“Đằng sau màn khói mờ của ngân sách quốc phòng Trung Quốc”
Trong bài viết mang tựa đề: “Đằng sau màn khói mờ của ngân sách quốc phòng Trung Quốc năm 2013″, nhật báo Hồng Kông South China Morning Post vào ngày 6/3, nhận định, số liệu công bố chính thức thấp hơn nhiều so với chi tiêu thực tế Trung Quốc dành cho quân đội.
Chi phí phát triển vũ khí, ví dụ như tàu sân bay Liêu Ninh, được cho là không nằm trong ngân sách quốc phòng của Trung Quốc.
Con số thực gấp đôi số được công bố
Ngày 5/3 Bắc Kinh chính thức loan báo là ngân sách quốc phòng cho năm 2013 là 720 tỷ nhân dân tệ (hơn 115 tỷ đô la), tăng 10,7% so với năm 2012. Theo tờ South China Morning Post, mặc dù con số này có vẻ như là một mức tăng lớn, nhưng nó hoàn toàn không có giá trị. Theo tờ báo, xét về bề ngoài, con số 10,7% cho chi tiêu quân đội vượt cả mục tiêu tăng trưởng GDP mà chính phủ Trung Quốc đặt ra trong năm nay, 7,5%. Nhưng mục tiêu GDP là con số thực, trong khi mức tăng cho quân sự thì không. Nhân tố trong lạm phát trong mức mà chính phủ Trung Quốc đề ra 3,5% và mức tăng cho quân sự phải song hành cùng với tăng trưởng GDP.
Tờ báo cũng cho rằng Trung Quốc chắc chắn không thể trấn an các nước láng giềng, bởi thứ nhất họ đã là nước chi tiêu cho quân sự lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Mỹ và quan trọng hơn ngân sách quốc phòng thực thụ của Bắc Kinh còn cao hơn rất nhiều nếu tính đến những chi tiêu quân sự khác được ngụy trang dưới những danh xưng khác.
Tờ báo đưa ra ba khoản để chứng minh ngân sách quân sự chính thức không phản ánh hết được con số chi tiêu thực sự cho các lực lượng vũ trang của Trung Quốc.
Thứ nhất chi phí cho vũ khí nhập khẩu, phần lớn là vũ khí công nghệ cao mua của Nga, không được thể hiện trong ngân sách quân sự. Thứ hai giới phân tích cho rằng vũ khí do Trung Quốc tự nghiên cứu và phát triển lại được hỗ trợ bằng một khoản ngân sách riêng khác nằm dưới chỉ đạo của Bộ Khoa học và Công nghệ.
“Theo lẽ thường, phát triển vũ trụ và phát triển vũ khí không nằm trong chi tiêu quốc phòng ở Trung Quốc. Thậm chí nếu Trung Quốc có chi nhiều cho các chương trình không gian (liên quan đến quân sự) họ sẽ không công bố”, Toshiyuki Shikata, giáo sư tại Đại học Teikyo, Nhật Bản, đồng thời là một tướng về hưu nhận định.
Thứ ba cũng hoàn toàn không rõ chi phí quân sự, ví dụ cho các đơn vị địa phương, được các chính quyền các tỉnh tự chi từ nguồn ngân sách của họ là bao nhiêu.
Năm ngoái, Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế ở London đã tìm hiểu con số chi tiêu cho ngân sách quốc phòng thực sự của Trung Quốc và kết luận con số thực phải cao hơn khoảng 40% con số được công bố.
Video đang HOT
Tuy nhiên, nếu đúng vậy, thì chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc cũng không quá lớn. Giả sử ước đoán của Viện tại London là đúng, thì tổng chi tiêu cho quân sự của Bắc Kinh trong năm nay vẫn chưa bằng 2% GDP, chỉ thay đổi chút ít so với 10 năm trước. Mặc dù con số này cao hơn gấp hai lần chi tiêu quân sự của Nhật, nhưng vẫn kém hơn rất nhiều so với Mỹ, hiện đã ở mức hơn 600 tỷ USD.
