“Dạng sống thứ 3″ của Trái Đất đang tạo ra năng lượng
Khả năng đặc biệt của một dạng sống còn nhiều bí ẩn hứa hẹn giúp nhân loại trong cuộc chiến cứu vãn môi trường Trái Đất.
Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi nhà vi trùng học Pok Man Leung từ Đại học Monash (Úc) phát hiện ra rằng cổ khuẩn – dạng sống thứ 3 của Trái Đất – đã tạo ra năng lượng bằng một cách độc đáo mà trước đây người ta vẫn tin rằng nó không thể làm được.
Cổ khuẩn từng được tìm thấy trong môi trường nước sôi ở Công viên quốc gia Yellowstone của Mỹ – Ảnh: NATURE
Cổ khuẩn được gọi là dạng sống thứ 3 bởi chúng là một dòng sinh vật riêng biệt, tiến hóa theo một con đường hoàn toàn khác với 2 dạng sống còn lại là vi khuẩn và sinh vật nhân chuẩn.
Sinh vật nhân chuẩn chính là những sinh vật sở hữu tế bào đầy đủ, có nhân, bao gồm các động vật, thực vật trên Trái Đất. Tất nhiên, chúng ta cũng là sinh vật nhân chuẩn.
Trong khi đó, cổ khuẩn là các sinh vật đơn bào thiếu cấu trúc liên kết màng bên trong.
Hầu hết cổ khuẩn chỉ được biết đến nhờ các đoạn mã di truyền được tìm thấy trong những môi trường khắc nghiệt mà chúng tồn tại, nhiều loài chưa được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm vì điều đó rất khó thực hiện.
Video đang HOT
TS Leung và các cộng sự phát hiện ra ít nhất 9 ngành cổ khuẩn tạo ra khí hydro bằng cách sử dụng các enzyme được cho là chỉ tồn tại ở 2 dạng sống còn lại.
Hydro này chính là nguồn sống cho chúng, giúp nhiều loài cổ khuẩn tồn tại được ở “tử địa” của Trái Đất, những nơi hoàn toàn không phù hợp với các dạng sống khác.
Cổ khuẩn từng được tìm thấy trong những môi trường khắc nghiệt như suối nước nóng, hang động ngầm tăm tối, núi lửa và các miệng phun dưới biển sâu .
“Con người chỉ mới bắt đầu nghĩ đến việc sử dụng hydro làm nguồn năng lượng gần đây, nhưng vi khuẩn cổ đã làm điều đó trong hàng tỉ năm” – TS Leung nói.
Phát hiện mới vừa được trình bày trong bài công bố trên tạp chí Cell, là gợi ý cho các nhà công nghệ sinh học hiện đại: Chúng ta có thể ứng dụng các cổ khuẩn kỳ lạ này để sản xuất hydro công nghiệp hoàn toàn “xanh”.
Ngoài ra, phát hiện mới cũng giúp các nhà khoa học hiểu thêm về quan hệ giữa các dạng sống trên Trái Đất sơ khai, thông qua loại enzyme mà các dạng sống này cùng sở hữu; cũng như những điểm giống và khác nhau trong việc sử dụng enzyme đó sau hàng tỉ năm tiến hóa.
Lộ diện "hành tinh bất tử" Phượng Hoàng, già hơn Trái Đất
Hành tinh Phoenix trôi nổi trong "tử địa" thuộc chòm sao Thiên Nga đã khiến các nhà khoa học hoàn toàn bối rối.
Hành tinh Phoenix (Phượng Hoàng) có tên khoa học chính thức là TIC 365102760b, quay quanh ngôi sao khổng lồ đỏ TIC 365102760 trong chòm sao Thiên Nga, cách chúng ta 1.810 năm ánh sáng.
Hành tinh Phoenix có "mẹ" là một ngôi sao khổng lồ đỏ - Ảnh AI: Anh Thư
Ngôi sao mẹ TIC 365102760 có tuổi đời ít nhất 6,3 tỉ năm, như vậy tuổi đời của Phoenix cũng chỉ kém cạnh một chút, tức già hơn Trái Đất rất nhiều.
