Danh sách 82 trường ĐH-CĐ sử dụng điểm thi đánh giá năng lực ĐHQG TP.HCM
Tính đến thời điểm này đã có đến 1.266 ngành của 49 trường đại học, cao đẳng đăng ký sử dụng hệ thống xét tuyển chung của ĐH Quốc gia TP.HCM.
Theo thống kê của ĐH Quốc gia TP.HCM, đến thời điểm hiện tại, đã có 82 đơn vị giáo dục trong cả nước đăng ký sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do ĐH này tổ chức để xét tuyển. Trong đó bao gồm 10 đơn vị thành viên của ĐH Quốc gia TP.HCM và 67 trường đại học, năm trường cao đẳng ngoài hệ thống.
Đặc biệt, tính đến thời điểm này đã có đến 1.266 ngành của 49 trường đại học, cao đẳng đăng ký sử dụng hệ thống xét tuyển chung của ĐH Quốc gia TP.HCM. Trong đó, có 254 ngành của ĐH Quốc gia TP.HCM, 1.012 ngành của các trường khác.
Thí sinh dự thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM năm 2021 vừa qua. Ảnh: PA
Được biết, theo kế hoạch của ĐH Quốc gia TP.HCM, năm nay, ĐH này sẽ tổ chức hai đợt thi đánh giá năng lực.
Kỳ thi đợt một được tổ chức vào ngày 27-3 tại 17 tỉnh/thành phố, gồm: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Bình Thuận, Khánh Hòa, Đắk Lắk, TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bến Tre, Bạc Liêu, An Giang, Kiên Giang và Cần Thơ.
Thời gian đăng ký thi đợt một từ 28-1 đến 28-2.
Ở đợt 2, thời gian đăng ký sẽ từ ngày 6-4 đến 25-4. ĐH Quốc gia TP.HCM dự kiến tổ chức thi vào ngày 22-5, tức trước kỳ thi tốt nghiệp THPT khoảng một tháng, tại bốn địa phương là Đà Nẵng, Khánh Hòa, TP.HCM, An Giang.
Video đang HOT
Đánh giá năng lực là kỳ thi do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức từ năm 2018 nhằm mục tiêu đa dạng hóa phương thức tuyển sinh, góp phần tuyển chọn được những thí sinh có đủ năng lực và phù hợp với đặc thù của các chương trình đào tạo.
Tham gia kỳ thi, thí sinh chỉ cần làm một bài thi duy nhất gồm 120 câu hỏi trắc nghiệm trong vòng 150 phút.
Danh sách 82 trường ĐH-CĐ xét tuyển như sau:
Làn gió mới cho giáo dục nghề nghiệp
Trong dịch bệnh, nhiều trường vẫn tìm cách thích ứng để tồn tại và phát triển. Hệ thống giáo dục nghề nghiệp đứng trước cơ hội phát triển mới
Bên cạnh những trường khó tuyển sinh vẫn có những trường cao đẳng, trung cấp tuyển sinh tốt, thậm chí rất tốt. Đạt được kết quả này, bên cạnh công tác đảm bảo chất lượng đào tạo, các trường đã luôn nỗ lực vượt qua nhiều khó khăn.
Nhiều trường tuyển vượt chỉ tiêu
Xét về tổng thể, năm 2021, giáo dục nghề nghiệp tuyển sinh không đạt chỉ tiêu để ra. Số liệu của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (thuộc Bộ Lao động Thương binh và Xã hội) cho biết tính đến 31-12-2021, cả nước tuyển sinh được 1.915.548 người, đạt 85,14% kế hoạch (trình độ cao đẳng, trung cấp: 375.108 người, đạt 65,81%... Một số ngành, nghề có kết quả tuyển sinh tốt như máy tính và công nghệ thông tin, công nghệ kỹ thuật, du lịch...
Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đánh giá nguyên nhân khiến tuyển sinh không đạt chỉ tiêu do dịch bệnh Covid-19 bùng phát, việc tổ chức đào tạo chuyển sang hình thức trực tuyến, việc thực hành, thực tập tại doanh nghiệp khó thực hiện; công tác tư vấn, hướng nghiệp cho học sinh phổ thông không thực hiện theo hình thức trực tiếp; việc di chuyển của người học đến các địa phương gặp khó khăn...
