phim tư nhân thì không thể mua phim về phát hành bởi nhà nước chưa có chế tài cũng như kinh phí phát hành cho phim được đặt hàng. Cơn sốt vì thế càng mãnh liệt, đến nỗi bắt đầu có những trường hợp “phe” vé chợ đen với giá cao ngất ngưởng, hoặc rao bán lại vé trên mạng rồi lừa đảo lẫn nhau. Những thực tế này khiến những người đứng ngoài cơn sốt phải đặt câu hỏi: “Liệu Đào, Phở và Piano có hay đến thế?”.
Một bộ phim có chất lượng trung bình khá
Quay trở lại nội dung của Đào, Phở và Piano. Câu chuyện lấy bối cảnh tại một khu phố cổ Hà Nội vào năm 1947, khi diễn ra trận đánh với thực dân Pháp đã đi vào lịch sử. Phim lựa chọn kể câu chuyện về Dân – một chiến sĩ dân quân cảm tử và mối tình của anh với Thục Hương – con gái của một gia đình sống trong khu phố cổ. Sau khi đi sơ tán và bị lạc gia đình, Thục Hương trở lại khu phố, nơi đã trở thành chiến luỹ – để tìm Dân. Chuyện tình yêu của họ được kể song song với những câu chuyện của các nhân vật phụ khác như Sóc – một chú bé đánh giày yêu nước, chuyện nấu phở của hai vợ chồng già nhất quyết không chịu đi sơ tán, chuyện ông họa sĩ già dùng hết màu đỏ của mình để vẽ cờ Việt Nam cho những liệt sĩ, chuyện một quý ông Tây học, ngoài mặt thì thân Pháp nhưng hết lòng yêu nước Việt. Tất cả những câu chuyện đó tạo thành một bức tranh toàn cảnh về cuộc kháng chiến ngoan cường của quân dân Thủ đô Hà Nội trong cuộc chiến chống lại thực dân Pháp.
Phim có cách kể chuyện phi tuyến tính
Điểm sáng của phim là phần bối cảnh tập trung, không quá dàn trải như một số phim có đề tài chiến tranh khác, bên cạnh đó là việc sử dụng câu chuyện của một vài cá nhân để nói về sự khốc liệt của chiến tranh. Chưa kể phần tạo hình và một số khung hình của phim được đầu tư tỉ mỉ, ưa nhìn. Các nhân vật ít nhiều để lại dấu ấn trong lòng khán giả.
Video đang HOT
Tuy nhiên, phải chi đạo diễn không đưa vào quá nhiều nhân vật để có thể đào sâu hơn, khắc họa rõ nét hơn những nhân vật chính. Dân là một nhân vật chính có thể trở thành nhân vật yêu thích của nhiều người nếu được đầu tư. Anh bị coi là hậu đậu, vô dụng trên chiến tuyến nhưng rất hăng hái đánh giặc, xung phong đi lấy vũ khí cho tiểu đội. Cho đến cuối cùng, Dân vẫn không chấp nhận được việc mình cứ mãi vô dụng như vậy. Phải chăng nếu cho Dân một nhiệm vụ, một mục đích và một hành trình thì bộ phim sẽ có cấu trúc chặt chẽ và hấp dẫn hơn?
Cấu trúc của phim, như đã đề cập – có phần dàn trải và không chắc chắn, điều này gây ra sự không tập trung cho khán giả khi xem phim, thậm chí khiến không ít người… buồn ngủ. Phim sử dụng thời gian phi tuyến tính, đạo diễn lựa chọn kể chuyện theo những mốc thời gian khác nhau. Tuy nhiên phương pháp này chỉ làm cho phim có vẻ hiện đại hơn một chút chứ không góp phần tăng độ hấp dẫn. Từ cấu trúc không chặt chẽ lại dẫn đến việc rất nhiều cảnh trong phim bị cắt đột ngột, khiến người xem không nắm được logic câu chuyện. Nhiều logic trong tâm lý và hành động của các nhân vật cũng không hợp lý, điều này có lẽ đến từ việc thiếu chi tiết cài cắm trong kịch bản, ảnh hưởng khá nhiều đến cảm xúc của khán giả trong nhiều phân đoạn.
