Đang đi chăn cừu thì phát hiện 1800 vật thể lấp lánh, còn có mùi thơm: chuyên gia phong tỏa hiện trường, khai quật kho báu 3000 năm tuổi
Hai người nông dân đi chăn cừu tìm được một cái “phích nước gỉ” rồi mang về bán phế liệu, chuyên gia giám định phát hiện ra đây là một vật vô cùng giá trị.
Chiếc hang nhiều điều kì bí
Ngày hôm đó, có hai người nông dân ở tỉnh Cam Túc, Trung Quốc đang đi chăn cừu thì trời bỗng dưng mưa tầm tã, sấm chớp đùng đoàng. Vì không có chỗ trú mưa nên họ chỉ dành lùa đàn cừu vào trong một cái hang gần đó. Sau khi thận trọng cho đàn cừu vào hàng, những con cừu này trở nên sợ hãi vì tiếng sấm lớn nên chúng không ngừng đào bới đất trong hàng, trông vô kỳ lạ.
Hai người đang vô cùng sốt ruột đợi mưa ngớt thì đột nhiên có tiếng va chạm của kim loại truyền đến làm họ giật mình. Đàn cừu càng đào bớt thì âm thanh ngày càng rõ. Thấy vậy, họ liền bước đến xem tình hình. Hóa ra là chỗ đất mà đàn cừu đào lộ ra một phần của 1 đồ vật bằng đồng, nhìn là biết là nó đã vô cùng cũ kĩ. Thấy vậy, hai người nhanh chóng đào lên. Kết quả là họ không chỉ đào được cái bình nước rỉ mà còn đào ra được một đống nồi và chảo. Những món đồ này không như họ tưởng vì họ nghĩ là sẽ tìm được vàng bạc, đá quý hay những đồ giá trị tương tự.
Hai người quyết định đem những đồ này mang về làng để bán chút tiền. Khi có người biết được chuyện này, một số người cảm thấy vô cùng kì lạ, nên họ hẹn nhau một ngày đi đến cái hang đó tìm hiểu xem sao.
Mấy hôm sau, một số người trong làng dẫn nhau đến kiểm tra. Cuối cùng họ chỉ đào được một số bình, lọ đựng, đồ đạc thậm chí có một số có đồ hư hỏng đã nặng.
Đúng lúc mọi người đang nản chí, đột nhiên một người trong đội tìm thấy trên mặt đất có một chiếc bình không ngừng chảy chất lỏng màu xanh lá cây. Có người đoán đây là thuốc thần, có người lại đoán đây là rượu thì của người cổ đại.
Video đang HOT
Một người tìm dụng cụ, cẩn thận mở nắp chai ra. Mùi rượu nồng nặc lập tức tràn ngập toàn bộ hang. Thậm chí có người vì mùi hương này mà định nếm thử nhưng không ai là người đầu tiên dám thử. Bỗng nhiên có người nói: “Đây có khi không phải là rượu mà là thủy ngân, có tính độc rất cao”
Mọi người nghe xong đều thấy rất có lý. Thế là họ đổ chất lỏng trong bình khác, còn chiếc bình thì bán cho cửa hàng phế hiếu trong làng.
Chuyên gia kịp thời “giải cứu” hiện vật văn hóa khảo cổ
Không lâu sau, câu chuyện này được lan truyền đi khắp nơi. Khi nhân viên bảo tàng tỉnh Cam Túc biết chuyện, họ lập tức đến kiểm tra cửa hàng thu mua phế liệu. Đến nơi họ vô cùng sửng sốt khi thấy những đồ vật này vô cùng tinh xảo, hầu như đều là di vật văn hóa có giá trị rất lớn, trong đó có cái phích nước gỉ mà hai người chăn cừu bán lại.
Người dân biết thứ họ đào được là bảo vật quốc gia họ người dân khá lo sợ nên dẫn các nhà khảo cổ vào hang động và hỗ trợ tìm kiếm khai quật.
Sau một thời gian, các nhà khảo cổ đã tìm ra chất lỏng màu xanh trong bình chính là rượu có từ 3000 năm trước, sở dĩ chúng có màu xanh là do các ion đồng hòa tan trong đó. Đồng thời họ đã tìm kiếm được tổng cộng 1800 đồ vật được làm từ đồng vô cùng giá trị, ngoài ra còn có một số đồ gốm và ngọc bích khác. Trong đó, có đến 27 hiện vật được công nhận là bảo vật quốc gia. Ngoài ra, cách hang 3 km, các nhà khảo cổ học cũng tìm ra, khai quật 300 đồ đồng cổ.
Trong số các di vật văn hóa này, quý giá nhất là cặp kiềng vuông có hoa văn phượng, trên kiềng có hoa văn mặt thú, chim phượng có đôi mắt tròn, móng phượng giơ cao, tạo vẻ quý phái và trang nghiêm. Những loại khác là các bình bằng đồng như bình rượu, bình đựng thức ăn và rìu nghi lễ, đều tinh xảo.
Mang vật giống củ cải đi thẩm định, người đàn ông hoảng hồn khi biết sự thật từ chuyên gia
Chưa kịp vui mừng khi biết 'củ cải' của mình có giá trị lớn thì lời tiếp theo của chuyên gia khiến người đàn ông giật mình hoảng sợ.