Đối với nhà bình luận báo South China Morning Post, còn có một yếu tố khác khiến cho chi phí quân sự của Trung Quốc được đánh giá là đáng ngại hơn rất nhiều so ngân sách quốc phòng được loan báo: Sức mua mà ngân sách này sản sinh ra. Nếu chỉ căn cứ vào các con số, thì sự so sánh trở nên hết sức khập khiễng, vì sức mua của một đô la ở Mỹ chẳng là bao so với mãi lực của một đồng đô la tại Trung Quốc, đặc biệt trong địa hạt vũ khí, khi việc buôn bán không hề được tự do, và giá cả có thể thay đổi tùy theo quốc gia đặt mua.Ví dụ với một tỷ đô la bỏ ra tại Trung Quốc, người ta có thể thu hoạch rất nhiều, trong khi cũng số tiền ấy chi ra tại Mỹ thì những gì mua được ít hơn nhiều.
Do vậy, khi so sánh các ngân sách quốc phòng phải tính đến sự khác biệt trong sức mua tại từng nước. Có điều là trên thế giới hiện nay, không có một chỉ số giá cả đáng tin cậy nào được áp dụng cho các chi phí quân sự.
Và nếu áp dụng khái niệm sức mua PPP (Purchasing Power Parity) được dùng trong kinh tế, và tỷ lệ hối đoái tính theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), thì giá trị của ngân sách quốc phòng Trung Quốc năm 2013 tăng lên gần 50%. Nếu tính thêm các yếu tố bị che giấu, thì giá trị thực sự của ngân sách quốc phòng của Trung Quốc được ước tính cao hơn gấp đôi con số chính thức đã được công bố.
Với tình hình căng thẳng lên cao ở cả biển Hoa Đông lẫn Biển Đông, cũng dễ hiểu là việc Bắc Kinh gia tăng ngân sách quân sự luôn luôn làm cho các láng giềng lo ngại.
Trung Quốc cũng tập trung củng cố an ninh nội địa
Ngoài tăng chi tiêu cho Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) ngân sách cho an ninh nội địa của Trung Quốc tăng với con số dù thấp hơn đôi chút, 8,7%, nhưng tổng số cuối cùng lại là 769,1 tỷ Tệ, cao hơn tổng ngân sách được công bố cho quân đội.
Con số trên cho thấy quan tâm của Trung Quốc không chỉ tập trung ở tranh chấp lãnh thổ với Nhật, Đông Nam Á và “trục xoay” của Mỹ tới khu vực, mà còn ở những bất ổn bên trong nước này, như tham nhũng, ô nhiễm, lạm dùng quyền lực, mặc dù kinh tế vẫn tăng trưởng và thu nhập của người dân ngày càng được cải thiện.
Theo nhiều nghiên cứu được chính phủ Trung Quốc ủng hộ, số các vụ bạo động của dân chúng tăng từ 8.700 năm 1993 lên khoảng 90.000 vào năm 2010. Một số ước tính con số này còn cao hơn, và chính phủ không công bố con số chính thức trong những năm gần đây.
“Điều này cho thấy Trung Quốc quan tâm tới những nguy cơ bất ổn tiềm tàng xuất phát từ bên trong đất nước này hơn là bên ngoài đất nước. Nó cũng cho thấy ban lãnh đạo Trung Quốc đã kém tự tin hơn”, Nicholas Bequelin, nhà nghiên cứu tại Human Rights Watch cho biết. “Một chính phủ tự tin không cần phải có ngân sách cho an ninh nội địa vượt chi tiêu quốc phòng”, ông cho hay.
Chính vì vậy trong bài phát biểu trước cả nước trong phiên khai mạc quốc hội vào tuần này, Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã liệt kê duy trì xã hội hài hòa và ổn định là một trong những ưu tiên của chính phủ trong năm nay.
Mỹ lại lo ngại về hành động quyết đoán của Bắc Kinh
Ngay sau khi Bắc Kinh loan báo tăng ngân sách quốc phòng, Hoa Kỳ liên tiếp lên tiếng bày tỏ thái độ quan ngại sự hiện diện quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc ở Thái Bình Dương.
Khi được hỏi về việc ngân sách quốc phòng Trung Quốc tăng hơn 10%, phát ngôn viên Nhà Trắng Mỹ Jay Carney vào ngày 6/3, đã tái khẳng định tư thế cường quốc Thái Bình Dương của Hoa Kỳ và có lợi ích đáng kể trong khu vực.