Sinh viên Trường CĐ Kỹ thuật Cao Thắng trong giờ thực hành
Chỉ tiêu chung không đạt song nhiều trường cao đẳng tuyển sinh vẫn rất tốt. Thạc sĩ Võ Long Triều, Hiệu trưởng Trường CĐ Công nghệ Thủ Đức, cho biết chỉ tiêu tuyển sinh của trường là 3.300, kết quả tuyển sinh năm 2021 vẫn vượt chỉ tiêu đề ra. PGS-TS Nguyễn Đức Minh, Hiệu trưởng Trường CĐ Kinh tế đối ngoại, cho biết năm 2021 trường có 2.650 chỉ tiêu, kết quả tuyển sinh vượt hơn 100 sinh viên. Tại nhiều trường khác như Trường CĐ Kỹ thuật Cao Thắng, Trường CĐ Lý Tự Trọng... kết quả tuyển sinh luôn đạt chỉ tiêu đề ra. Hiệu trưởng Trường CĐ Kinh tế đối ngoại cho rằng số lượng các cơ sở giáo dục nghề nghiệp khá nhiều song nguồn tuyển lại không nhiều. Ngoài công tác đảm bảo chất lượng, trường luôn đổi mới công tác truyền thông để tiếp cận thí sinh trong điều kiện không thể tiếp cận trực tiếp do dịch bệnh Covid-19.
Thích ứng nhanh
Ông Đặng Minh Sự, Trưởng Phòng Giáo dục nghề nghiệp, Sở Lao động Thương binh và Xã hội TP HCM, cho rằng thời điểm từ tháng 5-2021 khi dịch bệnh bùng phát tại TP HCM, nhiều trường cao đẳng, trung cấp dù phải tạm thời đóng cửa trường nhưng vẫn tích cực trong công tác phòng chống dịch cũng như tăng cường công tác truyền thông để tuyển sinh trong điều kiện mới. Nhiều trường, đặc biệt là trường có đào tạo khối ngành sức khoẻ như Trường CĐ Đại Việt Sài Gòn, Trường CĐ Viễn Đông đã cử giảng viên, sinh viên ngành y tham gia chống dịch.
Cũng theo ông Sự, nhiều trường đã đổi mới công tác tuyển sinh, chuyển từ hình thức tiếp cận trực tiếp sang truyền thông online và trên các phương tiện truyền thông... những nỗ lực đó đã được ghi nhận khi nhiều trường có kết quả tuyển sinh rất tốt.
Đại diện nhiều trường cao đẳng, trung cấp cho rằng hệ thống giáo dục nghề nghiệp quá nhiều cơ sở đào tạo, chất lượng không đồng đều, chồng chéo nên không tập trung được nguồn lực tạo ra sự lãng phí. Điều này đặt ra yêu cầu phải quy hoạch, sắp xếp lại hệ thống giáo dục nghề nghiệp.
Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cho biết hiện đang trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành Đề án Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045. Theo kế hoạch, mạng lưới các trường được đầu tư trở thành trường chất lượng cao từng bước được nâng cao năng lực; đội ngũ giáo viên được nâng cao cả về kỹ năng nghề và sư phạm; cơ sở vật chất được tăng cường, cơ bản đáp ứng được nhu cầu đào tạo theo yêu cầu của thị trường và người sử dụng lao động; năng lực đội ngũ cán bộ quản lý ngày càng được nâng cao; công tác quản trị nhà trường được đổi mới và hiệu quả hơn. Tổng cục cũng tiếp tục rà soát, đánh giá, lựa chọn trường nghề có năng lực đào tạo tốt để hỗ trợ đầu tư tập trung, đồng bộ theo quy định để đạt tiêu chí của trường nghề chất lượng cao.
Phát biểu tại hội nghị tổng kết giáo dục nghề nghiệp năm 2021 và triển khai nhiệm vụ năm 2022, ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội yêu cầu trong năm 2022, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cần tăng cường đầu tư hoàn thiện toàn bộ nội dung thể chế: chiến lược, quy hoạch, chương trình; nâng cao năng lực đội ngũ, nâng tầm chất lượng đội ngũ cán bộ..., nhất là các địa phương, các cơ sở; sắp xếp bộ máy, mạng lưới; đối mới công tác đào tạo, chú trọng đào tạo mới, đào tạo lại.
Cần hành lang pháp lý đồng bộ Dù đã có những quy định trong Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 nhưng các trường cao đẳng hiện nay vẫn gặp phải nhiều vướng mắc khi thực hiện tự chủ. Tự chủ tài chính ở nhiều trường nghề vẫn gặp khó. Ảnh minh họa Thiếu cơ chế, hành lang pháp lý Tự chủ đã được Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp, Bộ...