Đăng ký xét tuyển đại học: Lo nghẽn phút chót!
Các thí sinh tập trung đăng ký xét tuyển cùng số thí sinh điều chỉnh, bổ sung nguyện vọng vào những ngày cuối dễ gây tình trạng quá tải của hệ thống xét tuyển, dẫn đến rủi ro cao.
Thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) cho biết tính đến 12 giờ ngày 14-8, mới có 532.798/939.993 thí sinh đăng ký xét tuyển trên hệ thống của Bộ GD-ĐT. Trong khi đó, chỉ còn 6 ngày nữa là kết thúc đăng ký, điều chỉnh, bổ sung nguyện vọng xét tuyển đại học năm 2022.
‘Nước đến chân mới nhảy’
Theo TS Trần Đình Lý, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Nông Lâm TP HCM, từ ngày 22-7 đến 17 giờ ngày 20-8, thí sinh sẽ tiến hành đăng ký xét tuyển, điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển đại học chính quy của tất cả các phương thức lên hệ thống tuyển sinh của Bộ GD-ĐT.
Kiểm tra số báo danh trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022.Ảnh: TẤN THẠNH
Theo quy chế tuyển sinh, với thí sinh đã đủ điều kiện trúng tuyển các phương thức xét tuyển sớm, nếu muốn xác định trúng tuyển và nhập học thì cần đăng ký xét tuyển trên hệ thống của Bộ GD-ĐT, đồng thời sắp xếp để ngành mà mình đã đủ điều kiện trúng tuyển là nguyện vọng 1 trên hệ thống.
Nếu thí sinh không đưa ngành mà mình đã đủ điều kiện trúng tuyển hoặc ghi sai mã trường, mã ngành khác trở thành nguyện vọng 1 thì trong quá trình xét tuyển, thí sinh đã trúng tuyển ngành là nguyện vọng 1 sẽ không được xem xét tiếp ở các nguyện vọng sau. Như vậy, thí sinh không có cơ hội trúng tuyển ngành mình đã đủ điều kiện ở phương thức xét tuyển sớm. Do đó, thí sinh cần hết sức lưu ý và thực hiện chính xác các thao tác, mã ngành, mã trường trên hệ thống.
Video đang HOT
Ông Trần Đình Lý lưu ý 2022 là năm đầu tiên thí sinh đăng ký xét tuyển tất cả nguyện vọng theo các phương thức khác nhau lên hệ thống của Bộ GD-ĐT. Đây cũng là năm đầu tiên thí sinh đăng ký xét tuyển không cùng thời gian với đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT.
Về việc có đến gần 50% thí sinh chưa đăng ký xét tuyển, TS Trần Đình Lý nhận định có thể các em chủ quan, đinh ninh đã trúng tuyển sớm rồi, không cần đăng ký lại trong khi quy chế đã quy định rất rõ… Cũng có thể các em biết thông tin, quy chế nhưng vẫn có tâm lý chọn ‘giờ vàng’ phút chót. Việc này có thể khiến các em gặp rủi ro vào lúc cao điểm nếu hệ thống mạng trục trặc, sẽ rất mất công, mất quyền lợi đáng tiếc.
ThS Trần Vũ, Trưởng Phòng Thông tin và Truyền thông Trường ĐH Khoa học Tự nhiên – ĐHQG TP HCM, cho rằng gần 50% thí sinh đăng ký sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT nhưng chưa đăng ký xét tuyển trên hệ thống dù thời gian sắp kết thúc là có thể do các em vẫn đang băn khoăn tìm hiểu các ngành nên chưa quyết định. Ngoài ra, tâm lý chờ gần đến hạn chót do lần này thời gian điều chỉnh và đăng ký quá dài có thể khiến nhiều thí sinh chưa vội thực hiện. Cũng không loại trừ khả năng thí sinh chủ quan do đã trúng tuyển theo phương thức sớm nên không quan tâm nhiều, chờ đến lúc gần hết hạn mới đăng ký. Thời điểm này, thí sinh nghỉ hè và không có sự đốc thúc của giáo viên, trường THPT.
