Đánh giá nhanh laptop Dell Precision M4800
Mức giá cao, cấu hình mạnh mẽ và thiết kế bền bỉ, Precision M4800 rõ ràng được Dell dành riêng cho những người dùng chuyên nghiệp, sẵn sàng bỏ ra một khoản đầu tư lớn để thực hiện các tác vụ nặng một cách mượt mà nhất có thể. Liệu sản phẩm của Dell có thực sự xứng đáng với chi phí của mình?
Với khả năng thực hiện các tác vụ “nặng” về CPU và GPU, chiếc laptop kiêm máy trạm làm việc này được trang bị vi xử lý Intel Core i7, đồ họa NVIDIA Quadro đặt bên trong thân máy nhẹ và bền bỉ. Màn hình độ phân giải QHD cùng hệ thống âm thanh chất lượng cao giúp Precision M4800 trở thành một sản phẩm khá hoàn thiện cho người dùng chuyên về sáng tạo/chỉnh sửa nội dung số. Với giá thành gốc tại thị trường Mỹ từ 1.249 USD (26,3 triệu đồng) tới 2.513 USD (53 triệu đồng), Precision M4800 cũng có nhiều tính năng bảo mật phục vụ cho các chuyên viên IT tại doanh nghiệp.
Sau đây là những đánh giá nhanh của LaptopMag về Dell Precision M4800:
Thiết kế
Ngay từ cái nhìn đầu tiên, bạn đã có thể dễ dàng nhận ra rằng Precision M4800 là một chiếc laptop phục vụ cho mục đích công việc chứ không phải là thời trang. Tuy vậy, chiếc laptop này vẫn toát lên một vẻ lịch lãm khá nhẹ nhàng, nhờ có thân hình làm bằng nhôm màu xám chống vân tay. Logo Dell ở lưng máy được mạ crom, tạo thành một chi tiết trang trí khá đơn giản. Cạnh trên của nắp máy được uốn cong, giúp hướng sự chú ý về nút mở khóa ở giữa cạnh dưới.
Bộ phận loa được đặt ngay phía trên bàn phím của Precision M4800 có thiết kế dạng đường chấm nét đứt khá thú vị. Các nút chỉnh âm lượng mạ crom màu xám nằm ở phía bên trái của bộ phận loa và nút nguồn nằm bên phải. Ngay phía dưới bàn phím là một touchpad hơi nhỏ, hai bên touchpad là lớp bọc mềm tạo ra cảm giác đặt tay rất thoải mái.
Với cân nặng 2,9 kg, Precision M4800 nặng hơn một chút so với HP ZBook 14 (2,8 kg) và hơn cả MacBook Pro (2,04 kg). Với kích cỡ hơi quá khổ: 37,6 x 25,65 x 3,48 cm, Precision M4800 cũng lớn và dày hơn cả ZBook 14 (38,1 x 25,65 x 3,05 cm) lẫn MacBook Pro Retina (35,6 x 24,64 x 1,8 cm).
Độ bền
Phía dưới thân hình của Precision M4800 là khung ma-giê chắc chắn thường có mặt trên các mẫu laptop siêu bền. Với chứng nhận chuẩn quân đội MIL-STD-810G, Precision M4800 có thể chịu nhiệt độ, chống bụi, sốc, va đập và độ cao cực tốt. Bàn phím của Precision M4800 cũng được thiết kế để chống bị hư hại khi bạn làm đổ nước hoặc cà phê vào máy.
Màn hình
Precision M4800 là một trong số ít những chiếc laptop làm việc được trang bị màn hình đạt mật độ điểm ảnh/inch tương đương với chuẩn “Retina” của Apple. Màn hình 15.6 inch, độ phân giải 3200 x 1800 pixel của Precision M4800 rất sắc nét và có góc nhìn rất rộng (đủ cho 3 người xem cùng lúc). Rất tiếc, cũng giống như những chiếc laptop Windows có độ phân giải siêu cao khác, chữ trên màn hình của Precision M4800 rất nhỏ và bạn sẽ phải phóng to khoảng 150% để đọc chữ một cách dễ dàng.
