Đảng đối thủ ủng hộ Pheu Thai trong nỗ lực thành lập chính phủ ở Thái Lan
Đảng Pheu Thai ngày 10.8 đã nhận được cú hích lớn trong nỗ lực thành lập chính phủ sau khi đảng thứ 9 gia nhập liên minh của họ và một thành viên cấp cao của đảng đối thủ cam kết ủng hộ nỗ lực này.
Thái Lan đang được điều hành bởi một chính phủ tạm thời sau khi nỗ lực trở thành thủ tướng của lãnh đạo đảng Tiến lên (MFP), phe giành chiến thắng trong cuộc bầu cử hạ viện hồi tháng 5, bị chặn lại ở quốc hội.
Pheu Thai, đảng về thứ hai trong cuộc bầu cử và có liên hệ với gia tộc cựu Thủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra, từng là đồng minh của MFP. Song tuần trước, Pheu Thai đã rút khỏi liên minh với MFP và tự mình dẫn dắt nỗ lực thành lập chính phủ mới, dù họ được cho là sẽ phải đối mặt với thách thức tương tự.
Pheu Thai đến nay đã thành lập liên minh với 9 đảng, nắm giữ tổng cộng 238 ghế trong hạ viện 500 ghế của Thái Lan. Đảng mới nhất gia nhập liên minh của Pheu Thai là Chartthaipattana với 10 hạ nghị sĩ, theo Bangkok Post.
Pheu Thai chuẩn bị đề cử ông trùm bất động sản Srettha Thavisin cho ghế thủ tướng và phải giành được phiếu bầu của hơn một nửa số nghị sĩ ở cả hai viện của quốc hội mới có thể đắc cử. Ông Srettha vẫn sẽ cần sự ủng hộ từ thượng viện, nơi toàn bộ 250 thành viên đều được bổ nhiệm bởi chính quyền quân sự và đã đứng về phía các lực lượng bảo thủ.
Song ngày 10.8, một nhà lập pháp từ đảng đối thủ cho biết họ sẽ hỗ trợ Pheu Thai vượt qua bế tắc.
“Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ Pheu Thai vì đất nước cần một chính phủ để tiến lên”, Reuters dẫn lời nhà lập pháp Pai Leeke từ đảng thân quân đội Palang Pracharat (PPRP) nói với các phóng viên. Ông đồng thời cho biết 40 hạ nghị sĩ của PPRP đã nhất trí về vấn đề này.
Video đang HOT
“Pheu Thai chưa tiếp cận chúng tôi. Việc chúng tôi có tham gia chính phủ hay không chỉ là vấn đề nhỏ – chúng tôi phải vượt qua chuyện này, sau đó chúng tôi mới có thể đàm phán”, ông Pai nói.
Phó lãnh đạo Pheu Thai Phumtham Wechayachai (trái) bắt tay với người hiện là phó lãnh đạo PPRP Santi Promphat, người đứng sau ông Phumtham là nghị sĩ Pai Leeke. Ảnh BANGKOK POST
Lãnh đạo của PPRP, Phó thủ tướng Prawit Wongsuwan, từng tham gia vụ đảo chính của quân đội lật đổ chính phủ bà Yingluck Shinawatra vào năm 2014. Bà Yingluck là em gái ông Thaksin, vị thủ tướng cũng bị quân đội Thái Lan lật đổ trong vụ đảo chính năm 2006.
PPRP không lập tức đưa ra bình luận. Song ngay cả khi PPRP ủng hộ liên minh do Pheu Thai dẫn dắt, số ghế mà liên minh này nắm giữ ở hạ viện mới chỉ là 278. Điều này có nghĩa họ cần phải được ít nhất 97 thượng nghị sĩ ủng hộ mới có thể đưa ông Srettha lên làm thủ tướng.
MFP, hiện đã đứng ở phe đối lập, vẫn đang cân nhắc có ủng hộ ứng viên thủ tướng của Pheu Thai hay không, dù hầu hết cử tri ủng hộ MFP phản đối việc này, theo kết quả thăm dò mới đây.