Tựu trung, Đào, Phở và Piano là một nỗ lực làm phim theo phong cách hiện đại của đạo diễn kiêm biên kịch Phi Tiến Sơn. Nếu nói một cách khách quan, phim cũng có sự đầu tư, bối cảnh dãy phố cổ Hà Nội, dựa trên phố Hàng Bè thời xưa được các họa sĩ dựng lại tuy không thể hoàn hảo, nhưng tốn không ít công sức để giúp khán giả hồi tưởng lại thủ đô những năm tháng oanh liệt ấy. Chưa kể, trận chiến bom ba càng ở đầu phim cũng là một điểm nhấn không tồi, với góc quay đa dạng, phần nào làm nổi bật tinh thần bất khuất của những chiến sĩ Vệ quốc quân.
Tuy nhiên, phim cần nhiều hơn để có thể trở thành một bộ phim xuất sắc. Dẫu sao, đây cũng là một dấu hiệu tốt với những bộ phim được nhà nước đặt hàng có đề tài mang tính tuyên truyền, bởi trước giờ chúng vẫn bị khán giả mặc định gắn mác “nhàm chán”.
Hay không bằng hên?
Lại nói về cơn sốt Đào, Phở và Piano, nhiều người cho rằng phim bỗng gây được chú ý là do may mắn. Nhận định này không hẳn sai, tuy nhiên để khẳng định nó có đúng hay không còn cần thời gian và nhiều phân tích. Chỉ biết rằng đến thời điểm hiện tại, luồng ý kiến nhận định về phim vẫn chia làm hai phe: người thì khen hết lời, kẻ lại chê không ngớt. Nhưng phải chăng chúng ta vẫn nên vui mừng, bởi một tác phẩm nghệ thuật được làm ra, miễn là nhận được phản hồi từ khán giả vẫn tốt hơn là bị ghẻ lạnh?
Bối cảnh phim dù còn hạn chế nhưng cũng được coi là một điểm cộng
Không ít cuộc chiến bàn phím nổ ra trên mạng về Đào, Phở và Piano và rất nhiều cuộc đấu khẩu có chủ đề “lòng yêu nước”. Nhiều người cho rằng yêu nước thì phải xem phim chiến tranh và hiểu về lịch sử. Tuy nhiên, cá nhân người viết cho rằng yêu nước có thể được thể hiện bằng rất nhiều cách khác nhau chứ không chỉ bằng việc đi xem một bộ phim và bắt buộc phải khen nó.
Thiết nghĩ đã đến lúc chúng ta phải công bằng trong mọi vấn đề. Phim hay thì được khen, dở thì phải chê, chưa tới thì phảo góp ý, để người làm phim rút ra kinh nghiệm cho những tác phẩm tiếp theo. Bản thân khán giả, họ thông minh và công bằng, dù là với phim của nhà sản xuất tư nhân hay được đặt hàng bởi nhà nước. Miễn là phim hấp dẫn, sẽ có khán giả. Và với trường hợp Đào, Phở và Piano, phim có sự hấp dẫn riêng với một bộ phận khán giả, đó là điều không thể chối cãi. Chỉ mong rằng trong tương lai gần, nhiều đạo diễn trẻ và các nhà sản xuất sẽ dám dấn thân vào địa hạt đề tài này, với kiến thức và tư duy mới mẻ, để mảng phim chiến tranh sẽ trở nên quen thuộc và dễ dàng hơn với khán giả Việt.
Để giải mã ‘cơn sốt’ Đào, Phở và Piano có lẽ cũng chẳng khó. Mỗi người sẽ có cách lý giải cho bộ phim nổi lên từ hiệu ứng “truyền miệng” này. Có thể là khán giả, nhất là giới trẻ hiện nay sợ không thể bắt kịp xu hướng, sợ bị bỏ lại với hiệu ứng đám đông. Nhưng cũng không ngoại trừ, điện ảnh Việt đang thiếu dòng phim lịch sử có cách tiếp cận gần gũi với khán giả, sau những bộ phim thị trường đang có xu hướng một màu.