Màn hình của Precision M4800 tỏ ra cực kì ấn tượng khi hiển thị hình ảnh độ phân giải cao. Tuy vậy, nếu so sánh về màu sắc và độ sắc nét, màn hình của MacBook Pro vẫn cho chất lượng tuyệt vời hơn. Các màu sắc trên M4800 vẫn rất rực rỡ và sống động, nhưng rõ ràng MacBook Pro 15 cho màu sắc thậm chí còn rực rỡ hơn M4800. Khi so sánh độ nét, bạn có thể nhìn thấy những hạt phấn trên bông hoa và các sợi lông của động vật rõ hơn trên MacBook Pro. Trên M4800, các chi tiết này gần như bị mất hoàn toàn.
Khi thử xem trailer của bộ phim “The Wolf of Wall Street”, cả Precision M4800 lẫn MacBook Pro 15 đều thể hiện tốt các nét nhăn trên khuôn mặt của Leonardo DiCaprio. Tuy vậy, màu sắc của MacBook Pro sâu hơn màu sắc của Precision M4800.
Điểm vượt trội của Precision M4800 là độ sáng màn hình đạt tới mức 323 lux. MacBook Pro chỉ đạt 223 lux, kém hơn M4800 100 lux và chỉ hơn mức trung bình 211 lux của dòng laptop chính thống (laptop đa nhiệm) một chút.
Video đang HOT
Loa
Bộ loa của Precision M4800 không phải là một bộ loa để “làm cảnh” như phần lớn các mẫu laptop khác. Bạn sẽ nghe thấy đầy đủ các âm thanh trầm, cao và dải giữa. Ví dụ, bản nhạc Royals của ca sĩ Lorde sẽ có chất giọng alto của ca sĩ chính hòa quyện với giọng soprano đệm dưới nền.
Âm lượng của Precision M4800 trong thử nghiệm của LaptopMag đạt tới 88 decibel, ngang bằng với Zbook 15 và cao hơn một chút so với mức trung bình 87 decibel của dòng laptop chính thống.
Bàn phím, pointing stick và touchpad
Bàn phím truyền thống của Precision M4800 đem lại trải nghiệm gõ phím rất thoải mái. Mặt phím hơi lõm để có chỗ cho bạn nhấn tay, đồng thời cũng có lực phản hồi khá chắc chắn. Với phần đặt tay khá mềm, người dùng có thể gõ phím trong nhiều giờ liền mà không bị mỏi hay đau tay. Tốc độ gõ phím của các biên tập viên LaptopMag đạt 60 từ/phút, cao hơn mức trung bình 55 từ/phút của phân khúc laptop chính thống. Đèn chiếu trên bàn phím cũng rất sáng.
Với độ lớn 7,87 x 4,45 cm, touchpad của Precision M4800 hơi nhỏ. Nếu mở rộng touchpad ra khoảng 2 cm nữa, Precision M4800 sẽ đem lại trải nghiệm touchpad thoải mái hơn. Thật may mắn, các cử chỉ cảm ứng đều rất nhạy. Tuy vậy, ngoại trừ nút chuột phải phía trên touchpad, các nút bấm xung quanh touchpad không đủ nảy để đem lại cảm giác click “sướng tay” cho người dùng. Tuy vậy, tất cả các nút bấm đều hoạt động khá tốt, và trải nghiệm cuộn chuột sử dụng 2 chuột ở giữa thân máy khá mượt mà và dễ chịu.
Cũng giống như các laptop dành cho người dùng chuyên làm việc khác, Precision M4800 có pointing stcik nằm giữa các nút G, H và B. Pointing stick của Precision M4800 có bề mặt hơi lõm và không đủ độ bám vào tay dù đã có rất nhiều các chấm gờ. Xét về tính tiện dụng, pointing stick của Precision M4800 kém hơn hẳn so với các pointing stick trên dòng ThinkPad của Lenovo.