Tuyên bố của phát ngôn viên Nhà Trắng được đưa ra vài giờ sau khi Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ tuyên bố lo ngại trước việc Trung Quốc tăng cường tiềm năng quân sự và liên tiếp có những hành động quyết đoán tại vùng Biển Đông và biển Hoa Đông.
Theo Đô đốc Samuel J Locklear, Tư lệnh Lực lượng Mỹ tại vùng Thái Bình Dương, thì “nỗ lực của Trung Quốc tập trung chế tạo, thử nghiệm, và đưa vào hoạt động các loại máy bay, chiến hạm, vũ khí và hệ thống hỗ trợ mới đang làm gia tăng tâm lý quan ngại trong vùng. Nhiều nước châu Á lo ngại trước ý đồ của của Trung Quốc hiện nay và trong tương lai. Nhiều quốc gia đang tự hỏi là phải chăng ý đồ của Trung Quốc sẽ thay đổi với đà tăng cường của tiềm lực quân sự của họ”.
Đô đốc Locklear nêu rõ một loạt hành động của Bắc Kinh tại các vùng biển bao quanh Trung Quốc . “Tàu Hải quân và các cơ quan thi hành luật biển Trung Quốc đã không ngừng hoạt động trong những năm gần đây nhằm cố gắng áp đặt các đòi hỏi chủ quyền biển đảo của Trung Quốc ở vùng Biển Đông và Hoa Đông”.
Đô đốc Locklear còn tố cáo Trung Quốc “sử dụng các công cụ kinh tế và ngoại giao” nhằm gây sức ép buộc các nước phải chấp nhận yêu sách của Trung Quốc.
Mối quan ngại cụ thể của Tư lệnh Thái Bình Dương là nguy cơ tính toán sai lầm là nổ ra xung đột giữa Nhật Bản và Trung Quốc tại Senkaku/Điếu Ngư. Bên cạnh đó, tại vùng Biển Đông, các vụ đối đầu định kỳ giữa tàu Trung Quốc với tàu các nước và những nỗ lực của Trung Quốc nhằm gây sức ép lên các công ty quốc tế để không thăm dò dầu khí cũng làm tăng thêm căng thẳng.
Theo Dantri
Những cô gái đẹp có trái tim vô cảm
Họ như chim sợ cành cong, nhìn thấy đàn ông là lại thấy những vết thương lòng, rất khó tiếp cận và cảm hóa.
Đó là cách người ta nói về những cô gái có sự thu hút với nhiều đàn ông nhưng chẳng ai có thể làm tan chảy trái tim băng của họ. Phải chăng họ thật sự vô cảm? Có hai trường hợp, một là họ không muốn từ bỏ sự tự do và chưa bao giờ biết rung động. Hai là họ từng yêu cháy bỏng và tổn thương rất nhiều, không còn muốn đặt niềm tin và tình cảm vào bất kỳ ai nữa.
Trường hợp thứ nhất, trái tim của người phụ nữ luôn nhạy cảm, sâu xa, chẳng ai có thể hiểu được họ nghĩ gì. Vì thế, những hành động họ thể hiện ra chưa chắc là điều họ mong muốn. Chinh phục một cô gái đẹp trước mấy chục "vệ tinh" là điều chẳng dễ dàng. Với phim ảnh thì mọi chuyện có vẻ tốt đẹp, chỉ cần yêu hết lòng, cuối cùng người đẹp cũng hiểu ra và đáp lại. Thực tế thì không đơn giản như vậy, có được đã vật vã, giữ được còn khó hơn gấp trăm lần.
Thế nhưng không phải cô gái đẹp nào cũng kiêu kỳ hay dễ thay đổi. Chỉ là vì họ đã quen với việc được chiều chuộng, lấy lòng nên không dễ rung động trước những chiêu thức của các anh. Một cô gái xinh đẹp mà không có ai thì chắc chắn nội tâm rất phức tạp, bạn phải đủ nhạy cảm và tinh tế để nhận ra điều các nàng muốn. Cộng với tình cảm thật lòng, sự kiên nhẫn thì phá vỡ "tảng băng" đó không phải là điều bất khả thi, vì dẫu sao, trái tim nàng vẫn còn nguyên vẹn, nếu có được nàng thì tất cả niềm tin, tình yêu, sẽ thuộc về bạn. Và phải đủ bản lĩnh để giữ được điều đó lâu dài.
