“Đánh vật” cả học kỳ với chương trình lớp 1 mới, Tết này bố mẹ sẽ cho con chơi hay vẫn học xuyên ngày đêm để bắt kịp nhịp chương trình?

Theo dõi VGT trên

Suốt một học kỳ “nháo nhào” vì chương trình học mới, những đứa trẻ lớp 1 vẫn chưa thoát khỏi tình cảnh đến giờ học là “con khóc mẹ mếu”.

Đến thời điểm hiện tại, nội dung chương trình học kỳ I đã kết thúc. Nửa năm học trôi qua, câu chuyện quá tải xoay quanh chương trình cải cách lớp 1 vẫn chưa có dấu hiệu “hạ nhiệt”. Trong khi nhiều học sinh đã nắm vững bảng chữ cái, ghép âm, ghép vần, đọc trơn các đoạn thơ ngắn… thì rất nhiều em vẫn hàng ngày “vật lộn” cùng chữ và số.

Đây là “lứa” đầu tiên học theo chương trình giáo dục phổ thông mới nên phụ huynh cũng không tránh khỏi lo lắng, căng thẳng khi thấy con chưa theo kịp nhịp độ của chương trình.

Hết một học kỳ con vẫn chưa biết ghép chữ, đánh vần

Sau khi đi họp phụ huynh cuối kỳ về, chị Ngọc Hương (TP. HCM) lộ vẻ thất vọng rõ rệt vì kết quả học tập của con quá kém. Chị kể con bắt đầu vào lớp 1 như một tờ giấy trắng nên chị chỉ dạy con mặt chữ và con số.

Đánh vật cả học kỳ với chương trình lớp 1 mới, Tết này bố mẹ sẽ cho con chơi hay vẫn học xuyên ngày đêm để bắt kịp nhịp chương trình? - Hình 1

Nhiều trẻ lớp 1 vẫn chưa theo kịp chương trình. (Ảnh minh họa)

Dù tối nào cũng tranh thủ rèn cho con nhưng đến ngày thi học kỳ mà con chỉ mới thuộc bảng chữ cái, còn nhiều âm, chữ ghép… bé chỉ có thể chép theo mẫu nhưng đọc không được; làm toán thì cộng xuôi được chứ cộng ngược và phép trừ thì làm sai.

“Trong khi nhiều bạn cùng lớp đã đọc thông viết thạo, có bạn gần nhà còn cầm sách đọc nhoay nhoáy thì con mình chẳng đâu vào đâu. Với tình hình không mấy khả quan, cô giáo còn thông báo nếu con không cố gắng sẽ ở lại lớp. Tôi nghe như sét đánh ngang tai” , chị chia sẻ.

Đánh vật cả học kỳ với chương trình lớp 1 mới, Tết này bố mẹ sẽ cho con chơi hay vẫn học xuyên ngày đêm để bắt kịp nhịp chương trình? - Hình 2

Đánh vật cả học kỳ với chương trình lớp 1 mới, Tết này bố mẹ sẽ cho con chơi hay vẫn học xuyên ngày đêm để bắt kịp nhịp chương trình? - Hình 3

Nhiều phụ huynh sốt ruột vì con chưa theo kịp chương trình.

Một phụ huynh khác kể: Từ đầu năm đến nay, cứ buổi tối là cả nhà cùng “đánh vật” với những con chữ. Sau mỗi buổi học, cô giáo sẽ chụp ảnh các chữ gửi trong nhóm Zalo rồi yêu cầu phụ huynh cho con em rèn chữ ở nhà. Tức là phụ huynh phải viết chữ mẫu vào tập để bé nhìn vào đó viết tiếp cho đúng. Việc này không dễ dàng chút nào khi phụ huynh không phải là giáo viên, không thể viết đẹp, viết đúng chiều cao, khoảng cách của các con chữ.