Tỏa nhiệt
Sau khi xem video Hulu 15 phút, nhiệt độ touchpad của Precision M4800 đạt 26,1 độ C. Nhiệt độ ở hàng phím giữa đạt 30 độ C, trong khi thân máy hơi ấm ở nhiệt độ 33,3 độ C. Thật may mắn, các mức này vẫn ở dưới mức có thể gây khó chịu cho người dùng (35 độ C).
Webcam
Sử dụng phần mềm Dell Webcam Central, Precision M4800 có thể chụp ảnh và quay video ở độ phân giải 720p. Hình ảnh thu được hơi mờ trắng, song nhìn chung màu sắc được tái hiện ở mức chấp nhận được. Độ sắc nét không phải là điểm mạnh của webcam trên Precision M4800, do hình ảnh vẫn hơi bị nhiễu.
Cổng kết nối
Do là một chiếc laptop làm việc nên Precision M4800 có rất nhiều cổng kết nối. Phía bên phải là 2 cổng USB 3.0, cổng DisplayPort và nút gạt bật/tắt Wi-Fi. Bên trái là 2 cổng USB 3.0, ổ ghi DVD, đầu đọc đĩa 9-in-1, đầu đọc SmartCard, khe cắm ExpressCard 54mm, khe khóa Kensington và cổng cắm headphone/microphone kết hợp. Sau lưng máy là cổng eSATA/USB2.0, cổng VGA, cổng dây LAN và HDMI. Dưới thân máy là cổng cắm dock để bạn có thể mở rộng khả năng kết nối của Precision M4800.
Hiệu năng
Nhờ có vi xử lý Intel Core i7-4900MQ 2.8 GHz và 16 GB RAM, Precision M4800 dễ dàng vượt qua các tác vụ xử lý hàng ngày. Các biên tập viên của LaptopMag đã có thể vừa xem House of Cards trên Netflix, vừa quét virus và vừa… mở 13 tab trên Chrome, Internet Explorer và Firefox.
Trong thử nghiệm benchmark PCMark7, Precision M4800 đạt điểm số 5.701, vượt qua mức trung bình 3.356 của các dòng laptop hiện nay. ZBook 15 với vi xử lý Intel Core i7-4800MQ cũng chỉ đạt điểm số 5.406. Trên Geekbench3, M4800 đạt 13.559 điểm, gấp rưỡi mức trung bình 9.047. ZBook 15 đạt điểm số 12.797, trong khi MacBook Pro đạt điểm số 11.928.
Ổ cứng thể rắn 256 GB của Precision M4800 mất 30 giây để khởi động xong Windows 7 Professional, chậm hơn mức trung bình 29 giây. ZBook 15 mất 25 giây dể khởi động Windows 7 Pro, trong khi MacBook Pro khởi động OS X 10.9 Mavericks trong vòng 15 giây.
Ổ cứng 256 GB của Precision M4800 hoạt động rất nhanh: máy chỉ mất 24 giây để copy 4,97 GB dữ liệu. Tốc độ trung bình 212 MB/giây của Precision M4800 gấp 4 lần tốc độ trung bình 52 MB và tốc độ 48 MB/ giây của ZBook 15. MacBook Pro 15 đạt tốc độ 196 MB/giây.
Trong thử nghiệm OpenOffice Spreadsheet Macro, Precision M4800 mất 3 phút 39 giây để ghép 20.000 tên vào các địa chỉ tương ứng. MacBook Pro mất tới 4 phút 14 giây, trong khi ZBook 15 mất 3 phút 44 giây.
