Đánh giá tai nghe V-Moda Hexamove Pro: Đúng “chất V-Moda” từ thiết kế tới chất âm
Mặc dù đã có tên tuổi trong thị trường tai nghe có dây và đặc biệt là loại chụp đầu, đây là lần đầu tiên V-Moda “chân ướt chân ráo” sản xuất tai True Wireless, liệu họ có thành công?
Xe điện khó khai tử xe xăng như thế nào? Cuộc sống của các phi hành gia trên tàu vũ trụ thực sự như thế nào? 4 lầm tưởng mà nhiều người thường nghĩ về điện thoại Android
Mặc dù chưa bao giờ đạt được thành công vang dội của Beats by Dre, V-Moda cũng đã khẳng định được tên tuổi của mình là một hãng tai nghe chụp đầu dành cho những người thích nghe nhạc trẻ, thích có nhiều âm trầm. Mặc dù vậy, trong suốt một thời gian dài hãng đã bị tụt lại vì không sản xuất tai nghe không dây hoàn toàn (True Wireless) khi đây trở thành loại sản phẩm thị trường ưa chuộng nhất.
Điều này đã được thay đổi với cặp V-Moda Hexamove Pro và một phiên bản giá rẻ hơn là Hexamove Lite. Cặp tai nghe này có thể đem tới được người dùng được gì khác biệt so với các lựa chọn khác trên thị trường?
Hộp của tai nghe có tông màu xám, với hình sản phẩm được in lên mặt trước.
Mở hộp ra, ta thấy hộp sạc được đặt ngay ngắn trong một lớp đệm mút dày.
Ấn tượng đầu tiên của tôi về hộp sạc này là nó khá lớn, thậm chí là lớn nhất trong những cặp tai nghe TWS mà tôi từng trải nghiệm. Hãng làm vậy cũng có lý do (mà ta sẽ tìm hiểu ngay dưới đây), nhưng cũng vì vậy mà hộp trở nên cồng kềnh hơn, khó cho vào túi quần túi áo mà sẽ đặt trong ba lô, túi xách lớn.
Về vấn đề thông số sạc, tai nghe có thể chơi nhạc được liên tiếp trong 6 tiếng và nâng lên 18 tiếng khi kết hợp với hộp, sạc pin lại bằng cổng USB Type-C. Mặt sau hộp cũng có 3 đèn LED nhỏ để biểu thị lượng pin.
Tháo lớp mút phía trên ta tìm thấy các món phụ kiện khác của tai nghe ở dưới. V-Moda Hexamove Pro có lượng phụ kiện khá dồi dào vì ngoài những bộ đệm tai, tai nghe còn có một vài món đồ khác để tùy biến thiết kế bên ngoài cũng như cách đeo.
Đầu tiên là những loại vòng khác nhau để đặt lên tai nghe, bao gồm dạng thông thường, dạng có một “tai” nhỏ để chắn vào vành tai trong của người đeo và cuối cùng là dạng móc tai ngoài. Mỗi loại sẽ phù hợp với cách đeo của từng người và cũng sẽ tăng độ chắc chắn, không để bị tuột ra dù có hoạt động mạnh.
Và đây là lý do tại sao hộp sạc của Hexamove Pro lại được làm lớn, đó là vì khoang bên trong có thể đặt tai nghe vào kể cả khi gắn móc vành tai.
Món phụ kiện tiếp theo là một sợi dây ngắn, có ngàm xoay để gắn thẳng vào tai nghe. Sợi dây này sẽ vòng qua cổ để ta có thể tháo V-Moda Hexamove Pro ra khỏi tai nhưng không cần cầm trên tay mà sẽ thả xuống ngực. Thiết kế này biến nó thành tai không dây đeo cổ, trước đây cũng khá thịnh hành trước khi TWS lên “nắm ngôi”.
Video đang HOT
Trước khi nói về món phụ kiện cuối cùng thì ta cũng sẽ tìm hiểu về thiết kế của cặp tai nghe này. Chữ “Hexamove” trong tên của cặp tai nghe có thể chia làm 2 phần, bao gồm “Hexa” trong chữ hexagon là hình lục giác, còn “Move” là di chuyển nói về việc cặp tai nghe này nhỏ gọn, có tính di động cao. Tai nghe có phần mặt ngoài làm theo hình lục giác, một thiết kế rất đặc trưng đã được V-Moda sử dụng ở tai nghe chụp đầu có dây trước đây của hãng.
Một yếu tố cũng đã được “mượn” từ các sản phẩm đó để áp dụng vào Hexamove Pro đó là khả năng thay thế mặt ngoài (plate) để cá nhân hóa cặp tai nghe. Trong hộp hãng đã tặng kèm 2 loại plate khác là màu bạc và màu vàng đồng, ta chỉ cần kéo phần này ra khỏi tai nghe là có thể thay thế được.
