Đắng lòng những sinh linh bị bỏ rơi trong BV
Mỗi năm tại Bệnh viện Nhi Trung ương có khoảng 10 đến 20 trẻ bị cha mẹ, người thân bỏ rơi, trong số đó có những cháu không may qua đời. Những người chăm sóc hoặc lo hậu sự cho các cháu đã phải rớt nước mắt trước những sinh linh tội nghiệp…
Trăm sự nhờ… bác sĩ
Cách đây chưa lâu (3/4), Bệnh viện Nhi Trung ương (BV Nhi) tổ chức lễ hỏa táng cho 3 cháu bé bị bỏ lại không có người thân bên cạnh. Một đám tang dành cho 3 đứa trẻ không người thân khiến cho nhiều người không cầm được nước mắt thương xót những hài nhi vô tội sớm phải lìa đời. Dư luận hết sức lên án hành động bỏ mặc con cho người khác lo của các bậc làm cha, làm mẹ. Đó là trường hợp của bé Hứa Văn Dũng (dân tộc Tày ở Thổ Bình, Lâm Bình, Tuyên Quang) và hai bé Nguyễn Văn Phúc, Tráng Thị Phương (12 tháng tuổi). Hai bé này cũng được hỏa táng cùng ngày với bé Dũng.
Theo Ths.Bs Trần Văn Học, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp BV Nhi, những trường hợp trẻ mắc bệnh, bị bố mẹ bỏ mặc và qua đời tại bệnh viện, sau 3 ngày thông báo và quàn tại nhà lạnh, nếu không có người nhà tới nhận thì bệnh viện sẽ xử lý theo đúng quy trình: Làm các thủ tục pháp lý, lập biên bản và chuyển cho Khoa Giải phẫu của bệnh viện. Tại Khoa Giải phẫu sẽ tiến hành khâm liệm và chuyển đến nhà tang lễ thành phố để hỏa táng.
“Những trẻ bị gia đình bỏ rơi tại các bệnh viện được đưa xuống đây hỏa táng là không ít, trường hợp của cháu Dũng, cháu Phúc và cháu Phương, được hỏa táng cùng ngày chỉ là một ví dụ nhỏ. Dù tháng nào cũng phải tiếp xúc với những hoàn cảnh như vậy nhưng tôi vẫn không quen được, vẫn không thể không xót thương cho những sinh linh bé bỏng…”.
Ông Nguyễn Viết Đang
(Đội trưởng Đội Hỏa táng, Đài hóa thân Hoàn Vũ)
Anh Nguyễn Văn Đỗ, nhân viên của Khoa Giải phẫu bệnh – người đã có thâm niên 20 năm làm công việc lo hậu sự cho các cháu bé qua đời tại Bệnh viện Nhi cho biết: “Hai mươi năm rồi, tôi cũng không nhớ nổi mình đã khâm liệm cho bao nhiêu cháu bé bị gia đình bỏ rơi. Có những trường hợp con còn nằm đấy, nhưng cha mẹ chỉ nhắn mỗi một câu “trăm sự nhờ các bác” hoặc đơn giản hơn là “em gửi cháu cho bác mấy ngày rồi em xuống lo sau”, nhưng họ đi một lèo, không quay lại nhìn mặt con lần cuối. Ở hoàn cảnh đó mình chỉ biết làm đúng phận sự và tình thương thôi. Khi gọi điện, nhắn tin, chờ đợi người nhà mà không được thì mình tiến hành khâm liệm, đưa các cháu đến nhà tang lễ. Các cháu không có người thân bên cạnh nên ngoài trách nhiệm, mình lo cho các cháu bằng tình thương, coi các cháu như người thân của mình” – anh Đỗ chia sẻ.
Ông Nguyễn Viết Đang (Đội trưởng Đội Hỏa táng, Đài hóa thân Hoàn Vũ) cho biết: “Những trẻ bị gia đình bỏ rơi tại các bệnh viện được đưa xuống đây hỏa táng là không ít, trường hợp của cháu Dũng, cháu Phúc và cháu Phương, được hỏa táng cùng ngày chỉ là một ví dụ nhỏ. Có trường hợp xong xuôi rồi mới thấy gia đình xuất hiện để xin tro về thờ phụng, nhưng đa phần là không thấy người thân thích của các cháu đoái hoài. Trong thời gian 1 tuần hoặc nửa tháng, nếu gia đình không đến nhận tro cốt thì chúng tôi sẽ đưa các cháu lên an táng tại nghĩa trang Yên Kỳ. Dù tháng nào cũng phải tiếp xúc với những hoàn cảnh như vậy nhưng tôi vẫn không quen được, vẫn không thể không xót thương cho những sinh linh bé bỏng…”.