“Dù cố gắng là vậy nhưng con chưa kịp học xong chữ này thì trên lớp đã học qua chữ khác, rồi ghép vần, ghép câu, đọc đoạn văn, trả lời câu hỏi. Đó là chưa kể học số và làm toán. Có thể con mình hơi chậm nhưng một phần chương trình cũng đi khá nhanh. Học xong học kỳ 1 nhưng thằng bé còn lẫn lộn chữ này qua chữ nọ, âm này qua âm kia chứ đừng nói tới đọc cả đoạn văn ngắn. Bố mẹ thì đi làm về nấu nướng ăn uống xong cũng quá đuối”, phụ huynh này bày tỏ.

Trên một số hội nhóm của phụ huynh có con học lớp 1, nhiều bố mẹ cũng “than trời” vì kết thúc học kỳ 1, kiến thức ôn tập môn tiếng Việt quá nhiều.

Video đang HOT

Đánh vật cả học kỳ với chương trình lớp 1 mới, Tết này bố mẹ sẽ cho con chơi hay vẫn học xuyên ngày đêm để bắt kịp nhịp chương trình? - Hình 4

Có phụ huynh còn đăng cả video lên nhờ tư vấn.

Chương trình lớp 1 năm nay biết là mới, nhưng quá nhiều, quá nặng so với thực tế học lực của các bé tuổi lớp 1. Thi học kỳ con làm bài không tốt, điểm không cao. Qua học kỳ hai chưa biết tính sao”, một bà mẹ hoang mang nói.

Tranh thủ cùng con “cày” dịp nghỉ Tết

Theo kế hoạch thời gian năm học 2020-2021 giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên của UBND TP. HCM, học sinh sẽ được nghỉ Tết Âm lịch Tân Sửu 2021 từ ngày 8/2/2021 đến hết 16/2/2021. Ngày 6 và 7/2 vào thứ Bảy và Chủ nhật, do đó học sinh sẽ được nghỉ tất cả 11 ngày. Đây cũng là khoảng nghỉ “quý giá” nhiều phụ huynh TP. HCM tận dụng để “phụ đạo” thêm cho con.

“Năm nay coi như không có Tết. Nếu muốn không ở lại lớp thì bố mẹ phải cố, con cũng cố, tranh thủ vài ngày nghỉ để ôn luyện lại kiến thức. Tết nhất ai cũng muốn nghỉ ngơi, vui chơi nhưng cứ đà này mà thả nổi thì qua học kỳ 2 tụi nhỏ cũng đuối dần rồi chán học, ảnh hưởng cả thành tích lẫn tâm lý” , anh Minh Tuấn (Tân Bình, TP. HCM) nêu ý kiến trên một diễn đàn.

Trên thực tế, với nhiều phụ huynh đi làm cả tuần bận rộn, hầu như không có thời gian nghỉ ngơi để kèm cặp cho con thì việc lên kế hoạch dạy thêm cho con vào những ngày nghỉ Tết Nguyên đán có thể hiểu được. Tuy nhiên, bên cạnh đó nhiều ý kiến cho rằng, việc học là cả năm, cả đời, không thể cả 4 tháng trời bắt tụi nhỏ căng thẳng nào chữ nào số giờ lại “cướp” đi những ngày đáng ra phải được vui chơi của con em mình.

Đánh vật cả học kỳ với chương trình lớp 1 mới, Tết này bố mẹ sẽ cho con chơi hay vẫn học xuyên ngày đêm để bắt kịp nhịp chương trình? - Hình 5

“Không hiểu sao nhiều người có suy nghĩ ép con học xuyên Tết. Đồng ý con không theo kịp thì cả nhà cùng căng thẳng, lo lắng, nhưng thử hỏi trong không khí nhà nhà vui vẻ đi chơi, đi chúc Tết thì tụi nhỏ có tập trung được không? Có thể thỉnh thoảng nhắc cho con khỏi quên bài, nhưng bắt con học cả chục ngày Tết thì không phải lo cho con mà đơn giản là bố mẹ quá coi trọng thành tích” , một phụ huynh phản đối.

Có bà mẹ “hiến kế”, thay vì bỏ bê việc học của con hoặc ép con rèn chữ hàng ngày, bố mẹ có thể sáng tạo các trò chơi cho con nhớ mặt chữ và con số, thêm vào đó tạo thói quen đọc sách cho con nghe để con quen dần với các đoạn văn.

