‘Đánh liều’ nuôi chim khổng lồ, lão nông không ngờ lãi 500 triệu đồng
Chăn nuôi gà, vịt nhiều năm nhưng không lời lãi, thậm chí còn thua lỗ do dịch bệnh hoặc giá thấp, ông Thuỷ đánh liều tìm đến thứ “chim khổng lồ”. May mắn đã đến với ông từ khoản lãi 500 triệu/năm.
“Đánh liều” nuôi… chim to khổng lồ
Trước đây, vợ chồng ông Đào Đức Thuỷ (tiểu khu 5, thị trấn Vạn Hà, huyện Thiệu Hoá, Thanh Hoá) làm trang trại chăn nuôi gà, vịt, ngan…Tuy làm nhiều năm mà lời lãi không được bao nhiêu, thậm chí có năm, gia đình ông còn lỗ vốn vì dịch bệnh, giá cả bấp bênh.
Năm 2015, trong một lần xem trên tivi, ông Thuỷ thấy hấp dẫn với việc phát triển kinh tế nhờ nuôi chim đà điểu ở Hải Dương và Hưng Yên. Ngay lập tức, ông Thuỷ khăn gói lên đường ra những nơi này để học hỏi kinh nghiệm.
Theo ông Thuỷ, đà điểu châu Phi được công nhận là loài chim khổng lồ to nhất thế giới.
Trở về, ông bàn với vợ đánh liều vay mượn, dồn hết vốn liếng vào thử nuôi thứ chim khổng lồ này. Ban đầu, ông Thuỷ chỉ dám mua 35 con, giá của mỗi con là 2 triệu đồng.
Một thời gian sau thấy đà điểu dễ nuôi, lớn nhanh, ông tiếp lục “liều” thêm một phen nữa là mua thêm hơn 100 con nữa, nâng tổng đàn lên 150 con.
Những năm đầu, ông đầu tư số tiền lên đến cả bạc tỉ nhưng đến khi bán thịt thì người dân không ai mua. Vì thịt đà điểu thương phẩm khi đó người dùng còn chưa biết đến nhiều. Vợ chồng ông Thuỷ thật sự sốc và lo lắng không biết phải xử lý thế nào.
Ròng rã nhiều tháng trời, ông Thuỷ đi gõ cửa các nhà hàng để giới thiệu thực phẩm, rồi đưa lên mạng xã hội để quảng bá. Phải mất 2-3 năm, ông Thuỷ mới thiết lập được thương hiệu và cung ứng cho thị trường.
Đánh liều nuôi thứ chim khổng lồ, ông Thuỷ đã thu nhập hàng trăm triệu/năm.
Lãi khoảng 500 triệu mỗi năm
Video đang HOT
Hiện tại, trang trại nuôi chim đà điểu khổng lồ của gia đình ông Thủy luôn duy trì 100 con đà điểu bố mẹ, 100 con đà điểu thương phẩm.
Để mở rộng thêm số lượng đà điểu, năm 2019, gia đình ông Thủy đã cho ấp nở thành công đà điểu giống. Đà điểu sau khi sinh sản, ấp trong vòng 40 ngày sẽ nở con và nuôi khoảng 1 tháng có thể bán giống.
Nuôi đà điểu không khó, chúng có thể ăn rất nhiều loại thức ăn như các loại cỏ voi, rau muống, bèo tây…
Hiện nay, 1 năm trang trại này sản xuất khoảng 600 con đà điểu giống, trong đó bán giống 350 con, còn lại trang trại để nuôi thương phẩm. Mỗi con hiện có giá từ 1,9-2,5 triệu đồng/con.
Đà điểu thương phẩm sau khi nuôi 10-12 tháng có thể xuất chuồng, trọng lượng đạt từ 90-120 kg/1 con, ông Thủy đang bán với giá từ 8-10 triệu đồng/con.
Năm 2019, gia đình ông Thủy đã cho ấp nở thành công đà điểu giống, bán với giá 1,9-2,5 triệu đồng/con.
Nhờ mạnh dạn đầu tư phát triển chăn nuôi đà điểu, mỗi năm, gia đình ông Thủy lời khoảng 500 triệu đồng. Ngoài ra, trang trại nuôi chim đà điểu khổng lồ của ông Thủy đang tạo công việc quanh năm cho 3 lao động là người địa phương với thu nhập 4-5 triệu đồng/người/tháng.
“Tôi năm nay gần 50 tuổi, hoàn cảnh khó khăn nhưng ở độ tuổi của tôi các công ty không còn nhận nữa. May mắn tôi được gia đình anh Thuỷ cho làm việc ở đây vừa gần nhà, công việc lại nhẹ nhàng, mức lương cũng ổn định, ngày làm 8 tiếng. Với tôi có được công việc như thế này là quá tốt rồi” – một lao động làm cho gia đình ông Thuỷ chia sẻ.