Trong chương trình thẩm định bảo vật ở Trung Quốc, một người đàn ông đã mang "củ cải" trang trí của nhà mình đến để các chuyên gia định giá.
Chuyên gia kiểm tra rồi cau mày nói: "Vật này không thể buôn bán, tốt nhất là cất kỹ trong nhà". Tại sao lại như vậy?
Người đàn ông giới thiệu về chiếc "củ cải" mình mang đến chương trình. Anh nói rằng: "Thưa các chuyên gia và khán giả trong trường quay, củ cải các vị đang thấy trước mắt có màu trắng đục, là vật trang trí của nhà tôi hơn 30 năm".
Theo lời người đàn ông chia sẻ, "củ cải" ban đầu có màu đỏ, lá xanh, nhưng sau vài năm, màu sắc của nó trở nên nhạt hơn và cuối cùng chuyển sang màu trắng. Gia đình luôn nghĩ rằng củ cải này là tác phẩm nghệ thuật bình thường, chẳng qua là thấy nó đẹp nên trưng trong nhà, ngoài ra không đặc biệt chú ý đến giá trị của nó.
Tuy nhiên, trong một lần tình cờ, gia đình phát hiện trong bảo tàng Văn hóa Hà Nam có một "củ cải" tương tự, thân đỏ lá xanh, gần giống hệt với hình dạng của củ cải trong nhà. Chỉ khác ở chỗ, bảo tàng Văn hóa Hà Nam lại xem "củ cải" này là vật trân quý, trưng bày trong lồng kính.
"Củ cải" được trưng bày tại Bảo tàng Văn hóa Hà Nam
Nhận ra điểm kỳ lạ, gia đình người đàn ông hoài nghi "củ cải" nhà mình không phải là vật trang trí bình thường, thậm chí có thể là bảo vật quốc gia hay di vật lịch sử nào đó.
Để làm rõ phỏng đoán này, người đàn ông đã quyết đình mang "củ cải" tham gia chương trình thẩm định bảo vật, nhờ chuyên gia xác định xuất xứ nguồn gốc và giá trị của nó.
Sau khi nhìn thấy "củ cải" sống động của người đàn ông, các chuyên gia mới tiết lộ cho anh cùng khán giả ở trường quay rằng: "Củ cải này được làm bằng ngà voi, màu đỏ ban đầu của nó được sơn nhuộm bằng phương pháp đặc biệt của người thời xưa".
Theo đó, do gia đình người đàn ông bảo quản không đúng cách nên màu đỏ dần nhạt đi, "củ cải" ngà voi trở về với màu trắng nguyên bản.
Từ hình dạng, chuyên gia nhận định "củ cải" của người đàn ông và "củ cải" ngà voi được trưng bày tại Bảo tàng Văn hóa Hà Nam có nguồn gốc lâu đời, đều là cổ vật tinh tế có giá trị rất lớn.
Tuy nhiên, vì không được bảo quản tốt và bị phai màu nên giá trị chiếc "củ cải" của người đàn ông giảm đi rất nhiều, đương nhiên không thể tương xứng với "củ cải" ngà voi ở bảo tàng.
Người đàn ông nghe kết luận này, mặc dù có chút tiếc nuối nhưng vẫn cảm thấy vui vì biết vật trang trí trong nhà lại được làm bằng ngà voi quý giá. Thế nhưng chưa kịp "nhảy chân sáo" ra về thì lời tiếp theo của chuyên gia khiến anh hoảng sợ không thôi.
Chuyên gia cho rằng: "Củ cải này là vật trân quý nên phải được bảo quản đúng cách, nếu không thì giá trị của nó sẽ ngày càng tụt giảm, cuối cùng hư hại thì chỉ còn là vật bỏ đi không hơn không kém".
Họ nói thêm: "Điều quan trọng hơn nữa là vật này được làm bằng ngà voi, không thể được giao dịch mua bán, bởi lẽ nhà nước nghiêm cấm nạn buôn bán ngà voi quý hiếm. Nếu thấy nó có giá trị lớn mà trót dại mang đi bán thì chắc chắn sẽ bị xử lý theo pháp luật".
Người đàn ông nghe vậy, mồ hôi túa đầy đầu vì anh cũng không rõ vì sao nhà mình lại có "củ cải" ngà voi này. Hơn nữa, anh càng thất vọng hơn khi biết vật giá trị mà không thể bán, chỉ có thể trưng trong nhà.
Anh cầm "củ cải" ra về, bỏ lại khán giả và các chuyên gia đang chìm trong im lặng, không biết nhận xét hay nói gì về trường hợp này.
Gấu trúc khổng lồ có vẻ ngoài rất dễ thương, tại sao người xưa không thuần hóa làm thú cưng? Gấu trúc khổng lồ hiện được coi là bảo vật quốc gia ở Trung Quốc, với thân hình mũm mĩm, đôi mắt to tròn và biểu cảm ngây thơ, nó đã chinh phục trái tim của người dân trên toàn thế giới. Gấu trúc khổng lồ ăn tre trong thời gian rảnh rỗi, trông cực kỳ lười biếng, nhưng lại toát ra một...