Cách vừa học vừa chơi này có thể sử dụng mọi lúc mọi nơi, cải thiện dần kiến thức cho con mà không lo chuyện “cả nhà mất Tết”. Bởi nếu “đốt cháy giai đoạn” mà dạy trẻ liên tục trong nhiều ngày, chắc chắn trẻ sẽ “lạc” vào rừng chữ mà không biết nên bắt đầu lại từ đâu. Học nhanh và học nhiều, viết nhiều như thế, hiệu quả ra sao là điều có thể nhìn thấy.

“Mục tiêu của lớp 1 dù chương trình cũ hay mới đều là các con nhận diện con chữ, đọc thông, viết thạo; biết làm toán cộng trừ trong phạm vi của chương trình. Mỗi đứa trẻ có sự tiếp thu khác nhau. Nếu các con tiếp thu được thì tốt, tiếp thu chậm cũng không sao, vì học tập là cả một quá trình. Đừng để những con số, con chữ và điểm số là nỗi ám ảnh” , một phụ huynh nhận định.

Giáo viên tiểu học gợi ý mẹo giúp rèn kỹ năng cho học sinh đọc yếu

Trước tình trạng kết thúc học kỳ nhưng nhiều bạn vẫn chưa đọc tốt, cô Thái Thị Thanh (Giáo viên trường tiểu học Hiến Sơn, huyện Đô Lương, Nghệ An) chia sẻ một số kinh nghiệm của mình:

“Chưa đọc được là do các cháu chưa nhớ chắc mặt chữ và chưa biết cách ghép âm và vần. Đến thời điểm này thì tiếng đã có 4 ,5 chữ ghép lại, những bạn yếu sẽ rất khó học.

Điều trước hết ai cũng biết, muốn đọc được thì các cháu phải thuộc bảng chữ cái. Cách duy nhất là các mẹ phải bắt các cháu đánh vần tất cả các tiếng cho quen. Mẹ không được đọc trước con đọc sau nhé. Chỉ nghe cháu đánh vần chữ nào các cháu không nhớ mới nhắc giữa chừng thôi, và nhớ chỉ có động viên không được to tiếng.

Cách đánh vần như sau: Hãy đánh vần lại phần vần trước rồi mới ghép phần đầu.

Cam: a- m- am- c – am- cam

Cảm: a-m- am – c-am- cam -hỏi – cảm

Lớp mình có 35 cháu trừ 2 cháu khuyết tật, tất cả các cháu đều biết đọc trơn. Hơn 20 cháu đọc trơn rất tốt và đã biết đọc truyện tranh rồi. Lớp có nhiều học sinh đọc kém, áp dụng cách này cũng đã thành công, học sinh tiến bộ rất nhiều.

Con không học "tiền lớp 1" nhưng tôi nhất quyết chỉ dạy đúng 30 phút mỗi tối, cuộc đời vì thế tươi đẹp, nhàn nhã làm sao!

Vợ chồng tôi giữ vững quan điểm: Sau một ngày mệt nhoài với chữ và số ở trường, khoảng thời gian ở nhà là lúc con được thư giãn, phục hồi năng lượng để chuẩn bị cho ngày học tiếp theo.

Chính vì vậy giờ rèn chữ của con không được quá 30 phút. Thời gian còn lại để con vẽ vời, đọc sách, đá bóng, đạp xe...

Nhiều bạn bè hỏi, chương trình lớp 1 năm nay quá nặng, tôi đã chuẩn bị gì, có bị "đuối" không? Chuẩn bị thì có, vì tôi thấy hầu như năm nào phụ huynh cũng than con học tiếng Việt vất vả, chỉ là năm học này bị đánh giá là nặng hơn cả. Sách Tiếng Việt lớp 1 hầu như đều bỏ qua giai đoạn dạy vỡ lòng để đi ngay vào đọc, viết. Nội dung sách thiết kế với tốc độ học khá nhanh. Hết tháng đầu tiên đi học, bé nhà tôi đã được yêu cầu đọc viết một đoạn văn dài.