“Thời gian khai thác đà điểu mái và trống khá dài, con mái từ 40-50 năm, con trống từ 12-15 năm. Thông thường các trại nuôi đà điểu chọn 2 mái thì cần 1 con trống để sinh sản. Đối với con chim đà điểu nuôi 3 năm là có thể đẻ trứng, nên lấy trứng cho vào lò ấp thì tỷ lệ nở đạt cao hơn. Tới đây, tôi sẽ tiếp tục thuê đất để mở rộng chuồng trại, nâng số lượng đà điểu khoảng 500 con thương phẩm” – ông Thuỷ chia sẻ.
Theo ông Thuỷ, đà điểu châu Phi được công nhận là loài chim khổng lồ to nhất thế giới. Chúng rất dễ nuôi, có thể ăn rất nhiều loại thức ăn khác nhau miễn là nuốt được vào bụng như: Các loại cỏ voi, rau muống, bèo tây…
Ngoài ra, chim đà điểu còn ăn cát sỏi giúp bộ máy tiêu hóa của đà điểu hoạt động tốt hơn, hỗ trợ chúng nghiền nhỏ thức ăn trong bao tử, nhưng chỉ nên cho ăn một lượng vừa phải. Và bổ sung thêm các loại vitamin, cũng như B1, B2, B6, premix khoáng, thức ăn từ động vật như trùn quế, dế, giun…
Sau khi trang trại của ông Thuỷ thành công, người dân ở khắp nơi đã đến học hỏi kinh nghiệm để làm giàu từ giống chim khổng lồ này. Ông Thuỷ không ngần ngại chia sẻ bí quyết, cũng như hỗ trợ những ai có nhu cầu và rất nhiều người thành công giống như ông.
Nuôi con "da trâu", sợ tiếng ồn, nông dân Việt kiếm tiền tỷ/năm
Trứng của chúng cũng có kích thước khổng lồ giúp mang về nhiều tiền.
Với đôi chân dài và khả năng chạy nhanh đặc biệt, da dày như da trâu, những con chim "siêu to khổng lồ" này đang đưa về nguồn thu cho nhiều người.
Đà điểu có thể chạy với tốc độ lên đến 40-69km/h, nhảy được các bước nhảy dài 5m.
Giá bán 1kg thịt đà điểu trung bình 100.000 đồng, sản lượng thu hoạch được là 1 tạ thịt sau 10 tháng. Mỗi con có thể bán 10 triệu đồng.
Bên cạnh thịt, trứng đà điểu cũng được khách tìm mua. Trứng có giá 150.000 đồng/quả. Mỗi năm có thể thu 35-40 quả/năm.
Có người nuôi đà điểu sau khi trừ chi phí thu về hơn 700 triệu đồng. Giá thịt cao nhất có thời điểm lên đến 240.000 đồng - 250.000 đồng/kg.
Bên cạnh đà điểu thương phẩm hay trứng thì bán đà điểu giống cũng có thể đưa về nguồn thu lớn. Giá giống đà điểu 1 triệu - 1,3 triệu đồng/con (15 ngày tuổi). Với hàng ngàn con xuất ra có thể thu về hàng tỷ đồng.
Để đà điểu phát triển tốt, chuồng nuôi phải cao ráo, có ánh sáng mặt trời, thoát nước tốt, nơi nuôi yên tĩnh, tránh tiếng ồn.
Đà điểu là giống chim hoang dã, có sức đề kháng tốt, ít bị bệnh, có thể chống chịu với thời tiết khắc nghiệt
Sở dĩ phải tránh tiếng ồn vì thần kinh đà điểu rất nhạy cảm, dễ phát sự kinh động khi có tiếng động lớn đột ngột hoặc người lạ mặt
Đây là loài dễ nuôi, lớn nhanh, ít dịch bệnh, là loại ăn tạp, nuôi đà điểu nhàn hơn nuôi lợn, bò.
Thức ăn của đà điểu dễ kiếm, chủ yếu là rau cỏ, cám, ngô, thóc...
Môi trường nuôi cần không gian rộng để đà điểu chạy nhảy. Người nuôi cần rải cát trên nền tránh trơn trượt.
Quảng Ninh: Nuôi đủ thứ con chẳng khá được, đến lượt nuôi loài thú lông trắng, mắt đỏ lại phát tài "Trước tôi cũng nuôi lợn ta cho đến chăn gà, nhưng đều thất bại. Nuôi lợn thì dịch bệnh, chăn gà thì không có đầu ra. Từ lúc nuôi thỏ New Zealand, tuy công việc luôn tất bật, nhưng bù lại, gia đình có của ăn của để, khấm khá hơn hẳn," chị Trần Thị Hiền (xã Quảng Tân, huyện Đầm Hà, tỉnh...