Đảng Cộng hòa tại Hạ viện Mỹ đề xuất dự luật cho phép ông Trump mua Greenland
Ngày 14/1, theo đài RT, một nhóm nghị sĩ đảng Cộng hòa tại Hạ viện Mỹ đã đề xuất một dự luật nhằm cho phép chính quyền Washington khởi động đàm phán mua lại Greenland từ Đan Mạch.
Quang cảnh một phiên họp Hạ viện Mỹ tại Washington, DC. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Động thái này phản ánh sự quan tâm của Tổng thống đắc cử Donald Trump đối với hòn đảo có vị trí chiến lược quan trọng ở Bắc Đại Tây Dương.
Dự luật do Hạ nghị sĩ Andy Ogles cùng 10 đồng bảo trợ thuộc đảng Cộng hòa đề xuất, mang tên “Đạo luật Làm cho Greenland Vĩ đại Trở lại”. Văn bản này đề xuất trao quyền cho tổng thống, bắt đầu từ 12 giờ 1 phút trưa 20/1/2025, được phép đàm phán với Chính phủ Đan Mạch về khả năng mua lại hòn đảo.
Ông Trump từng nhiều lần nhấn mạnh Greenland đóng vai trò quan trọng đối với an ninh quốc gia Mỹ, đồng thời cho rằng việc hòn đảo này trở thành một phần của Mỹ là cần thiết. Ông không loại trừ khả năng sử dụng các biện pháp kinh tế hoặc quân sự để đạt được mục tiêu này. Trong một phát biểu gần đây, ông đặt vấn đề về quyền kiểm soát của Đan Mạch đối với Greenland và cho rằng nếu Copenhagen có quyền quản lý hòn đảo, họ nên cân nhắc chuyển nhượng vì lợi ích của Mỹ.
Nhà lãnh đạo Greenland Mute Egede tái khẳng định mong muốn giành độc lập khỏi Đan Mạch nhưng nhấn mạnh rằng Greenland không có kế hoạch trở thành một phần của Mỹ. Tuy nhiên, ông bày tỏ sẵn sàng thảo luận với chính quyền Trump về vấn đề này.
Về phía Đan Mạch, chính phủ nước này đã nhiều lần bác bỏ ý tưởng chuyển nhượng Greenland. Khi ông Trump lần đầu đề xuất mua lại hòn đảo vào năm 2019, Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen khi đó khẳng định Greenland không phải là thứ có thể mua bán.
Quang cảnh vịnh Disko ở Ilulissat thuộc Greenland (Đan Mạch). Ảnh: Getty Images/TTXVN
Greenland là hòn đảo lớn nhất thế giới, nằm giữa Đại Tây Dương và Bắc Băng Dương. Trong Thế chiến II, Mỹ từng chiếm đóng hòn đảo này sau khi Đan Mạch bị Đức Quốc xã kiểm soát. Hiện nay, Greenland là nơi đặt căn cứ quân sự quan trọng của Mỹ, đồng thời đóng vai trò trong hệ thống cảnh báo sớm tên lửa đạn đạo.
Bên cạnh giá trị chiến lược, Greenland còn được đán.h giá cao về tài nguyên thiên nhiên. Hòn đảo có trữ lượng lớn vàng, bạc, đồng, urani và được cho là sở hữu tiềm năng dầu mỏ đáng kể trong vùng biển lãnh thổ. Đây là một trong những lý do khiến Washington đặc biệt quan tâm đến hòn đảo này.
Dự luật do Hạ nghị sĩ Ogles đề xuất nhận được sự ủng hộ của nhiều nghị sĩ đảng Cộng hòa. Những người ủng hộ cho rằng việc sở hữu Greenland sẽ củng cố an ninh quốc gia Mỹ, đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh địa chính trị ngày càng gia tăng.
Tàu thuyền di chuyển qua kênh đào Panama gần thành phố Panama ngày 28/8/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Bên cạnh kế hoạch mua Greenland, một số nghị sĩ đảng Cộng hòa cũng đang thúc đẩy dự luật cho phép ông Trump đàm phán mua lại Kênh đào Panama. Đây được xem là một phần trong chiến lược củng cố ảnh hưởng của Mỹ, phù hợp với chính sách “Nước Mỹ trên hết” mà ông Trump theo đuổi.