Năm nay tận dụng thời gian nghỉ dịch ở nhà, tôi cho con nhận biết qua bảng chữ cái. Cứ tưởng như thế là hành trang vào lớp 1 cũng ngon nghẻ, nhưng chỉ "sóng yên biển lặng" được 1 tuần đầu.

Từng có lúc con khóc thét, mẹ tưởng chừng sắp thần kinh

Mỗi buổi ở lớp, con học hai chữ, đi kèm với từ ghép. Tiếp theo, con đọc đoạn văn cuối bài và trả lời câu hỏi. Sau 2 tuần, con bị cô giáo nhắc nhở nhiều lần vì chưa thuộc hết âm ghép, ghép vần chậm. Cộng thêm mỗi ngày con mang về 3 tờ bài tập cùng phiếu đọc. Do đó, tối nào hầu như tôi cũng phải dành ít nhất hai tiếng để kèm con.

Những ngày đầu "đánh vật" cùng con, có nhiều lúc tôi lẫn lộn cảm xúc: Lo lắng, thương và tức giận không kiềm chế được, ép con viết lại viết đi, đọc lui đọc tới. Mẹ càng ép con càng tỏ ra chán nản. Mẹ càng cáu con càng cuống, mẹ càng cố nhanh con lại càng chậm.

Kết thúc buổi học hôm nào con cũng rớm nước mắt. Mẹ thì stress, máu như dồn hết lên não. Ép con học chả biết con có học giỏi hơn không nhưng mẹ thì như sắp thần kinh. Có khi con sợ hơn cả bố mẹ.

Con không học tiền lớp 1 nhưng tôi nhất quyết chỉ dạy đúng 30 phút mỗi tối, cuộc đời vì thế tươi đẹp, nhàn nhã làm sao! - Hình 1

Từng có giây phút cả mẹ và con đều mệt mỏi với việc học. (Ảnh minh họa)

Ngẫm lại, bé đầu của tôi cũng không học trước ở nhà hay học thêm nhưng cuối năm thành tích không hề tệ Thậm chí con còn có phần trội hơn khá nhiều bạn đã học lớp tiền lớp 1. Vợ chồng tôi vì thế thống nhất, mặc kệ chương trình nặng hay nhẹ, xác định học kỳ 1 thì thong thả cho con quen dần, học kỳ 2 tăng tốc hợp lý, chấp nhận để con chậm hơn bạn bè trong lớp.

Cuộc sống an nhàn bắt đầu...

Mỗi ngày đi học về, lịch trình của con sẽ là 6h30 ăn cơm, 7h30 bắt đầu viết chữ hoặc đánh vần, sau đó học số, đọc bài thơ ngắn hay vài trang truyện tranh. Cả học cả chơi gói gọn trong 1 tiếng, trong đó tiếng Việt tối đa chỉ 30 phút. Dù con đọc chậm đến đâu vợ chồng tôi vẫn cố lắng nghe đến khi con tự đọc được và luôn động viên "Con bố/mẹ đọc tốt quá. Cả nhà mình cùng cố gắng nhé".

Kết quả ban đầu chắc các bố mẹ cũng đoán ra được, thằng bé viết chữ xấu, không đúng ô li, tập đọc câu được câu mất, vở học thường bị phê: "Con đọc chậm"; "Con viết chậm". Điều được là mỗi buổi tối, khi chuông báo thức reo, con sẽ tập trung ngồi vào bàn học, viết bài, đọc chữ theo hướng dẫn của bố hoặc mẹ và có quyền yêu cầu dừng lại khi thấy mệt.

Trên thực tế, trong thời gian đầu, trẻ thường gặp khó khăn trong chữ viết và phát âm. Tuy nhiên hết học kỳ I, hầu hết các con sẽ theo được chương trình. Vì vậy có đi chậm hay nhanh thì cuối năm con cũng học hết 29 chữ cái và khoảng 138-140 vần tiếng Việt để biết đọc biết viết cơ bản. Mà đó chẳng phải là mục tiêu to lớn nhất của lớp 1 hay sao?