Trên website của hãng giới thiệu về việc người dùng có thể mua thêm những miếng plate khác để tai nghe còn “rực rỡ” hơn nữa, nhưng có lẽ nhiều người cũng sẽ hài lòng với các lựa chọn trong hộp.
Bên cạnh việc “để đẹp” thì tôi cũng tìm thấy một công dụng khác của kiểu thiết kế này, đó là ta có thể dùng 2 miếng plate khác màu nhau cho 2 bên trái phải để nhanh chóng phân biệt mỗi khi sử dụng.
Với bộ phụ kiện đầy đủ như vậy thì điều đầu tiên người dùng cần làm khi mua Hexamove Pro là chọn đệm tai, chặn vành tai và plate bên ngoài phù hợp với mình nhất để tối ưu hóa độ thoải mái cũng như thiết kế theo tính cách của bản thân. Khả năng tùy biến cao của Hexamove Pro được tôi đánh giá cao, tạo được sự khác biệt với các sản phẩm khác.
Mặc dù mới bước chân vào thị trường TWS nhưng V-Moda cũng đã kịp phát triển phần mềm smartphone để điều khiển Hexamove Pro. Với phần mềm này, ta có thể theo dõi thời lượng pin còn lại, CODEC đang được sử dụng (với smartphone Android thì sẽ là apt-X), chỉnh EQ theo preset hoặc chỉnh tay và nâng cấp firmware.
Phần mềm có vẻ chưa được hoàn thiện cho lắm, giao diện vẫn sơ sài và thiếu một vài tính năng so với các hãng khác như điều chỉnh thao tác cảm ứng, tìm tai nghe. Tai nghe cũng không có các tính năng nâng cao như chống ồn chủ động ANC, nghe môi trường hay Gaming Mode nên phần mềm cũng không cần phải tích hợp chúng. Lượng tính năng kèm theo trên tai nghe TWS vẫn là điều mà V-Moda có thể cải thiện thêm trong các sản phẩm tiếp theo.
Sở hữu thiết kế rất đặc trưng của V-Moda, Hexamove Pro cũng mang chất âm của hãng này luôn. Tai nghe có chất âm theo hướng V-Shape với phần trầm và cao được đẩy cao hơn để phù hợp với những bài nhạc Dance, Pop. Trong đó, âm trầm được “chăm sóc đặc biệt” khi có lượng dày dặn và chơi nổi bật hơn so với những dải âm còn lại. Trong bài Micracle của nhóm Above & Beyond, âm trống phải nói là rất đậm, gằn xuống sâu và chơi lan tỏa trong nền âm, gây được ấn tượng mạnh ngay trong lần đầu nghe.
Tất nhiên rồi, việc có một âm trầm nổi bật sẽ là một “con dao 2 lưỡi” đối với chất âm của Hexamove Pro, nó sẽ phục vụ rất tốt với những bass-head – những ai yêu thích thể loại nhạc sôi động. Ngược lại, ai nghe nhạc tiết tấu chậm hơn như Jazz và Ballad sẽ cảm thấy âm trầm hơi thừa. Hiện nay các hãng lớn cũng đang không đi theo chất âm này nữa để có thể chơi “tạp” được nhiều thể loại nhạc, nhưng đây đã là dấu ấn riêng của V-Moda, thay đổi đi thì sẽ làm fan của họ cảm thấy bị hụt hẫng.
Nói như vậy cũng không có nghĩa là dải trung của cặp tai nghe này bị mờ nhạt hoàn toàn. Đứng cạnh dải trầm và cao được đẩy cao, giọng ca sĩ của Hexamove Pro vẫn tìm được một vị trí chơi riêng để không bị chìm vào nền âm. Giọng ca sĩ nữ UPSAHL trong bài MoneyOnMyMind có một chút độ sáng ở high-mid để tạo điểm nhấn, đủ rõ ràng và không bị lấn hoàn toàn bởi tiếng trống phía sau.
Nếu so với các cặp tai nghe có chất âm cân bằng hơn, hoặc thậm chí có dải trung là thế mạnh như Final Audio ZE3000 tôi được trải nghiệm lần trước thì Hexamove Pro không thể so bì được. Nhưng với mặt bằng của tai nghe hướng tới chất âm V-Shape thì dải này nằm ở mức không tệ, đủ để thưởng thức.
Có chất riêng nhưng vẫn có thể cải thiện hơn
V-Moda Hexamove Pro phải nói là một sản phẩm rất thú vị, đem được những thế mạnh của hãng âm thanh này như thiết kế vuông vức, mạnh mẽ, khả năng tùy biến cách đeo linh hoạt và chất âm dày dặn, đậm đà và bùng nổ. Đây chắc chắn là sản phẩm được làm ra để chiều lòng những bạn đã thích triết lý thiết kế tai nghe của V-Moda, nhưng cần kiểu dáng True Wireless để đem đi bất cứ đâu.