Video đang HOT
Lúc Hứa Văn Dũng còn sống, mẹ bé còn ở bên cạnh chăm sóc. Sau khi bé mất, bố mẹ bé đã bỏ mặc con lại cho bệnh viện… (Ảnh: HN)
Con bệnh tật cũng bỏ mặc
BS Trần Văn Học còn cho biết, tại BV Nhi, có nhiều trường hợp trẻ còn sống cũng bị cha mẹ bỏ lại bệnh viện. Có 2 tình huống thường xảy ra: Một là trẻ mắc bệnh trọng, hai là do hoàn cảnh quá khó khăn. Trường hợp trẻ mắc bệnh trọng, thường là mắc HIV, não bẩm sinh, não úng thủy và bệnh tim… Những cháu bé này thường dị dạng, dị tật, cha mẹ sợ hãi nên đã đang tâm bỏ con mình cho bệnh viện.
Đối với những trẻ bị bệnh trọng, liên quan đến khoa nào thì BV chuyển về khoa đó hoặc chuyển về những khoa có ít bệnh nhân. Các khoa sẽ báo lên Phòng Kế hoạch tổng hợp và Phòng sẽ báo lên công an phường, tiếp đó sẽ chuyển các cháu lên Trung tâm trẻ mồ côi Ba Vì. Đó là những trẻ không rõ tung tích, còn những cháu có địa chỉ rõ ràng, BV sẽ cố gắng liên hệ nhờ địa phương xác minh giúp hoặc trực tiếp gặp gia đình, đề nghị họ nhận lại con em mình. Đã có nhiều trường hợp, sau khi gia đình suy nghĩ lại, họ đã tới BV nhận con về.
“Có những người vì những phút giây bồng bột, sợ hãi mà họ đánh mất lương tâm của người làm cha làm mẹ khi phó mặc đứa con bệnh tật cho BV, thậm chí họ để các cháu ra đi trong cô quạnh. Điều này sẽ làm họ day dứt cả cuộc đời”, bác sĩ Học nói.
BS Nguyễn Văn Học cũng cho biết thêm, nhiều gia đình đưa con ra điều trị, nhưng nhà quá nghèo nên họ đã bỏ con lại cho BV. Nắm được địa chỉ các trường hợp này, đội tình nguyện của bệnh viện đã đến tận gia đình để thuyết phục gia đình nhận lại hoặc chuyển về BV ở địa phương…
Theo 24h
Cô bé 10 tuổi về Việt Nam tìm mẹ
Thuyết phục bố mẹ nuôi ở Mỹ cho về Việt Nam tìm mẹ ruột, trong suốt hành trình tìm kiếm, Jolie Nhung Thi Hoang LaBarge luôn diện bộ áo dài, thỉnh thoảng bi bô nói vài câu tiếng Việt.
Cuối tháng 3, bà Nguyên Thị Hiên, Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam TP Đà Nẵng, nguyên Giám đốc Trung tâm Nuôi dưỡng trẻ em mồ côi thành phố cảm động đến rơi nước mắt khi biết tin Jolie Nhung Thi Hoang LaBarge trở về. "Tôi nghẹn giọng bởi từ trước đến nay, trong hàng chục đứa trẻ của trung tâm được người nước ngoài nhận nuôi, đây là em bé đầu tiên về Việt Nam với khao khát tìm lại nơi chôn nhau cắt rốn của mình", bà Hiền chia sẻ.
Nhung trong bộ áo dài khăn đóng Việt Nam cùng bố mẹ nuôi và em trai về Việt Nam tìm mẹ sau 10 năm sống ở Mỹ. Ảnh: Nguyễn Đông
Bà Hiền kể, Jolie Nhung Thi Hoang LaBarge có tên khai sinh là Hoàng Thị Nhung. Đêm 31/7/2002, một cán bộ của Trung tâm Nuôi dưỡng trẻ em mồ côi TP Đà Nẵng (phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn) phát hiện bé gái chừng 3 ngày tuổi còn đỏ hỏn bị bỏ rơi trước cổng. Sau khi làm thủ tục pháp lý cần thiết, Trung tâm đã đặt tên cho bé và lấy chính ngày em bị bỏ rơi làm ngày khai sinh.
Bốn tháng sau, trong một lần ghé Đà Nẵng, ông Sherman LaBarge và vợ Carrie Welch (quốc tịch Mỹ) nhận Nhung làm con nuôi. Bà Carrie Welch hiếm muộn, khi có ý định nhận con nuôi, hai ông bà bàn nhau chỉ nhận người Việt Nam. "Tôi từng có một số người bạn ở Mỹ là người Việt Nam và tôi thích người Việt Nam hiền hậu, có nét văn hóa đặc trưng trong ngày Tết cổ truyền và có những món ăn ngon", bà Carrie Welch giải thích.
