Đang tăng mạnh, giá lợn bỗng chững lại, rớt giá thê thảm ở miền Nam
Giá lợn hơi hôm nay 15/7, đang có dấu hiệu chững lại sau 1 tuần liên tiếp tăng tại miền Bắc và miền Trung.
Trung tâm thông tin Công nghiệp và Thương mại, Bộ Công Thương cho biết, giá lợn hơi hôm nay 15/7, tại miền Bắc và miền Trung đều chững lại. Cụ thể, nhiều tỉnh thành tại miền Bắc, giá lợn xuất chuồng không có nhiều thay đổi so với cuối tuần trước, vẫn phổ biến trong khoảng 41 – 42 nghìn đồng/kg. Cá biệt tại Nam Định đang duy trì mức 42 – 43 nghìn đồng /kg; cao nhất là Quảng Ninh với giá bán đạt 44 – 45 nghìn đồng/kg.
Tại miền Trung, Tây Nguyên giá khá ổn định. Theo đó, lợn hơi tại các tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung Bộ đang được giao dịch trong khoảng 31- 38 nghìn đồng/kg. Cao nhất là Thanh Hoá và Nghệ An có giá từ 38 – 41 nghìn đồng /kg.
Trong khi đó, giá lợn tại miền Nam đang ở mức thấp nhất cả nước. Kể từ khi dịch tả lợn châu Phi bùng phát, giá lợn hơi tại đây đã giảm sâu phổ biến 31.000 – 34.000 đồng/kg. Thậm chí, một số địa phương như Tây Ninh, Bến Tre đang có giá dưới 30 nghìn đồng/kg; Đồng Nai cũng có nơi khoảng 28 – 30 nghìn đồng/kg.
Tính tới nay, dịch tả lợn châu Phi đã lan tới 62/63 tỉnh, thành, tổng số lợn bị tiêu hủy lên tới gần 3,3 triệu con (chiếm khoảng 10% tổng đàn cả nước).
Video đang HOT
Trước lo lắng về thiếu hụt nguồn cung thịt lợn trong dịp cuối năm, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết: “Dự báo tác động từ dịch tả lợn Châu Phi, Bộ NN-PTNT đã thực hiện giải pháp tập trung phát triển thực phẩm thay thế khác như gia cầm, đại gia súc và thủy sản. Tuy nhiên các địa phương cần lưu ý nguyên tắc đảm bảo chuỗi an toàn phòng bệnh, cân đối cung cầu, trang bị kiến thức sinh kế cho người chăn nuôi khi chuyển đổi vật nuôi”.
Theo báo giao thông
Giá cá tra tuột dốc
Giá cá tra nguyên liệu tại ĐBSCL đang xuống mức thấp nhất trong vòng 2 năm trở lại đây
Nhiều xã viên HTX Thủy sản Đại Thắng (thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang) đang rầu vì giá cá tra bất ngờ tuột dốc, giá rớt thê thảm mà thương lái, doanh nghiệp (DN) không chịu mua.
Lỗ 9.000-10.000 đồng/kg
Ông Nguyễn Tấn Phong, Giám đốc HTX Thủy sản Đại Thắng, rầu rĩ: "Thương lái hỏi mua cá nguyên liệu với giá 19.000 đồng/kg, nếu đồng ý bán theo giá này, HTX chỉ có lỗ. Hiện HTX còn khoảng 100 tấn cá tra, trong đó cá trên 1 kg/con còn nhiều; cá khoảng 800-900 g/con đang bị xã viên bỏ đói vì sợ cho ăn tốn tiền mà không bán được".
Ông T.V.D (ngụ TP Cần Thơ) có 2 ao nuôi tại huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang và vừa bán 275 tấn cá tra cho một công ty với giá 20.000 đồng/kg, lỗ gần 600 triệu đồng. "Giá thành nuôi khoảng 22.000 đồng/kg, tôi bấm bụng bán 20.000 đồng/kg để cắt lỗ vì nếu để cá trong ao thì tốn thêm tiền thức ăn" - ông D. kể. Tuy thua lỗ nhưng ông D. chuẩn bị thả nuôi vụ mới vì giá con giống đang rất rẻ, ông hy vọng đến vụ thu hoạch tới giá cá tăng trở lại, cộng với giá thành thấp sẽ gỡ lại phần lỗ 600 triệu đồng.