Trường hợp thứ hai, nếu tình yêu không đủ lớn thì bạn nên bỏ cuộc. Họ như chim sợ cành cong, nhìn thấy đàn ông là họ lại nhìn thấy những vết thương lòng, rất khó tiếp cận và cảm hóa. Họ chỉ xã giao nên muốn thân thiết là điều chẳng dễ dàng. Chỉ có sự bao dung, nhẫn nại và tình yêu to lớn mới có thể giúp họ tạm lãng quên nỗi đau, để có can đảm một lần nữa, đưa hình bóng một người vào trái tim vốn đầy những vết thương. Nhưng bạn cũng sẽ mệt mỏi với sự dè chừng của họ.
Họ có thể yêu bạn say đắm, hy sinh cho bạn nhưng họ sẽ không bao giờ tin tưởng tuyệt đối vào bất kỳ ai nữa. Các cô gái xinh đẹp trước khi biết yêu hoặc bước vào tình yêu đầu, thường mơ về một đối tượng nào đó tương xứng, giỏi giang, yêu thương, chiều chuộng. Họ lãng mạn, bay bổng và luôn mơ về tương lai tươi sáng. Nhưng với các cô gái từng tổn thương, điều họ mong muốn rất đơn giản. Họ cần sự bình yên bên người yêu thương thật lòng và lâu bền, họ khao khát một tình yêu chân thật, không còn bóng dáng của nước mắt và sự lừa dối. Nếu không thể tìm ra hoặc không đủ lòng tin vào cuộc đời, họ sẽ chọn cô đơn như một cách tự bảo vệ.
Tôi từng yêu rất nhiều, đã nếm trải rất nhiều hương vị tình yêu mang lại, ngọt bùi - đắng cay, đủ cả. Dù đa sầu đa cảm nhưng tôi không như các thi sĩ mà tuyên bố những câu như thà yêu để bị tổn thương còn hơn là không có người yêu. Có nhiều khi tôi rất người mộ các cô gái xinh đẹp độc thân. Họ sống vui vẻ mà không phụ thuộc vào tiền hay tình cảm. Họ không làm tổn thương ai cũng như không cho ai cái quyền làm tổn thương họ. Cuộc sống tự do.
Cũng có khi nhìn người ta bên nhau mà đôi phút tôi chạnh lòng nhưng chỉ là một chút thôi vì họ biết còn nhiều điều ý nghĩa hơn tình yêu, đón chờ họ mỗi ngày. "Sống độc thân cho trai nó thèm" là câu nói đùa vui của họ và cũng không sai tẹo nào. Họ sẽ chẳng phải chịu những đau khổ do tình yêu mang lại. Với tôi, thà không có còn hơn có rồi mất. Tôi thật sự rất sợ và ám ảnh những đêm khuya một mình với nước mắt mặn, đôi môi khô khốc. Tôi sợ sự thay đổi.
Trong tình yêu, tôi chưa bao giờ yêu cầu điều gì dù tôi hoàn toàn có thể có được. Tôi không cần cuộc sống xa hoa, không cần người yêu lý tưởng với đầy đủ các tiêu chuẩn, tôi không cần những món quà đắt tiền, không đòi hỏi những "lời có cánh" hay những trò lãng mạn. Điều tôi cần, thật ra rất đơn giản nhưng liệu có mấy ai làm được?
Các cô gái xinh đẹp của tôi, nếu có thể thì hãy tận hưởng những tháng ngày không vướng bận và để tâm tư thanh thản. Cô đơn không đáng sợ, điều tồi tệ là ai đó lôi bạn ra khỏi sự cô đơn rồi bước đi, để bạn bơ vơ, tuyệt vọng giữa dòng đời.
Theo Ngoisao
Bữa ăn có giá "trên trời" 4.200 đô la cho một chiếc pizza, 1.000 đô la cho một đĩa trứng chiên... Đó không chỉ là những món ăn mà còn là cách để giới nhà giàu khẳng định sức nặng túi tiền của mình trước lời thách thức: "Nhà hàng thách quý khách dám gọi món này". Trứng chiên Giá: 1.000 đô la/suất (gần 21 triệu VND) Bữa sáng...