Đạo diễn Phi Tiến Sơn: "Đào, phở và piano" bán được nhiều vé, rạp càng lỗ"
Đạo diễn Phi Tiến Sơn thẳng thắn nói lên nghịch lý của doanh thu bán vé một bộ phim Nhà nước đặt hàng. Theo ông, "Đào, phở và piano" càng bán được nhiều vé thì Trung tâm Chiếu phim quốc gia càng lỗ.
Ngày 3/3, tại không gian Cà phê thứ 7 (Hà Nội) diễn ra chuyên đề điện ảnh Từ Hà Nội mùa đông năm 46 đến Đào, phở và piano, với sự tham gia của NSND Đặng Nhật Minh và đạo diễn Phi Tiến Sơn. Cả 2 bộ phim đều làm về một giai đoạn lịch sử: Hà Nội những năm 1946, 1947.
Buổi giao lưu do nhạc sĩ Dương Thụ dẫn dắt. Đạo diễn Phi Tiến Sơn hiện ở nước ngoài, ông xuất hiện trực tuyến để chia sẻ cùng khán giả về bộ phim.
Đạo diễn Phi Tiến Sơn và Cao Thùy Linh - nữ chính phim "Đào, phở và piano" (Ảnh: Nhân vật cung cấp).
Trước sức hút của phim Đào, phở và piano, đạo diễn Phi Tiến Sơn bộc bạch: "Theo dõi trên mạng và được đồng nghiệp báo tin, thấy phim được sự quan tâm của nhiều khán giả, đặc biệt là các khán giả trẻ, tôi bất ngờ và xúc động. Nhưng nói phim Đào, phở và piano là hiện tượng thì hơi quá lời".
Nam đạo diễn thẳng thắn nói về nghịch lý của doanh thu bán vé: "Phim Đào, phở và piano càng đắt vé, Trung tâm Chiếu phim quốc gia càng lỗ. Vì đó là phim Nhà nước đặt hàng, mọi doanh thu của phim sau đó sẽ được nộp hết về ngân sách nhà nước và chủ rạp không được chia phần trăm doanh thu".
Theo ông, một số rạp chiếu phim tư nhân tâm huyết với điện ảnh dân tộc, muốn chiếu miễn phí và hoàn 100% doanh thu về Nhà nước thì cũng "không nên là việc kéo dài và một mặt nào đó, cũng là không sòng phẳng với họ".
Đạo diễn gốc Hà Nội nói, từ khi xóa bỏ bao cấp, Nhà nước chỉ chú trọng khâu sản xuất, còn bỏ lửng khâu phát hành phim nên có tình trạng ai biết thì đến xem, không thì thôi.
"Chúng ta làm phim, cũng giống như bán hàng, đều muốn bán sản phẩm, nhưng hiện nay, chỉ có Trung tâm Chiếu phim quốc gia phát hành phim Nhà nước, nó giống như một phòng triển lãm thì đúng hơn. Chiếu một thời gian nào đó, ai đến xem thì xem", ông Phi Tiến Sơn nêu thực trạng.
Cũng theo ông, nếu cứ giữ cách làm việc như trên thì sẽ gây lãng phí, đồng thời cũng là một ứng xử chưa tốt, phần nào đó coi thường khán giả.
Đạo diễn Phi Tiến Sơn (thứ 2 từ phải sang) chỉ đạo diễn xuất một cảnh phim (Ảnh: Nhân vật cung cấp).
Nam đạo diễn chia sẻ rằng, điều thôi thúc ông làm phim Đào, phở và piano là vì tình yêu với Thủ đô: "Tôi sinh ra, lớn lên ở Hà Nội và có nhiều kỷ niệm với con người ở đó. Bản thân tôi thầm hứa phải làm gì đó vì Hà Nội. Tôi có cảm giác như mình có một món nợ với thành phố này, con người ở đây và khu phố cổ nơi tôi sinh sống".