Bà Carrie Welch kể, ngày mới đưa Nhung về Mỹ, vợ chồng bà thay nhau nấu món ăn kiểu Việt Nam cho con. Họ cũng sưu tầm trên mạng Internet hay từ những người Việt quen biết để mở cho Nhung nghe bài dân ca Việt Nam. Qua 3 tuổi, Nhung dần cứng cáp, hòa đồng với chúng bạn cũng là những em bé gốc Việt.
Bé Nhung khi bị bỏ rơi tại Đà Nẵng và được cán bộ Trung tâm nuôi dưỡng trẻ em mồ côi chăm sóc. Ảnh tư liệu.
Cô bé được bố mẹ nuôi mua cho những bộ áo dài khăn đóng và khuyến khích em biểu diễn hát dân ca. Những dịp Tết cổ truyền Việt Nam, căn nhà nhỏ của vợ chồng bà Carrie Welch đón rất nhiều khách Việt Nam. Vừa nghe Nhung hát Trông cơm, Lý cây bông, mọi người vừa thưởng thức bánh chưng, dưa món. Cùng từ đó, Nhung bắt đầu tò mò về nguồn gốc của mình, em luôn hỏi: "Mẹ sinh con ra từ bụng này ạ?". Cô bé bật khóc khi nhận được cái lắc đầu.
Nhung có thêm em trai là Minh Labarge, câu bé quê Bến Tre, được vợ chồng ông Sherman LaBarge nhân làm con nuôi vào năm 2007. Có em cùng vui đùa, Nhung rất thích. Nhưng những lúc ngồi trong lòng mẹ, cô bé lại nũng nịu: "Bố mẹ đưa con về Việt Nam tìm mẹ đẻ nhé!". Cuối tháng 3, Nhung đã khóc òa khi bố mẹ nuôi nói: "Chúng ta về Việt Nam nào!".
Bà Carrie Welch khoe Nhung học rất giỏi và đang học vượt cấp. Tuy hát dân ca rất tốt nhưng tiếng Việt thì cô bé chỉ bập bẹ được vài câu. Thương con nên dù chỉ có thông tin ít ỏi về ngày Nhung bị bỏ rơi, vợ chồng ông Sherman LaBarge vẫn không chút ngần ngại bỏ ra gần 2 tuần ở Việt Nam tìm kiếm.
Sau khi ghé Bến Tre tìm bố mẹ cho Minh nhưng vô vọng, cả gia đình ghé Đà Nẵng, đến Trung tâm Nuôi dưỡng trẻ em mồ côi và Sở Tư pháp TP, rồi lại cùng ra cố đô Huế, vào Hội An... Mỗi chuyến đi, bên cạnh việc dò hỏi tin tức người mẹ giấu mặt 10 năm về trước, vợ chồng ông Sherman LaBarge lại đưa con tới các điểm di tích với mong muốn để con tìm hiểu về văn hóa nơi mình sinh ra.
Mẹ nuôi người Mỹ mong muốn Nhung sớm gặp được mẹ đẻ để hai gia đình qua lại. Ảnh:Nguyễn Đông
Bà Carrie Welch cho biết, nếu tìm được mẹ ruột của bé Nhung, hai gia đình sẽ qua lại để cùng được thấy bé trưởng thành. Nghe mẹ nuôi nói, Nhung khẽ cầm tay mẹ, dõng dạc nói: "Con muốn Việt Nam và Mỹ đều là quê hương!".
Trước lúc chào tạm biệt tại phi trường Đà Nẵng để vào TP HCM, bà Carrie Welch nói 5 năm nữa sẽ trở lại Việt Nam, tiếp tục hành trình tìm bố mẹ ruột cho hai con nuôi của mình. "Ở bên Mỹ việc tìm kiếm thông tin về bố mẹ ruột của hai con là rất khó khăn. Vợ chồng tôi mong qua báo chí Việt Nam, đặc biệt là những tấm hình có thể sớm giúp điều ước của hai con thành hiện thực!", người mẹ người Mỹ nói.
Vợ chồng ông Sherman LaBarge và bà Carrie Welch mong muốn sẽ nhận được thông tin từ gia đình Nhung ở Việt Nam qua bà Nguyễn Thị Hiền, Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam Đà Nẵng và Sở Tư pháp TP Đà Nẵng.
Theo VNE
Rớt nước mắt những mảnh đời bị chối bỏ Những vệt nước mắt lăn dài trên đôi má bầu bĩnh, tiếng khóc trẻ thơ khát sữa... là những ám ảnh ban đầu của tôi khi tìm đến với những thân phận không may mắn này. Ở cái mái ấm là nơi nương tựa ấy, có em mới chỉ được mấy ngày tuổi, có em đã khôn lớn. Hơn 150 mảnh đời bất...