Đồ họa
Nhờ có GPU Quadro K2100M 2 GB VRAM của NVIDIA, Precision M4800 có hiệu năng đồ họa vượt xa các mẫu laptop thông thường. Điểm số của Precision M4800 trong 3DMark11 là 2.661, cao gấp đôi mức trung bình 1.430 của dòng laptop chính thống. ZBook 15, vốn được trang bị GPU Quadro K610M 1 GB VRAM, cũng chỉ đạt điểm số 1.277. MacBook Pro 15 với GPU GeForce GT 750M chỉ đạt điểm số 2.275.
Do Quadro không phải là dòng card màn hình chuyên về game nên kết quả của Precision M4800 trong các thử nghiệm game kém hơn rất nhiều. Trong thử nghiệm chơi World of Warcraft ở độ phân giải 1080p, M4800 đạt 98 khung hình/giây, ngang bằng với mức trung bình của dòng laptop chính thống. ZBook 15 đạt tốc độ 42 khung hình/giây, trong khi MacBook Pro đạt 94 khung hình/giây khi chạy ở độ phân giải1280 x 800 pixel. Khi chuyển sang độ phân giải tối đa của màn hình (3200 x 1800 pixel), M4800 đạt 50 khung hình/giây, trong khi MacBook Pro đạt 84 khung hình/giây ở độ phân giải 2800 x 1800 pixel.
Khi chạy tùy chỉnh cao nhất, M4800 chỉ đạt 27 khung hình/giây, thấp hơn rất nhiều so với MacBook Pro (41 khung hình/giây) và mức trung bình 51 khung hình/giây.
Thời lượng pin
Card mẫu laptop máy trạm thường có thời lượng pin không cao do cấu hình quá mạnh mẽ, và Precision M4800 cũng không phải là ngoại lệ. Trong thử nghiệm lướt web ở độ sáng 40% qua Wi-Fi, Precision M4800 chỉ đạt 4 giờ 16 phút. Mức trung bình của dòng laptop chính thống là 5 giờ 35 phút. ZBook 15 đạt mức 7 giờ 46 phút, trong khi MacBook Pro đạt mức 8 giờ 02 phút.
Theo Dell, công nghệ Optimus cho phép chuyển giữa đồ họa rời và đồ họa tích hợp sẽ không có mặt trên Precision M4800. Nếu mua phiên bản Precision M4800 chỉ có màn hình độ phân giải Full HD 1080p, thời lượng pin của máy sẽ đạt 16,8 giờ.
Phần mềm
Precision M4800 là một chiếc máy làm việc mạnh mẽ, và bởi vậy Dell gần như không cài đặt các phần mềm rác thừa thãi lên máy. Dell chỉ cung cấp cho chiếc laptop lai máy trạm này một số tính năng cần thiết như Dell Power Management để quản lý điện năng và Precision Performance Optimizer cho phép tự động tùy chỉnh máy theo ứng dụng đang chạy.
Bảo mật
Precision M4800 được trang bị phần mềm Protected Workspace của Dell. Khi được kích hoạt, phần mềm này sẽ tạo ra một không gian “ảo” riêng để cách ly các phần mềm dễ bị nhiễm virus như trình duyệt, file nén (zip) và chương trình đọc PDF.
Precision M4800 cũng có tính năng Dell Control Vault, một ứng dụng có khả năng chứa các thông tin nhạy cảm (ví dụ như chìa khóa mã hóa) chỉ cho phép truy cập sau một chu trình xác thực do chủ sở hữu hoặc chủ quản lý của máy thiết lập.
Tùy chọn
Phiên bản được thử nghiệm trong bài có giá 2.513 USD (khoảng 53 triệu đồng, giá gốc tại Mỹ). Phiên bản này có vi xử lý Intel Core i7-4900MQ 2.8 GHz, 16 GB RAM, ổ SSD 256 GB, card đồ họa Quadro K2100M 2 GB VRAM và màn hình 15.6 inch độ phân giải 3200 x 1800 pixel.