Cá tra quá lứa tồn đọng trong ao nuôi rất nhiềuẢnh: NGỌC TRINH
Ông Nguyễn Văn Tấn (ngụ xã Vĩnh Thạnh Trung, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang) cho biết hiện một số DN chấp nhận mua cá tra tại ao với giá khoảng 19.500 đồng/kg kèm điều kiện 20 ngày sau mới trả tiền. Riêng những hộ nuôi cá nhỏ lẻ bị ép giá còn khoảng 18.000 đồng/kg. "So với giá thành sản xuất khoảng 27.000-28.000 đồng/kg, người nuôi lỗ từ 9.000-10.000 đồng/kg. Lý do là lúc thả nuôi thì cá giống, thức ăn chăn nuôi và thuốc trị bệnh cho cá đều tăng khá cao; hộ nào nuôi khéo lắm hoặc ít hao hụt thì cũng lỗ dưới 4.000 đồng/kg" - ông Tấn tính toán.
Phải nhanh chóng gỡ vướng xuất khẩu
Theo đánh giá của Hiệp hội Cá tra Việt Nam, tình hình sản xuất và tiêu thụ cá tra đang hết sức khó. Nguyên nhân là do hiệu quả kinh tế của ngành hàng trong 2 năm 2017-2018 khá cao, người dân ồ ạt đào ao thả cá, các DN cũng đã chủ động xây dựng vùng nuôi. Trong khi đó, một số nước như Ấn Độ, Indonesia, Bangladesh, Myanmar và cả Trung Quốc đã bắt đầu nuôi cá tra. Dự kiến trong năm 2019, tổng sản lượng cá tra nguyên liệu của những nước này đạt khoảng 1,3-1,4 triệu tấn, tương đương với Việt Nam.
Ông Dương Nghĩa Quốc, Chủ tịch Hiệp hội Cá tra Việt Nam, cho biết tiêu thụ cá tra tại các thị trường truyền thống của Việt Nam như Mỹ, Trung Quốc đang giảm sâu do thuế chống phá giá hoặc các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm khi xuất khẩu chính ngạch dẫn đến tình trạng ứ đọng nguồn cung. Trong khi các DN xuất khẩu hầu hết đều có vùng nuôi riêng hoặc liên kết với các HTX thì những DN nhỏ hoặc hộ dân nuôi bên ngoài đang có cá tra đến đợt thu hoạch gặp rất nhiều khó khăn do giá cá đã rớt xuống chỉ còn 19.000-20.000 đồng/kg. Nhiều hộ dân đang kêu bán với giá chỉ 18.000-18.500 đồng/kg nhưng các DN vẫn chưa chịu mua.
"Đặc thù của cá tra là càng quá lứa (vượt kích cỡ) càng khó bán hoặc bán với giá rất rẻ, người nuôi khi đó càng lỗ nặng. Do đó, Hiệp hội Cá tra đã kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT), Tổng cục Thủy sản đẩy mạnh xúc tiến thương mại đối với các thị trường truyền thống là Mỹ, Trung Quốc, đồng thời tìm cách tháo gỡ khó khăn để dòng hàng xuất khẩu cá tra khởi động trở lại" - ông Quốc thông tin.
Bên cạnh đó, hiệp hội đề xuất Bộ NN-PTNT phối hợp với các địa phương khảo sát lại diện tích thả nuôi. Các tham tán thương mại Việt Nam ở nước ngoài phải cùng DN xuất khẩu làm việc với các đối tác để có phương án gỡ vướng phù hợp. "Theo tôi được biết, Bộ NN-PTNT đã làm việc với Tổng cục Hải quan Trung Quốc để tháo gỡ một số vướng mắc nhưng chỉ mới trên lý thuyết, thực tế xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc vẫn chưa thông" - ông Quốc sốt ruột.
Cũng theo ông Quốc, các ngân hàng nên kéo dài hạn mức tín dụng trung hạn nhằm hỗ trợ DN thu mua hết lượng cá tồn trong dân.
Theo người lao động
Giá heo hơi ngày hôm nay 4/7: Miền Bắc tăng, miền Nam giảm mạnh Giá heo hơi hôm nay 4/7: Giá heo miền Bắc tăng nhẹ, trong khi giá heo miền Trung và miền Nam tiếp tục giảm so với phiên giao dịch hôm qua 3/7. Giá heo hơi hôm nay 4/7 tại miền Bắc: Tăng nhẹ Theo khảo sát, sau nhiều ngày không có biến động, giá heo hơi hôm nay 4/7 tại miền Bắc có...