Đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên: Nỗi lòng không biết ngỏ cùng ai
Đọc bài “Kiếm đâu cho đủ minh chứng để đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên?” của tác giả Loát Trần, bản thân là giáo viên, tôi thấy đó cũng chính là nỗi lòng của giáo viên nói chung mỗi khi năm học kết thúc.
Ảnh minh họa
Đến hẹn lại lên, để chuẩn bị cho đợt nghỉ hè, giáo viên phải hoàn thành rất nhiều hồ sơ, ngoài những hồ sơ sổ sách thuộc về chuyên môn như giáo án, sổ điểm, lịch công tác, sổ Bồi dưỡng thường xuyên, sổ ghi lịch báo giảng, sổ chủ nhiệm…
Ngoài ra, giáo viên phải hoàn thành thêm các phiếu: Phiếu giáo viên tự đánh giá; Phiếu đánh giá giáo viên của Tổ chuyên môn, của Hiệu trưởng; Phiếu đanh giá và phân loại viên chức… Các phiếu này giáo viên tự đánh giá, qua Tổ đánh giá lại, sau đó nộp về trường, Văn thư tổng kết lại rồi nộp ra Phòng giáo dục.
Hình thức trông rất nghiêm túc và trang trọng nhưng xem ra về cách làm và nội dung của nó thì hấu như giáo viên nào cũng giống nhau.
Các phiếu đánh giá trên, năm nào cũng làm lui làm tới, nhưng năm nào, tôi cũng thấy không ít giáo viên lúng túng khi hoàn thành các phiếu đó. Rồi cuối cùng, mọi thông tin trên các phiếu lại na ná giống nhau, mang tính hình thức và đối phó.
Vừa rồi, bản thân tôi được Tổ trưởng đưa một xấp các phiếu trên, như mọi năm. Nhưng đến thời điểm hiện tại, tôi vẫn chưa hoàn thành vì sợ rằng “nếu xách đèn chạy trước ô tô” chắc gì đã đúng. Mà giấy tờ gì có thể sai, chứ các phiếu này “sai một li sẽ đi một dặm” nên giáo viên nào cũng chừng chừ chưa hoàn thiên nó.
Video đang HOT
Những ngày này đến trường lại nghe câu hỏi quen thuộc của các anh chị em đồng nghiệp: “Em đã làm phiếu đánh giá giáo viên chưa? Cho anh/chị mượn một chút.” Nhưng ai cũng nhận được sự lắc đầu của nhau. Vì đúng như tác giả Loát Trần đã nói: Để hoàn thành các phiếu trên, giáo viên cần có nguồn minh chứng, mà lấy đâu ra nguồn minh chúng cho 6 tiêu chuẩn và 25 tiêu chí bây giờ? Và các tiêu chuẩn và tiêu chí này xoay quanh các vấn đề như Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của người giáo viên, Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục, Năng lực dạy học, Năng lực giáo dục, Năng lực hoạt động chính trị Xã hội và cuối cùng là Năng lực phát triền nghề nghiệp.
Nói chung, ít có các giáo viên tự hoàn thiện các phiếu này trước vì rất dẽ mắc sai sót nên tâm lí chung của giáo viên là chờ đợi nhau. Và phiên họp Tổ cuối năm sẽ là thời điểm thích hợp để các giáo viên cùng thảo luận và đi đến việc hoàn thành các phiếu.
Đây là việc làm không hữu ích vì nó có tính lập lại, rập khuôn, không tập trung được vào những điểm mạnh, điểm yếu mà mỗi giáo viên đã phấn đấu trong một năm qua.
Thiết nghĩ rằng, cả một năm học với bao nhiêu nỗ lực, phấn đấu của từng giáo viên là khác nhau, không thể “cào bằng” với những phiếu đánh giá như thế. Hơn nữa, các thông tin trên những phiếu có sự lặp lại gây tốn kém thời gian,lãng phí giấy tờ, công sức. Thời kì công nghệ, mọi cái càng đơn giản càng tốt. Đằng này, cách đánh giá bằng các phiếu như thế quá rườm rà, dài dòng, không cần thiết.
Năm nay, rút kinh nghiệm từ những năm đi trước, giáo viên khi làm hồ sơ như nâng lương hay chuyển ngạch, hay thăng hạng đều phải nhờ đến văn thư lục tìm rất vất vả và mất thời gian, chính vì vậy cơ quan nơi tôi công tác yêu cầu mỗi giáo viên sau khi kê khai xong các phiếu, thì phô tô thêm mỗi phiếu hai bản để lưu lại vào hồ sơ cá nhân, thế là hồ sơ của mỗi giáo viên không biết bao nhiêu là giấy tờ. Mỗi năm số giấy tờ đó cứ dày và nhiều lên nên khi nghe việc gì đụng đến hồ sơ, giấy tờ, ai nấy đều ngao ngán.
Theo tôi, đã đến lúc, giáo dục nên tinh giản các loại giấy tờ không cần thiết tạo điều kiện để giáo viên tập trung vào chuyên môn. Điều cơ bản nhất là nên nhìn nhận năng lực thật sự của mỗi giáo viên qua quá trình giảng dạy, thái độ ứng xử với học sinh và quan trọng hơn hết hãy nuôi dưỡng “cái tâm” với nghề chứ đừng dựa vào các phiếu đánh giá một cách qua loa, đại khái.
