Đánh giá xác thực năng lực thí sinh
Kỳ thi đánh giá năng lực do ĐHQG Hà Nội tổ chức được xem là một cách thi cử vừa không gây áp lực vừa đánh giá đúng năng lực thí sinh
Hiện một số trường ĐH đang lên phương án tuyển sinh theo hình thức đánh giá năng lực như cách tuyển sinh của ĐHQG Hà Nội vừa qua.
Hạn chế tiêu cực, giảm tốn kém
Ông Nguyễn Kim Sơn, Phó Giám đốc ĐHQG Hà Nội, cho rằng kỳ thi đánh giá năng lực do ĐHQG Hà Nội tổ chức là một kỳ thi chưa từng được triển khai tại Việt Nam. Với việc hướng đến đánh giá các năng lực cốt lõi cần thiết để người học có thể học ở bậc ĐH bao gồm năng lực tư duy định tính và năng lực tư duy định lượng thông qua nội dung kiến thức thuộc chương trình THPT, ĐHQG Hà Nội đưa ra một đề thi trắc nghiệm với phần bắt buộc và tự chọn để kiểm tra tư duy định lượng, tư duy định tính. Mỗi thí sinh được máy tính tự động tổ hợp một đề thi và có ngay kết quả sau mỗi buổi thi.
Video đang HOT
Thí sinh tham dự kỳ thi đánh giá năng lực do ĐHQG Hà Nội tổ chức Ảnh: BÙI TUẤN
Nói về cách thi mới mẻ này, một chuyên gia tuyển sinh cho rằng cách tổ chức thi này thực sự đánh giá xác thực năng lực của học sinh lại không gây áp lực cho các em. Để đạt được kết quả mong muốn, các thí sinh phải rèn luyện, tích lũy kiến thức tổng hợp trong cả quá trình học tập chứ không thể chỉ học vẹt theo sách giáo khoa.
Hình thức thi mới này cũng đã giúp hạn chế tối đa các tiêu cực trong thi cử, thí sinh không còn trông chờ vào sự hỗ trợ từ bên ngoài, cũng không còn cảnh thí sinh mang phao vào phòng thi như trước đây.
Ông Nguyễn Phong Điền, Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, nhận xét thi theo hướng tích hợp là hình thức thi cử của tương lai. Hình thức thi này bảo đảm sự khách quan tuyệt đối vì tất cả các khâu đều thực hiện trên máy tính, không theo chủ quan của con người.
Nói thêm về hiệu quả kinh tế của kỳ thi, ông Nguyễn Kim Sơn cho rằng kỳ thi đã giảm tốn kém không nhỏ cho xã hội. Thí sinh chỉ tốn 100.000 đồng lệ phí, thi một buổi rồi về ngay nên không phải tốn tiền thuê nhà nghỉ. Kỳ thi được tổ chức tại nhiều địa phương nên giảm chi phí đi lại và tổng chi phí cho xã hội.
Về phía đơn vị tổ chức thi, ông Sơn cho biết việc tổ chức thi trên nền tảng công nghệ đương nhiên phải có sự chuẩn bị. Tuy nhiên, các trường sẽ chỉ phải đầu tư lớn ban đầu, những năm sau chi phí sẽ giảm đi. “Chúng tôi đã có bộ đề, phần mềm được các chuyên gia uy tín xây dựng riêng mang thương hiệu ĐHQG, hằng năm chỉ cần đổi mới bộ đề với tỉ lệ hợp lý, mở rộng ra với phần mềm được thiết kế. Có thể nói với công nghệ, quy trình đã có sẵn, đem áp dụng cho số đông thì giá thành sẽ càng rẻ” – ông Sơn khẳng định.
Nhân rộng được không?
Nhiều trường ĐH lớn cũng đã công bố sẽ tuyển sinh theo hướng này. Lãnh đạo Trường ĐH Luật TP HCM cho hay năm nay, ngoai viêc xet tuyên dưa trên điêm thi tốt nghiệp THPT quốc gia va điêm tông kêt hoc ba, trương con yêu câu thi sinh phai lam bai kiêm tra năng lưc đâu vao. Bai kiêm tra se gôm phân tư luân va trăc nghiêm. Trong đó, phân tư luân se la nhưng câu hoi mơ thuôc kiên thưc xa hôi, con phân trăc nghiêm dưa trên 4 tiêu chi chinh, gôm: kiên thưc suy luân vê phap luât; kiên thưc tông quat vê chinh tri, xa hôi, văn hoa…; kiên thưc vê ngôn ngư tiêng Viêt va kiên thưc vê tư duy.
ĐHQG TP HCM cũng đang triển khai kế hoạch để áp dụng quá trình tuyển sinh gồm 2 hợp phần đánh giá năng lực và xét tuyển. Từ năm 2016, phần đánh giá năng lực tư duy và năng khiếu được thông qua kết quả của bài thi đánh giá năng lực.
Theo ông Nguyễn Kim Sơn, một số trường cho biết sẵn sàng sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực của ĐHQG Hà Nội. “Nếu các trường muốn sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực, cần khẳng định trước tháng 3 hằng năm để thông báo cho thí sinh và hoàn thành các thủ tục cần thiết với Bộ Giáo dục và Đào tạo” – ông Sơn lưu ý.
Trước những băn khoăn liên quan đến việc nhân rộng mô hình thi này ở kỳ thi THPT quốc gia, liệu có thể thực hiện kỳ thi với 1 triệu thí sinh trên 1 triệu máy tính 10% máy dự phòng, ông Sơn khẳng định điều kiện về phần mềm, bộ đề, quy trình tổ chức như của kỳ thi này có thể áp dụng cho số lượng lớn hơn nhiều số lượng thí sinh dự thi vào ĐHQG Hà Nội.
Tuy nhiên, kỳ thi có thể tổ chức cho bao nhiêu thí sinh còn lệ thuộc vào cơ sở vật chất đi cùng, tức là lượng máy tính, máy chủ cho phép cũng như đội ngũ cán bộ kỹ thuật và cán bộ coi thi. Ông Sơn cho hay nhiều nước trên thế giới đang áp dụng chính sách tách thi và tuyển làm 2 khâu, việc thi có thể tổ chức thường xuyên nhiều đợt trong năm chứ không dồn lại thành một kỳ.
Theo NLĐO