Ngược lại, tai nghe vẫn gặp những yếu điểm “thế hệ đầu” bao gồm hộp sạc làm khá lớn không để được vào túi quần, ứng dụng chưa được hoàn thiện tốt nhất cũng như chưa có các tính năng nâng cao như chống ồn chủ động, nghe môi trường hay Gaming Mode. Rất mong V-Moda có thể khắc phục được các điểm này để tiếp tục cạnh tranh tốt hơn trong thị trường tai nghe True Wireless đang rất rộng mở hiện nay.
Đánh giá Final Audio ZE3000: Còn chỗ đứng cho tai nghe chỉ để nghe nhạc?
Gần như không trang bị bất cứ một công nghệ hiện đại nào, liệu cặp tai nghe True Wireless từ Nhật Bản này có thể giữ người dùng bằng thứ mà nó làm tốt nhất: chất lượng âm thanh?
Như đã đề cập nhiều lần, thị trường tai nghe không dây hoàn toàn (True Wireless) hiện nay đã chia ra 2 trường phái, những tập đoàn công nghệ lớn tận dụng thế mạnh của mình để ra sản phẩm hiện đại, có nhiều tính năng phụ trợ, còn các thương hiệu âm thanh truyền thống đem tới các cặp hướng nhiều hơn tới khả năng tái tạo nhạc.
Final Audio - một hãng âm thanh khá lâu đời đến từ Nhật Bản (theo thông tin từ hãng thì được thành lập từ tận 1974) sau một thời gian dài chờ đợi thì cũng đã bước chân vào thị trường TWS với sản phẩm mang tên Final Audio ZE3000 mà chúng ta có tại đây.
Sản phẩm có 2 phiên bản là đen và trắng, được thể hiện ngay tại vỏ hộp.
Trên vỏ cũng có một dòng giới thiệu "Tai nghe không dây hoàn toàn cho những người đam mê âm nhạc", một lần nữa khẳng định đối tượng mà cặp tai nghe này hướng tới.
Mở hộp ra ta thấy tai nghe, hộp sạc được đặt trên một lớp mút mềm, các phụ kiện được đặt trong hộp giấy ở phía dưới.
Các phụ kiện này bao gồm 4 cặp đệm tai cao su và một sợi dây sạc USB Type-C.
Ấn tượng đầu tiên về thiết kế của tôi dành cho cặp tai nghe này nằm ở hoàn thiện vỏ ngoài. Hộp sạc lẫn tai nghe đều được làm bằng nhựa, có những lớp sần mà hãng gọi là "Shinbo" khá giống với các máy ảnh DSLR của Canon và Nikon. Bề mặt này khiến tai nghe nhìn giống như được làm bằng giấy, và sờ vào cũng ráp tay hơn so với các cặp tai nghe khác trên thị trường, khá là khác biệt!
Theo như công bố của Final Audio thì ZE3000 có thể chơi nhạc được trong 7 tiếng liên tiếp và nâng lên 35 tiếng với hộp sạc này.
Hộp sạc này không được tích hợp 2 công nghệ mới là sạc nhanh và sạc không dây, và theo như công bố thì cần 2 tiếng sạc qua cổng USB Type-C ở dưới đáy để đầy pin.
Sự khác biệt trong thiết kế không chỉ dừng lại ở chất liệu vỏ ngoài, mà cả trong hình dáng của tai nghe nữa. ZE3000 được thiết kế khá góc cạnh, với mặt ngoài được chia ra làm 2 phần rất riêng biệt và chỉ có phần rìa mới dùng để cảm ứng để tránh bấm nhầm. Tai nghe có chuẩn kháng nước IPX4 tức là mức trung bình, có thể kháng mồ hồi, mưa nhỏ chứ không nhúng được dưới nước.
Nhìn vào kiểu dáng khá "dị" này thì chắc chắn nhiều bạn sẽ lo lắng về độ thoải mái, tính công thái học của ZE3000. Trên thực tế thì chất lượng đeo của cặp tai nghe này lại không phụ thuộc vào vỏ ngoài, vì phần này nhìn thì góc cạnh nhưng không cấn vào vành tai của người đeo, nên không tạo cảm giác khó chịu.
Điểm quyết định vấn đề công thái học lại nằm ở việc chọn đệm tai, vì ống âm của cặp tai nghe này được làm hơi ngắn so với bình thường nên nếu dùng đệm nhỏ thì sẽ bị hở âm ra ngoài. Đối với tôi thì cặp tai nghe này đeo thoải mái nhất khi dùng với các loại đệm mua ngoài có chiều dài dài hơn so với loại được tặng trong hộp, như Spinfit chẳng hạn.