Mang tên loài chim lửa thần thoại, Phoenix thực sự rất nóng bỏng. Nó được xếp vào loại hành tinh "Sao Hải Vương nóng" rất hiếm trong vũ trụ, tức loại hành tinh khí khổng lồ giống Sao Hải Vương của hệ Mặt Trời nhưng tương phản về nhiệt.
Phoenix có bán kính lớn hơn Trái Đất 6,2 lần, nặng hơn 19,2 lần. Khoảng cách của nó với ngôi sao mẹ chỉ bằng 1/6 khoảng cách Sao Thủy - Mặt Trời, do đó chỉ mất 4,2 ngày để đi hết một vòng quanh sao mẹ.
Tuổi của hành tinh và nhiệt độ nóng như thiêu đốt, cùng với mật độ thấp bất ngờ, lẽ ra đã khiến nó mất hoàn toàn bầu khí quyển từ lâu.
Thông thường, các hành tinh quá gần sao mẹ sẽ bị tắm trong bức xạ khắc nghiệt, với những cơn gió sao thổi bay toàn bộ khí quyển.
Thế nhưng bất chấp các quy luật vật lý thiên văn thông thường, hành tinh này như một chiến binh bất tử với bầu khí quyển dày đặc đến vô lý.
Chưa kể, nó là một trong các Sao Hải Vương nóng có mật độ thấp nhất - thấp hơn 60 lần so với cái dày đặc nhất trong loại hành tinh này từng được ghi nhận.
Lẽ ra nó chỉ có thể tồn tại trong khoảng 100 triệu năm, sau đó quỹ đạo sẽ bị phá vỡ bởi lực hấp dẫn khắc nghiệt của sao mẹ và cuối cùng bị sao mẹ nuốt mất. Nhưng. rõ ràng nó đã lang thang ở vùng "tử địa" này lâu hơn thế nhiều.
"Hành tinh này không phát triển theo cách chúng ta nghĩ" - TS Sam Grunblatt, nhà vật lý thiên văn từ Đại học Johns Hopkins (Mỹ), nhận định. Ông thừa nhận rằng Phoenix vẫn là một câu đố lớn.
Nói cách khác, nhóm nghiên cứu chỉ có thể xác định sự tồn tại và sự kỳ lạ của hành tinh nhưng không có cách nào giải thích vì sao nó có thể phát triển như thế.
Sau các phát hiện ban đầu vừa được công bố trên tạp chí khoa họcAstronomical Journal,các nhà nghiên cứu cho biết họ sẽ tiếp tục làm việc để cố gắng lý giải các bí ẩn.
Một trong những vấn đề gây thú vị là trạng thái sao khổng lồ đỏ của ngôi sao mẹ, vốn là trạng thái "hấp hối" của các vì sao.
Mặt Trời của chúng ta sẽ phình to lên thành sao khổng lồ đỏ trong vòng 5 tỉ năm tới - và có thể nuốt mất cả Sao Thủy, Sao Kim và Trái Đất trong quá trình phình to - trước khi phát nổ và sụp đổ thành sao lùn trắng.
Rõ ràng trong trường hợp Phoenix, nó đã sống sót sau cú phình to khốc liệt của sao mẹ. Ngoài ra, cách mà hành tinh Phoenix giữ được bầu khí quyển có thể góp phần giải thích cách mà Trái Đất của chúng ta đã giữ được bầu khí quyển tốt như thế sau hơn 4,5 tỉ năm phát triển.
T
Sinh vật tưởng tuyệt chủng 25 năm bỗng 'quay lại': Bất ngờ chạm trán cá thể khổng lồ lúc nửa đêm Chúng là một trong những loài động vật có vú quyến rũ nhất trên Trái đất. Trong tiếng Malaysia, từ pengguling có nghĩa là "người cuộn tròn". Đó là cái tên hoàn hảo cho tê tê—một trong những loài động vật có vú quyến rũ nhất trên Trái đất. Trông giống như một loài thú ăn kiến mặc áo giáp, tê tê nổi...