Quân đội Thái Lan cam kết không đảo chính
Lãnh đạo quân đội Thái Lan khẳng định sẽ không đảo chính, đồng thời cho rằng từ này nên bị xóa khỏi từ điển, trước thềm cuộc bầu cử ngày 14-5 tới.
Tướng Narongpan Jitkaewthae khẳng định quân đội Thái Lan sẽ không đảo chính nữa - Ảnh: Khaosod English
Trước lo ngại quân đội Thái Lan có thể đảo chính để níu giữ quyền lực nếu chính quyền Thủ tướng Prayut Chan-o-cha thất bại trong cuộc bầu cử tới, Tướng Narongpan Jitkaewthae khẳng định nước này sẽ không quay lại chính quyền quân sự.
"Không nên có (một cuộc đảo chính) nữa. Đối với tôi, từ này nên bị xóa khỏi từ điển", Hãng tin AFP dẫn lời ông Narongpan nói với báo giới ngày 11-5. Theo ông Narongpan, các cuộc đảo chính trong quá khứ "rất tiêu cực".
Trong thế kỷ qua, quân đội đã lên nắm quyền hàng chục lần ở Thái Lan, gần đây nhất là cuộc đảo chính năm 2014 đưa cựu tư lệnh quân đội Prayut lên làm lãnh đạo.
Cuộc bầu cử ngày 14-5 tới sẽ là cuộc đụng độ giữa phe đối lập đứng đầu là Đảng Pheu Thai, dưới sự dẫn dắt của con gái út cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra, và phe quân sự với đại diện là ông Prayut.
Đảng Pheu Thai đang dẫn trước trong các cuộc thăm dò. Tuy nhiên, dù có giành được đa số các ghế ở Hạ viện trong cuộc bầu cử lần này, đảng này cũng không đảm bảo có thể nắm quyền.
Bầu cử Thái Lan: Đương kim thủ tướng đua với tỉ phú và hậu duệ ông ThaksinĐỌC NGAY
Theo quy định, ghế thủ tướng sẽ do 500 nghị sĩ, hạ nghị sĩ được bầu lần này và 250 thượng nghị sĩ, do chính quyền của ông Prayut bổ nhiệm và có xu hướng nghiêng về các đảng liên minh với quân đội, bầu chọn.
Năm 2019, sự ủng hộ của Thượng viện đã giúp ông Prayut lên làm thủ tướng đứng đầu một liên minh cầm quyền.
Vì vậy, lần này, Pheu Thai đang vận động cử tri để có chiến thắng áp đảo, đủ để ngăn quân đội nắm quyền.
Trong hai thập kỷ qua, chính trường Thái Lan chìm trong vòng xoáy của biểu tình, đảo chính và giải thể các đảng phái chính trị. Trong đó nổi bật nhất là căng thẳng giữa gia tộc Shinawatra và phe quân đội. Cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra bị lật đổ năm 2006 và sau đó em gái ông, cựu thủ tướng Yingluck Shinawatra, cũng phải ra đi sau cuộc đảo chính năm 2014.
Nếu cuộc bầu cử lần này không thể ra được kết quả rõ ràng hoặc kết quả gây tranh cãi, có thể gây ra các bất ổn mới, và Thái Lan khó thể thoát khỏi "văn hóa đảo chính".
Phe đối lập chiếm ưu thế trong tổng tuyển cử Thái Lan Theo báo Bangkok Post, hơn 95.000 điểm bỏ phiếu trên khắp Thái Lan đã đóng cửa lúc 17 giờ ngày 14.5 (giờ VN) sau một ngày bầu cử suôn sẻ. Ủy ban Bầu cử (EC) Thái Lan cho biết 90% trong số 52 triệu cử tri đủ điều kiện đã bỏ phiếu, một con số kỷ lục. Tính đến 21 giờ ngày 14.5,...