Con không học tiền lớp 1 nhưng tôi nhất quyết chỉ dạy đúng 30 phút mỗi tối, cuộc đời vì thế tươi đẹp, nhàn nhã làm sao! - Hình 2

Tôi nghĩ: Mình đừng áp lực gì cho con cả. Viết đẹp cũng được, xấu cũng chẳng sao, chủ yếu gợi ý, đồng hành để con có tinh thần tự giác học và phải làm thế nào để con thích học. Mỗi buổi học của mẹ con tôi vì thế thường là kiểu "vừa học vừa chơi", có thể là viết chữ, có thể dùng flash card chơi trò tìm chữ... Tôi cũng tìm thấy những ưu điểm của con tự động viên mình, và khen ngợi những ưu điểm đó với con để con cũng hạnh phúc và tự tin.

Quan điểm của tôi là không so sánh con với các bạn, chỉ so sánh con với chính con ngày trước. Chẳng hạn, tuần trước thằng bé mất 50 phút mới viết được 60 chữ cô cho về nhà thì tuần này, cũng chừng đó chữ nhưng con chỉ mất 10 phút. Như vậy đã là thành công.

Bố mẹ nào cũng đều có tâm lý chung muốn con phải viết đẹp, đọc tốt, ghi nhớ chính xác. Với tâm lý này, áp lực chúng ta dành cho con cái quá nặng nề. Không kể đến chuyện đã học trước lớp tiền tiểu học hay chưa thì mỗi trẻ có một khả năng tiếp thu khác nhau. Trong một lớp có em đọc trơn được, có em còn phải đánh vần là chuyện bình thường. Đòi hỏi trẻ nào cũng viết nhanh, viết đẹp ngay từ đầu không bằng con biết chữ nào chắc chữ đó. Việc nhồi nhét cho đầy kiến thức vào đầu con đến tận 10, 11h đêm chẳng khác nào một cách "bạo hành" tinh thần đứa nhỏ.

Ở lớp 1, trẻ vừa chuyển tiếp từ môi trường mầm non vui vẻ, thoải mái lên một môi trường mới. Vậy mà ở trường thì bị cô thúc giục, phê bình, về nhà lại bị bố mẹ ép học và la mắng. Đứa trẻ ở giữa "hai gọng kìm" khó tránh khỏi cảm giác bị tổn thương và cho rằng mình "ngu dốt", kém cỏi.

Hãy nhớ, đứa trẻ nào rồi cũng sẽ lớn. Chương trình lớp 1 nhanh, khó là một chuyện, quan điểm của cha mẹ như thế nào lại là một chuyện khác. Điều vợ chồng tôi mong muốn chỉ đơn giản là con vui vẻ mỗi sáng vào lớp và không thấy áp lực khi về nhà.

Con không học tiền lớp 1 nhưng tôi nhất quyết chỉ dạy đúng 30 phút mỗi tối, cuộc đời vì thế tươi đẹp, nhàn nhã làm sao! - Hình 3

Để làm được điều này, chúng tôi xác định sẽ phải chuẩn bị tinh thần để giữ bình tĩnh trước những lời phê bình và kiên nhẫn đi cùng con từng bước một, bao dung và tin tưởng con. Bố mẹ cũng cần phải "bơ đi mà sống" khi nhìn con người khác đọc vanh vách sách này sách nọ hay bỏ ngoài tai những lời chê bai dị nghị không đáng có. Nói chung dạy trẻ phải thật kiên trì và tâm trạng phải luôn vui vẻ, chấp nhận con chậm và đi từ từ. Nóng vội, đốt cháy giai đoạn chỉ làm khổ trẻ khổ cả bố mẹ.