Dự luật vẫn cần được Quốc hội Mỹ xem xét và thông qua trước khi có thể thực thi. Theo quy định, nhánh hành pháp không thể thực hiện bất kỳ thương vụ mua lại nào nếu không có sự phê duyệt về ngân sách từ Quốc hội.
Dù còn nhiều trở ngại, đề xuất mua Greenland cho thấy chính quyền sắp tới của ông Trump có thể ưu tiên mở rộng ảnh hưởng chiến lược của Mỹ ngay sau khi nhậm chức. Trong bối cảnh Washington ngày càng quan tâm đến khu vực Bắc Cực và cạnh tranh với các cường quốc khác, tương lai của Greenland nhiều khả năng sẽ tiếp tục là vấn đề gây tranh cãi trên trường quốc tế.
Lá bài Greenland trong mục tiêu ông Trump mở rộng tầm ảnh hưởng của Mỹ
Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump thực sự nghiêm túc khi nói rằng ông muốn lấy Greenland, nhằm phục vụ mục tiêu mở rộng tầm ảnh hưởng của Mỹ ở Tây bán cầu và cả nỗ lực xây dựng di sản hậu nhiệm kỳ, theo Reuters hôm nay 9.1 dẫn lời 3 nguồn thạo tin.
Ông Donald Trump gần đây cho biết sau khi quay về Nhà Trắng sẽ không loại trừ các biện pháp kinh tế hoặc quân sự để giành lại quyền kiểm soát Greenland, lãnh thổ hải ngoại của Đan Mạch.
Về phát biểu trên, Reuters dẫn lời một nguồn tin nắm nội dung các cuộc thảo luận nội bộ với Trump cho hay xác suất tổng thống đắc cử dùng vũ lực để lấy lại Greenland là khó có thể xảy ra.
Ông Trump có thể giành được Greenland không?
Tuy nhiên, ông Trump lại nghiêm túc về khả năng sử dụng những công cụ khác, như gây áp lực ngoại giao hoặc kinh tế đối với Đan Mạch.
"Di sản thực sự là bạn mở rộng được lãnh thổ Mỹ", nguồn tin cho biết, thêm rằng trong 70 năm qua Mỹ vẫn chưa làm được điều này.
Chuyên cơ của Tổng thống đắc cử Donald Trump đáp xuống sân bay Greenland hôm 7.1 trong chuyến thăm của con trai cả. ẢNH: REUTERS
Năm 1959, hai lãnh thổ của Mỹ là Alaska và Hawaii trở thành tiểu bang thứ 49 và 50 dưới thời Tổng thống Dwight Eisenhower của đảng Cộng hòa. "Ông ấy (Trump) luôn nói nhiều về điều đó", theo nguồn tin.
Một nguồn tin khác nhớ lại từng nhìn thấy một danh sách các ưu tiên về chính sách đối ngoại do các quan chức cấp cao của ông Trump tập hợp sau chiến thắng ngày 5.11.2024. Một dòng chữ lập tức đậ.p ngay vào mắt: "Mua Greenland".
Tổng thống đắc cử xem khả năng giành Greenland là điều cần làm ở tầm an ninh quốc gia.
Giới chức Đan Mạch đã không ít lần bình luận về mục tiêu trên của ông Trump, theo đó nước này không có ý định bán Greenland.
Cùng lúc, ông Trump cũng cho rằng Canada nên trở thành tiểu bang thứ 51 của nước này.
Hôm 9.1, khi được yêu cầu bình luận về những nhận xét của ông Trump về Greenland và Canada, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho hay Bắc Cực nằm trong phạm vi lợi ích chiến lược quốc gia của Nga, và Moscow đang theo sát những diễn biến tại đây.
Hạ viện thông qua dự luật chi tiêu, chính phủ Mỹ thoát nguy cơ đóng cửa Hạ viện Mỹ ngày 20.12 thông qua luật chi tiêu tạm thời nhằm ngăn chặn việc chính phủ đóng cửa, chỉ vài giờ trước thời hạn chính phủ Mỹ phải đóng cửa. Theo Reuters, Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu 366 - 34 để thông qua dự luật, một ngày sau khi bác bỏ yêu cầu về trần nợ công của Tổng thống...