Thanh Thanh
Theo Dân trí
Bạn đọc viết: Kiếm đâu cho đủ minh chứng để đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên?
Hàng năm khi kết thúc năm học, nhà trường thường tổ chức đánh giá, xếp loại thi đua, bình xét giáo viên trong toàn trường. Một trong những việc mà chúng tôi "ngán ngẩm" nhất có lẽ là đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp của giáo viên.
Ảnh minh họa
Theo quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì giáo viên được đánh giá theo 6 tiêu chuẩn và 25 tiêu chí.
Thông thường các trường học hướng dẫn giáo viên đánh giá theo các mức độ: xuất sắc, khá và trung bình. Nếu giáo viên đạt Chiến sĩ thi đua thì được đánh giá xuất sắc. Còn giáo viên đạt Lao động tiên tiến thì đánh giá khá. Riêng thầy cô không đạt danh hiệu gì thì đánh giá mức trung bình.
Quy trình đánh giá, xếp loại giáo viên theo Chuẩn được các trường tiến hành đúng theo trình tự các bước: Đó là giáo viên tự đánh giá, Tổ chuyên môn đánh giá và hiệu trưởng đánh giá. Kết quả cuối cùng được thông báo cho giáo viên, tổ chuyên môn và báo cáo về Phòng.
Tuy nhiên khi giáo viên và tổ chuyên môn đánh giá xong thì Ban giám hiệu liên tục đòi nguồn minh chứng cho việc đánh giá giáo viên. Vì vậy mà giáo viên cảm thấy thật sự mệt mỏi với công việc này.
Nhiều minh chứng thì giáo viên có sẵn như giáo án, sổ kế hoạch bộ môn, sổ điểm, sổ tự học bồi dưỡng. Nhưng một số tiêu chí khác thì giáo viên lại không có phải đi tìm kiếm mất rất nhiều thời gian. Có những tiêu chí giáo viên còn không biết lấy đâu ra nguồn minh chứng để chứng minh
Trong các "tiêu chuẩn" và "tiêu chí" của bản đánh giá chuẩn giáo viên thì có nhiều tiêu chí không biết tìm nguồn minh chứng ra sao, lấy đâu ra giấy tờ để chứng minh đây.
Ở tiêu chuẩn 1 nói về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của người giáo viên có 5 tiêu chí. Do đó giáo viên phải tìm nguồn minh chứng. Nếu như ở Tiêu chí 1, nói về phẩm chất chính trị thì giáo viên minh chứng bằng phiếu đánh giá cán bộ công chức. Tiêu chí 5, nói về lối sống tác phong thì giáo viên là Đảng viên sẽ có nguồn minh chứng bằng bản nhận xét địa phương nơi cư trú. Riêng các giáo viên không phải là Đảng viên thì khó tìm được nguồn minh chứng.
Các tiêu chí 2, 3, 4 thì đánh giá về đạo đức nghề nghiệp, ứng xử với học sinh, ứng xử với đồng nghiệp thì giáo viên biết kiếm đâu ra nguồn minh chứng. Thầy cô bình thường không có ai vi phạm nên chẳng ai đánh giá hay ghi chép vào sổ nào cả. Vì vậy thì giáo viên biết lấy ở đâu ra cho nguồn minh chứng của mình.
Trong các tiêu chuẩn thì tiêu chuẩn 3 và 4 là dễ tìm nguồn minh chứng nhất. Các loại sổ như giáo án, lịch báo giảng, sổ chủ nhiệm, sổ mượn đồ dùng dạy học hay các đề thi, đề kiểm tra thì giáo viên luôn có sẵn. Còn lại thì giáo viên chẳng biết tìm đâu ra các nguồn minh chứng cả.
Như vậy để đánh giá giáo viên theo đúng chuẩn thật lắm gian nan. Nhà trường thì mơ hồ về các tiêu chí. Giáo viên thì tất bật đi tìm nguồn minh chứng. Nhiều giáo viên cứ tự hỏi nhau cuối cùng việc đánh giá này để đạt được điều gì? Tìm đủ minh chứng để làm gì? Liệu việc đánh giá giáo viên đúng theo chuẩn đã chính xác chưa?
Là một giáo viên, bản thân tôi cũng ngao ngán với các thủ tục rườm rà cuối năm đối với giáo viên. Nhiều việc không cần thiết nhưng gây mất rất nhiều thời gian cho giáo viên. Chúng tôi thật sự ngán khi đi tìm nguồn minh chứng để đạt "chuẩn" giáo viên.
Suy cho cùng trong Giáo dục, đánh giá giáo viên chuẩn nhất vẫn là chất lượng giảng dạy, sự nhiệt tình của thầy cô trong công tác.
Loát Trần
Theo Dân trí
Cô giáo tâm sự: Khi học sinh là con đồng nghiệp Khi trực tiếp giảng dạy con của đồng nghiệp, tôi như thấu hiểu hơn nỗi lòng của những người cha mẹ trong việc học tập của con. Ảnh minh họa Một điều đặc biệt nơi tôi công tác giảng dạy là toàn xã chỉ có một trường cấp hai nên tất cả những học sinh cấp Tiểu học sau khi tốt nghiệp đều...