Hãy xác định bố mẹ cũng là người thầy lớn của con, đừng vì chán nản mà phó mặc con cho thầy cô hay quá đặt nặng kì vọng của mình lên vai con. Cố gắng bình tĩnh, hỗ trợ chúng theo khả năng, thời gian của mình. Đồng thời, phối hợp với thầy cô để hướng dẫn con phù hợp yêu cầu của chương trình, sách giáo khoa. Chỉ cần phụ huynh giữ tinh thần vững vàng, tin tưởng con, tin rằng quãng thời gian thử thách mang tên lớp 1 sẽ trôi qua êm đẹp.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Việt Nam lên tiếng về thông tin Tổng thống Mỹ yêu cầu quan chức không dự lễ kỷ niệm 30-4Việt Nam lên tiếng về thông tin Tổng thống Mỹ yêu cầu quan chức không dự lễ kỷ niệm 30-4
21:11:36 24/04/2025
Bắt đôi vợ chồng liên quan chuyên án ma túy và giúp hung thủ Bùi Đình Khánh bỏ trốnBắt đôi vợ chồng liên quan chuyên án ma túy và giúp hung thủ Bùi Đình Khánh bỏ trốn
18:34:47 24/04/2025
Mang 40 chỉ vàng đi bán, đôi vợ chồng ở Thái Nguyên làm một việc khiến chủ tiệm "cúi đầu cảm tạ"Mang 40 chỉ vàng đi bán, đôi vợ chồng ở Thái Nguyên làm một việc khiến chủ tiệm "cúi đầu cảm tạ"
18:50:31 24/04/2025
Vợ Quý Bình khóc nghẹn: 'Tôi đã sống 49 ngày không còn bình thường'Vợ Quý Bình khóc nghẹn: 'Tôi đã sống 49 ngày không còn bình thường'
23:16:54 24/04/2025
Nam NSƯT 75 tuổi sở hữu biệt thự trải dài từ Việt Nam sang Mỹ, đàn em nói phải tu nhiều kiếp mới gặp đượcNam NSƯT 75 tuổi sở hữu biệt thự trải dài từ Việt Nam sang Mỹ, đàn em nói phải tu nhiều kiếp mới gặp được
19:42:15 24/04/2025
"Tất tay" mua hơn 300 chỉ vàng, người phụ nữ ở Hà Nội mất ngủ khi giá lao dốc, biết số tiền lỗ mà hoảng"Tất tay" mua hơn 300 chỉ vàng, người phụ nữ ở Hà Nội mất ngủ khi giá lao dốc, biết số tiền lỗ mà hoảng
18:47:11 24/04/2025
Cô gái sinh năm 2007 đặt cuốc taxi 5 triệu đồng nhưng hủy chuyến, tài xế lập tức báo công an: "Không làm thế chắc tôi ân hận cả đời"Cô gái sinh năm 2007 đặt cuốc taxi 5 triệu đồng nhưng hủy chuyến, tài xế lập tức báo công an: "Không làm thế chắc tôi ân hận cả đời"
19:16:59 24/04/2025
Nam diễn viên Việt kết hôn đồng giới được mời livestream giá 120 triệu, từ chối thẳngNam diễn viên Việt kết hôn đồng giới được mời livestream giá 120 triệu, từ chối thẳng
21:42:42 24/04/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Xe máy va chạm ô tô khách trong cơn mưa tầm tã, nam sinh viên tử vong

Xe máy va chạm ô tô khách trong cơn mưa tầm tã, nam sinh viên tử vong

Tin nổi bật

02:32:31 25/04/2025
Trước đó, vào khoảng 19h, người dân sống trên đường Quang Trung (đoạn qua phường 11, quận Gò Vấp) nghe tiếng động mạnh từ vụ va chạm xe máy và ô tô khách 16 chỗ. Thời điểm này đang có mưa giông khá lớn.
Hoa hậu Việt cả đời chỉ đóng 1 phim mà sau 15 năm vẫn hot rần rần, nhan sắc gây sốc khiến dân tình hết hồn

Hoa hậu Việt cả đời chỉ đóng 1 phim mà sau 15 năm vẫn hot rần rần, nhan sắc gây sốc khiến dân tình hết hồn

Hậu trường phim

23:37:42 24/04/2025
Hàng loạt những trích đoạn của Mai Phương Thúy trong bộ phim Âm Tính được chia sẻ lại và thu hút nhiều người xem.
"Nàng tiên hoa" đẹp chấn động địa cầu: Nhan sắc vô địch Trung Quốc, visual không có thực ở nhân gian