Cần rà soát, bảo đảm hệ thống thông suốt
Theo ThS Trần Nam, Trưởng Phòng Truyền thông và Quan hệ doanh nghiệp Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQG TP HCM, phương thức, thời gian đăng ký xét tuyển năm nay có thay đổi và điều này ít nhiều tác động đến sự lựa chọn của thí sinh.
ThS Trần Nam cho rằng gần 50% thí sinh chưa đăng ký xét tuyển có thể do một số nguyên nhân: Các em đang tiếp tục tìm hiểu kỹ lưỡng về ngành học, cơ sở đào tạo và các yếu tố liên quan trước khi quyết định đăng ký nguyện vọng. Không ít thí sinh chọn bậc học cao đẳng, trung cấp để học; cũng không loại trừ các em ở khu vực còn khó khăn về công nghệ, internet nên chưa thể tiếp cận tối đa với phương thức xét tuyển dựa trên nền tảng công nghệ này. Chỉ còn 6 ngày nữa là hết thời hạn, với số lượng đăng ký còn ít, Bộ GD-ĐT cần rà soát lại để bảo đảm phần mềm thông suốt, không có những điểm nghẽn trong quá trình thí sinh đăng ký.
Đánh giá về việc mới chỉ có gần 533.000 thí sinh nhập nguyện vọng đăng ký xét tuyển lên hệ thống, một chuyên gia tuyển sinh cho hay nguyên nhân chính là do các em chưa xác định được ngành học, trường học yêu thích nên vẫn còn phân vân trong việc chọn trường, chưa đưa ra quyết định cuối cùng. ‘Bên cạnh đó, có thể có một lượng thí sinh ‘ảo’ do các em đăng ký sẽ xét tuyển đại học nhưng kết quả thi tốt nghiệp không như mong muốn nên không đăng ký nữa’ – chuyên gia này dự đoán.
Trong khi đó, nhiều thí sinh khi được hỏi đã cho biết đang chờ đến hạn cuối rồi đăng ký nguyện vọng lên hệ thống chung của Bộ GD-ĐT.
PGS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học – Bộ GD-ĐT, lưu ý thí sinh không nên đợi đến cuối thời hạn mới đăng ký nguyện vọng để đề phòng những sự cố có thể xảy ra. Đúng 17 giờ ngày 20-8, hệ thống sẽ đóng. Vì vậy, thí sinh phải kết thúc quy trình sửa đổi, điều chỉnh nguyện vọng trước thời điểm đó. Nếu tất cả thí sinh dồn vào đăng ký cùng một thời điểm thì có thể sẽ khiến hệ thống bị nghẽn.
Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học cũng nhắc nhở thí sinh cần có ‘chiến thuật’ sắp xếp nguyện vọng đăng ký xét tuyển phù hợp. Mỗi phương thức xét tuyển có một tỉ lệ chỉ tiêu tuyển nhất định. Nếu thí sinh đã đủ điều kiện trúng tuyển vào ngành mình thích nhất bằng phương thức xét tuyển sớm thì nên đăng ký đó là nguyện vọng 1.
Theo PGS Nguyễn Thu Thủy, trường hợp các em còn băn khoăn thì có thể đăng ký xét tuyển bằng các phương thức khác cho phép, nhất là bằng điểm thi tốt nghiệp THPT theo thứ tự ưu tiên ngành mình yêu thích, phù hợp với năng lực. Ngoài ra, phải đặt nguyện vọng đã đủ điều kiện trúng tuyển sớm xuống bên dưới. Khi đó, nếu thí sinh không trúng tuyển bằng phương thức xét điểm thi THPT thì vẫn bảo đảm trúng tuyển bằng các phương thức khác đã đủ điều kiện.
Tránh sai sót khi đăng ký
Bộ GD-ĐT lưu ý thí sinh phải thực hiện đúng, đủ, hết quy trình đăng ký xét tuyển. Nếu bỏ dở quy trình, hệ thống sẽ không cập nhật và không nhận thông tin đăng ký, điều chỉnh nguyện vọng của thí sinh. Khi thí sinh chưa xác nhận số lượng, thứ tự nguyện vọng hoặc chưa nộp lệ phí xét tuyển thì hệ thống chưa chấp nhận việc đăng ký nguyện vọng. Hệ thống hỗ trợ chắc chắn giúp thí sinh đỗ vào nguyện vọng ưu tiên nhất có thể. Thí sinh không phải lo lắng lựa chọn giữa các phương thức xét tuyển khác nhau.