Ông mê đề tài lịch sử, bản thân ông gặp rất nhiều khó khăn khi làm phim về lịch sử.
"Tôi run rẩy khi nghĩ đến việc làm phim về chính sử. Chính vì thế, tôi đã chọn hình thức lấy bối cảnh lịch sử, không khí của một giai đoạn lịch sử để tạo nên một câu chuyện với những nhân vật hư cấu. Những nhân vật này xuất phát từ câu chuyện kể của bố tôi, từ ký ức của tôi về Hà Nội.
Ở đó, không có nhân vật nào mâu thuẫn với nhân vật nào, không ai căm ghét ai, không có mối thù tay ba, tay tư, không có rung động đời thường", đạo diễn Phi Tiến Sơn cho biết.
Việc làm bối cảnh của phim cũng có nhiều chông gai. Đào, phở và piano đòi hỏi sự đầu tư khi tái hiện không gian đường phố đổ nát vì bom đạn, những chiến lũy được dựng từ giường tủ, bàn ghế... Vì thế họ đã dựng một phim trường tại một khu đất trống trong doanh trại quân đội ở Vĩnh Phúc.
"Đội ngũ thiết kế mỹ thuật dựng một số căn nhà, những bức tường đổ nát, chiến lũy. Sau đó, họ phá đổ căn nhà, vẽ biển hiệu, làm sơn bong tróc và trầy xước cho đúng thời đại. Xe tăng, tàu điện cũng được đặt làm riêng", ông nói.
Nam đạo diễn cũng thừa nhận, có một số "hạt sạn" trong bối cảnh phim như hình ảnh cục nóng điều hòa lọt vào máy quay, nhưng điện ảnh Việt Nam còn hạn chế về kinh phí, nhân sự và vật liệu thiết kế đặc trưng, ê-kíp đã cố gắng nhưng vẫn không tránh được.
"Việc dựng lại đúng hoàn toàn so với bối cảnh lịch sử không phải điều dễ dàng, tôi hy vọng khán giả sẽ xem phim với tâm thế rộng mở, chấp nhận những chi tiết ước lệ, sáng tạo nếu nó không phải sai sót quá lớn", ông mong mỏi.
Bối cảnh của phim được làm công phu, thậm chí ê-kíp đã xây những ngôi nhà rồi phá bỏ, tạo những cảnh như thật (Ảnh: Nhân vật cung cấp).
Cũng vì độ "nóng" của phim, nam đạo diễn cũng nhận được nhiều lời mời viết kịch bản lịch sử của các hãng sản xuất phim tư nhân nhưng ông không nhận lời, bởi con đường này khó đi. "Tôi tin tưởng các đồng nghiệp của tôi vẫn sẽ tiếp tục con đường làm phim lịch sử dẫu nhiều chông gai", đạo diễn Phi Tiến Sơn nói.
Tại buổi giao lưu với khán giả, đạo diễn Phi Tiến Sơn cho biết, nhiều bộ phim lịch sử Việt Nam bị đánh giá giống phim Trung Quốc bởi chúng ta chưa xây dựng được phong cách riêng, nổi bật lên văn hóa Việt thông qua các bộ phim điện ảnh. Đây không chỉ là câu chuyện của nhà làm phim phải suy nghĩ mà tất cả người dân, cộng đồng cần chung tay.
Cục Điện ảnh: "Đào, phở và piano" đạt 10 tỷ đồng doanh thu Cục Điện ảnh cho biết, tính đến hiện tại, bộ phim "Đào, phở và piano" đã đạt 10 tỷ đồng. Việc một tác phẩm được làm từ ngân sách Nhà nước như Đào, phở và piano làm nên hiện tượng phòng vé khiến nhiều người cũng tò mò về doanh thu của phim đạt được. Hiện tại, Cục Điện ảnh là đơn vị...