"Nàng tiên hoa" đẹp chấn động địa cầu: Nhan sắc vô địch Trung Quốc, visual không có thực ở nhân gian

Sao châu á

23:34:25 24/04/2025
Diện chiếc váy này lên, trông Địch Lệ Nhiệt Ba giống như một nàng tiên hoa tươi trẻ, đầy nữ tính và căng tràn sức sống.
NSND Thu Hà đẹp mặn mà tuổi 56, diễn viên Phương Oanh gây sốt

NSND Thu Hà đẹp mặn mà tuổi 56, diễn viên Phương Oanh gây sốt

Sao việt

23:19:40 24/04/2025
NSND Thu Hà quyến rũ bên hoa ở tuổi 56. Phương Oanh khoe ảnh cặp song sinh siêu đáng yêu. Bức ảnh hiện có hơn 37 nghìn lượt thích.
Sơn Tùng M-TP đánh bại HIEUTHUHAI, 'nàng thơ' của Đen Vâu

Sơn Tùng M-TP đánh bại HIEUTHUHAI, 'nàng thơ' của Đen Vâu

Nhạc việt

22:59:58 24/04/2025
Sơn Tùng M-TP đứng đầu ở các giải thưởng của The Official Vietnam Chart - Nghệ sĩ trong nước của năm , top 1 và 2 Bài hát trong nước của năm .
Mẹ đơn thân từ chối hẹn hò với trai tân, nghẹn ngào nói lý do

Mẹ đơn thân từ chối hẹn hò với trai tân, nghẹn ngào nói lý do

Tv show

22:29:23 24/04/2025
Được mai mối với nam quản lý còn độc thân, đàng gái do dự rồi quyết định không bấm nút hẹn hò khiến hai MC tiếc nuối.
'Bom tấn' đối đầu phim Lý Hải, Victor Vũ ở phòng vé Việt

'Bom tấn' đối đầu phim Lý Hải, Victor Vũ ở phòng vé Việt

Phim âu mỹ

22:24:36 24/04/2025
Thunderbolts (tựa Việt: Biệt đội sấm sét) của Marvel đã được trình chiếu trước báo giới và nhận được nhiều phản hồi tích cực từ những khán giả đầu tiên.
Dùng thuốc trong Hội chứng Dressler

Dùng thuốc trong Hội chứng Dressler

Sức khỏe

21:40:42 24/04/2025
Hội chứng Dressler có thể gây những biến chứng nguy hiểm như tràn dịch ngoài màng tim, chèn ép tim, suy tim, rối loạn nhịp tim
Nguyên Giám đốc CDC Lâm Đồng lĩnh án 5 năm tù

Nguyên Giám đốc CDC Lâm Đồng lĩnh án 5 năm tù

Pháp luật

21:20:25 24/04/2025
Với hành vi gây thiệt hại tài sản cho nhà nước hơn 7,2 tỷ đồng, ông Nguyễn Quốc Minh, nguyên Giám đốc CDC Lâm Đồng đã bị TAND tỉnh Lâm Đồng đã tuyên phạt 5 năm tù giam.
NÓNG: Kênh Spotify của BLACKPINK bất ngờ tràn ngập video 18+, chuyện gì đây?

NÓNG: Kênh Spotify của BLACKPINK bất ngờ tràn ngập video 18+, chuyện gì đây?

Nhạc quốc tế

21:18:12 24/04/2025
Ngày 24/4, cộng đồng mạng không khỏi hoang mang trước những nội dung được đăng tải trên kênh Spotify của BLACKPINK.
Số lượng sắc lệnh 'khủng' của Tổng thống Trump

Số lượng sắc lệnh 'khủng' của Tổng thống Trump

Thế giới

21:17:51 24/04/2025
Chưa đến ngưỡng 100 ngày đầu tiên của nhiệm kỳ 2, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ban hành sắc lệnh hành pháp với số lượng kỷ lục và tạo nên những thay đổi lớn trong chính sách Mỹ.