Vẫn còn hơn 43% thí sinh chưa đăng ký nguyện vọng xét tuyển vào đại học
Chỉ còn chưa đầy 1 tuần nữa sẽ kết thúc thời gian đăng ký, điều chỉnh, bổ sung nguyện vọng vào đại học, nhưng tính đến 12 giờ ngày 14/8, mới có 532.798/939.993 thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển vào đại học năm 2022 trên hệ thống.
Cán bộ tư vấn của trường Đại học Mỏ - Địa chất giải đáp thắc mắc về chương trình đào tạo, cơ hội nghề nghiệp cũng như chính sách hỗ trợ của nhà trường. Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN
Đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo lưu ý các thí sinh, không nên đợi đến cuối thời hạn mới đăng ký nguyện vọng, đề phòng những sự cố có thể xảy ra.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo đặc biệt lưu ý thí sinh phải thực hiện đúng, đủ, hết quy trình đăng ký xét tuyển. Nếu bỏ dở quy trình, hệ thống sẽ không cập nhật và không nhận thông tin đăng ký, điều chỉnh nguyện vọng của thí sinh. Khi thí sinh chưa xác nhận số lượng, thứ tự nguyện vọng hoặc chưa nộp lệ phí xét tuyển, hệ thống chưa chấp nhận việc đăng ký nguyện vọng.
Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thu Thủy, đúng 17 giờ ngày 20/8, hệ thống đăng ký nguyện vọng xét tuyển sẽ đóng. Nếu tất cả thí sinh dồn vào đăng ký cùng một thời điểm, có thể sẽ khiến hệ thống bị nghẽn.
Bên cạnh đó, các thí sinh cần có "chiến thuật" sắp xếp nguyện vọng đăng ký xét tuyển phù hợp. Mỗi phương thức xét tuyển có một tỷ lệ chỉ tiêu nhất định. Nếu thí sinh đã đủ điều kiện trúng tuyển vào ngành mình thích nhất bằng phương thức xét tuyển sớm nên đăng ký đó là nguyện vọng 1. Trường hợp các em còn băn khoăn, có thể đăng ký xét tuyển bằng các phương thức khác theo thứ tự ưu tiên ngành yêu thích, phù hợp với năng lực; đồng thời, phải đặt nguyện vọng đã đủ điều kiện trúng tuyển sớm xuống bên dưới. Khi đó, nếu thí sinh không trúng tuyển bằng phương thức xét điểm thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông vẫn bảo đảm trúng tuyển bằng phương thức đã đủ điều kiện.
Trong giai đoạn "nước rút" này, thí sinh cần nắm bắt thông tin chính xác, cân nhắc kỹ trong chọn nguyện vọng để tăng khả năng trúng tuyển vào ngành, trường đại học như mong muốn.
Từ ngày 21/8 đến 17 giờ ngày 28/8/2022, thí sinh phải xác nhận số lượng, thứ tự nguyện vọng xét tuyển trên Hệ thống; đồng thời, nộp lệ phí xét tuyển theo số lượng đã đăng ký bằng hình thức trực tuyến.
Các cơ sở giáo dục đại học sẽ công bố điểm chuẩn và kết quả xét tuyển trước 17 giờ ngày 17/9/2022.
Xét tuyển đại học: Có nên 'om' nguyện vọng đến phút chót? Thời gian thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học chỉ còn chưa đầy 1 tuần nữa. Tuy nhiên thời điểm này, nhiều thí sinh vẫn còn phân vân, lưỡng lự trong việc chọn trường. Đắn đo chọn trường, chọn ngành Theo quy định của Bộ GDĐT, đến 17h ngày 20/8 là thời hạn cuối cùng để thí sinh đăng ký...