Việc đánh giá tính năng của của cặp tai nghe này là một công việc đơn giản, vì nó không hề có chống ồn chủ động, không có ứng dụng điều khiển nên không nâng cấp được phần mềm, không chuyển được thao tác cảm ứng, và tất nhiên là không có 3D Audio hay Spatial Audio gì cả.
Giải thích về màng loa f-Core và thiết kế thoát âm f-Link của Final Audio ZE3000
Công nghệ "sang" nhất của ZE3000 nằm ở việc tái tạo âm thanh, với màng loa "f-Core" và hệ thống tản âm "f-Link". Theo như lời giải thích của hãng, những tai nghe TWS trên thị trường có hệ thống màng loa khép kín khiến âm trầm bị đẩy lên quá nhiều, chất âm vì vậy cũng bị mất cân bằng. Thiết kế của ZE3000 cho phép màng loa có lỗ thoát khí, giảm độ vang của âm trầm và cũng không phải tăng các dải âm khác để bù trừ.
Biểu đồ tần số mà hãng cung cấp cũng thể hiện chất âm thực tế luôn, đó là hướng tới sự cân bằng trong toàn dải âm, tránh hiện tượng V-shape nhất có thể. Cũng vì kiểu âm này mà những ai đã quen với các cặp TWS khác trên thị trường mới nghe ZE3000 sẽ thấy nó bị thiếu âm trầm. Không nhiều về lượng trầm nhưng tai nghe "bù" cho người dùng bằng chất, dải trầm của ZE3000 có tốc độ khá nhanh, không gằn mạnh mẽ nhưng luôn cho độ căng rất rõ rệt.
Điểm mạnh nhất của cặp tai nghe này nằm ở độ chi tiết, đặc biệt là trong giọng ca sĩ nữ và dải cao. Với dải trung cao (high-mid) sáng và sạch sẽ, những giọng ca như Fleurie trong bài Hurts Like Hell trở nên nổi bật, mang tính "airy" cao. Giọng ca sĩ dù là nam hay nữ đều không bị "pha màu" mà thể hiện đúng với chất giọng của họ, đúng với định hướng về chất âm tự nhiên của tai nghe. Dải cao cũng mang đúng tính chất sạch sẽ, độ chi tiết cao như vậy, ví dụ như tiếng xúc xắc rất "tơi" và tách bạch trong bài Africa của Toto.
Để tóm gọn chất âm của ZE3000, thì đây không phải là cặp tai nghe để nghe "tạp" nhiều thể loại nhạc hay sẽ trở nên sôi động với các bài EDM. Tai nghe phù hợp nhất với các bài nhạc Jazz, Folk hay Ballad tiết tấu chậm rãi với giọng ca sĩ là trung tâm hay các bài nhạc Instrumental có nhiều nhạc cụ đòi hỏi độ chi tiết, độ rộng âm trường tốt.
Một sản phẩm kén người dùng
Là một người theo trường phái "Tai nghe là dùng để nghe nhạc", tôi luôn cảm thấy hứng thú với các sản phẩm đặt vấn đề âm thanh lên hàng đầu như Final Audio ZE3000. Nhưng khi nhìn rộng ra một chút, các hãng lớn như Samsung, Apple, Huawei, Sony với các sản phẩm Galaxy Buds2 Pro, AirPods Pro 2 hay Freebuds Pro 2 cũng đang tiến rất nhanh trong mảng này, trong khi đó vẫn dẫn đầu về mặt công nghệ.
Vì vậy mà ZE3000 là một sản phẩm kén người dùng hơn, không dành cho số đông. Đa phần mọi người sẽ muốn có chống ồn chủ động, hộp sạc nhanh và sạc không dây hơn hay ứng dụng điều khiển trên smartphone để nâng cao trải nghiệm. Đối với người chơi nhạc "hardcore" hơn, tôi vẫn thấy được giá trị của cặp tai nghe này khi nó đem lại tính kỹ thuật trong xử lý âm thanh mà các sản phẩm khác, ít nhất là trong tầm giá chưa chạm tới được
Đánh giá OPPO Enco Air2 Pro: 1,7 triệu đồng rất xứng đáng OPPO Enco Air2 Pro sở hữu đầy đủ tính năng không thường thấy trong mức giá dưới 2 triệu đồng, đây là chiếc tai nghe True Wireless bạn nên cân nhắc. Thiết kế Về thiết kế, hộp đựng của Enco Air2 Pro có dạng elip với một phần nhựa trong suốt phía trên cùng tạo cảm hứng hơn khi sử dụng. Kích thước...