Phiên bản khởi điểm có giá 1.249 USD (26,3 triệu đồng) có vi xử lý Core i5 4200M 2.5 GHz, 8 GB RAM, ổ cơ 500 GB 7200 rpm, card đồ họa AMD FirePro M5100 2 GB VRAM và màn hình 15.6 inch độ phân giải 1366 x 768 pixel.
Phiên bản tầm trung có giá 1.689 USD (35,6 triệu đồng, giá gốc tại Mỹ) có vi xử lý Core i7-4800MQ 2.7 GHz, 8 GB RAM, ổ cứng cơ 500 GB, đồ họa NVIDIA Quadro K1100M 2 GB VRAM và màn hình độ phân giải Full HD 1080p.
Kết luận
Ngoài thân hình đẹp và chắc chắn, Precision M4800 là một cỗ máy làm việc thực sự mạnh mẽ. Với vi xử lý Core i7 và đồ họa Quadro của NVIDIA, bạn có thể dễ dàng thực hiện các tác vụ như chỉnh sửa video trên Precision M4800. Bàn phím có chất lượng tốt, màn hình độ phân giải cao và chất lượng loa tuyệt vời là các điểm mạnh của Precision M4800. Rất tiếc, máy có thời lượng pin của máy hơi thấp, chỉ vào khoảng hơn 4 giờ đồng hồ.
Nếu bỏ ra thêm một chút tiền, bạn có thể mua được MacBook Pro Retina 15 inch với màn hình Retina đẹp hơn, thiết kế thân máy sang trọng hơn và thời lượng pin lên tới 9 giờ. Tuy vậy, Precision M4800 vẫn vượt qua MacBook Pro nhờ có số lượng cổng lớn, khả năng tùy biến và bảo mật cao hơn. Nếu muốn lựa chọn một chiếc laptop bền bỉ, mạnh mẽ và an toàn về bảo mật, Precision M4800 là lựa chọn dành cho bạn.
Theo LaptopMag
Máy chơi game Steam Machine của Alienware sẽ bán vào tháng Chín
Alienware trình diễn tại CES 2014 chiếc Steam Machine của mình với kích thước khá gọn gàng.
Alienware - công ty con của Dell, đã từng trình diễn chiếc máy chơi game Steam Machine của mình tại CES 2014. Tuy nhiên, phải đến tháng Chín thì hãng mới bán ra sản phẩm của mình. Thông tin này được Alienware công bố tại Hội nghị dành cho lập trình viên mà Valve tổ chức ở Seattle - Mỹ (Valve là nhà phân phối game và cũng là hãng khởi xướng dòng máy chơi game Steam Machine này hồi tháng Chín năm ngoái). Đại diện của Dell cũng xác nhận hãng đặt kế hoạch bán ra Steam Machine vào tháng Chín nhưng chưa xác định thời điểm cụ thể.
Máy chơi game Steam Machine của Alienware.
Alienware trình diễn tại CES 2014 chiếc Steam Machine của mình với kích thước khá gọn gàng. Theo tiết lộ của hãng, máy sẽ được trang bị chip xử lý Haswell mới nhất của Intel, đồng thời Alienware hứa hẹn Steam Machine của mình sẽ cho hiệu năng ngang ngửa các laptop chơi game. Đáng tiếc là chúng ta chưa biết được cấu hình cụ thể của cỗ máy này. Tuy nhiên, có vẻ như Alienware sẽ tham vọng đánh chiếm nhiều đối tượng người dùng đồng nghĩa với việc Steam Machine của hãng sẽ có nhiều tùy chọn cấu hình khác nhau.
Theo PLXH
Top màn hình xứng tầm đẳng cấp Mac Pro 2013 Mac Pro 2013 xứng đáng là chiếc máy tính tốt nhất trong năm ngoái với cấu hình mạnh và thiết kế đẹp. Và những mẫu màn hình dưới đây là sự lựa chọn để xứng tầm đẳng cấp của siêu phẩm này. Có thể nói Mac Pro 2013 là một trong những chiếc máy tính ấn tượng nhất hiện nay. Không chỉ có...