Dàn vũ khí Mỹ có thể đối phó Trung Quốc ở Biển Đông
Trong trường hợp xảy ra xung đột với Trung Quốc ở Biển Đông, những lá bài sau có thể được Mỹ sử dụng.
Trung Quốc đang đóng thêm các tàu sân bay và sẵn sàng triển khai hệ thống tên lửa đất đối không tại Biển Đông. Mỹ luôn chỉ trích Trung Quốc tăng cường hiện diện quân sự trái phép tại khu vực này và quân đội Mỹ thường xuyên tuần tra nhằm đảm bảo tự do hàng hải và hàng không. Trong trường hợp xảy ra xung đột, Mỹ có sẵn một lực lượng lớn để đối phó Trung Quốc.
Đối với Mỹ, việc kiểm tra Trung Quốc tại Thái Bình Dương thường đồng nghĩa với các sứ mệnh tuần tra bằng đội tàu sân bay qua khu vực này trong nhiều thập kỷ qua.
Phó đô đốc hải quân Joseph Aucoin, chỉ huy của Hạm đội 7 thuộc Hải quân Mỹ, cho biết: “Chúng tôi sẽ hoạt động tại bất cứ đâu trên không và trên biển mà luật quốc tế cho phép”.
Các đội tàu sân bay Mỹ được hỗ trợ bởi nhiều loại máy bay quân sự như chiến đấu cơ F/A-18E Super Hornet và máy bay ném bom hạt nhân B-1B Lancer từ đảo Guam.
Không giống như tàu ngầm và tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, các máy bay ném bom chiến lược của Mỹ đóng vai trò quan trọng nhất trong bộ ba hạt nhân. Chỉ vài chiếc oanh tạc cơ B-1B Lancer đặt tại đảo Guam cũng đủ gửi thông điệp tới khu vực xung quanh.
Video đang HOT
Các máy bay ném bom chiến lược B-52, the B-1 và B-2 đậu trên đường băng tại căn cứ không quân Andersen ở đảo Guam.
Hải quân Mỹ cũng sở hữu một lực lượng máy bay chiến đấu trên hạm hùng mạnh. Số phi công điều khiển chiến đấu cơ F-18 nhiều hơn toàn bộ phi công của Hải quân Trung Quốc.
Các chiến đấu cơ trên hạm được hỗ trợ bởi khoảng 7.000 quân nhân trên tàu sân bay
Máy bay kiểm soát và cảnh báo sớm như E-2 Hawkeye sử dụng nhiều radar để hoạt động như tai mắt của đội tàu sân bay.
Các tàu sân bay không làm nhiệm vụ đơn độc, khi chúng được nhiều chiến hạm hiện đại như tàu khu trục hộ tống.
Hải quân Mỹ có thể là lực lượng chuyên nghiệp nhất thế giới. Với sứ mệnh rất khó khăn tại Biển Đông, họ vẫn dành thời gian để thư giãn như các binh sĩ trên tàu chiến USS Coronado.
Tàu chiến USS Coronado trông không giống như tàu sân bay, nhưng có không lực rất mạnh từ máy bay trực thăng tấn công MH-60S Seahawk.
Mỹ có những đồng minh bền vững trong khu vực. Vào tháng 2 vừa qua, Lính thủy đánh bộ Mỹ đã cùng lực lượng phòng vệ Nhật Bản tập trận đổ bộ.
Lính thủy đánh bộ Mỹ ngâm mình trong nước bùn khi tham gia tập trận trung ở Okinawa, Nhật Bản.
Theo Huy Phong (Theo BI) (Dân Việt)
Lượng lớn chiến đấu cơ của Hải quân Mỹ không đủ chuẩn bay
Gần 2/3 chiến đấu cơ Super Hornet and F/A-18 của Hải quân Mỹ hiện không đủ tiêu chuẩn bay.
Chiến đấu cơ Super Hornet and F/A-18 hạ cánh trên tàu sân bay Mỹ.
Số lượng chiến đấu cơ đang phải nằm chờ bảo dưỡng vì thiếu kinh phí sửa chữa chiếm hơn một nửa máy bay dừng hoạt động của Hải quân Mỹ. Ngân sách hạn hẹp cũng khiến quá trình sửa chữa và bảo dưỡng tàu sân bay và tàu ngầm kéo dài hơn.
Tính tổng thể, 53% máy bay của Hải quân Mỹ không đủ tiêu chuẩn hoạt động. Con số này bao gồm 1.700 máy bay trực thăng, máy bay tuần tra, vận tải và máy bay chiến đấu.
Hải quân Mỹ cũng cho biết 15% trang thiết bị của lực lượng này đang chờ thay thế, phá bỏ hay sửa chữa. Ngoài ra, đơn vị hậu cần cũng gặp khó khăn trong việc tìm kinh phí cho hoạt động vận chuyển các quân nhân và gia đình họ.
Thực thế trên sẽ ảnh hưởng tới tham vọng tăng số lượng tàu chiến hải quân từ 308 lên 350 chiếc của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Tư lệnh Hải quân Mỹ, Đô đốc John Richardson thậm chí còn kêu gọi tăng số lượng chiến hạm lên 355 chiếc.
"Để tiếp tục bảo vệ nước Mỹ và các lợi ích chiến lược của chúng ta trên thế giới, trong khi tiếp tục chống khủng bố cũng như cạnh tranh với Trung Quốc và Nga, Hải quân Mỹ phải tiếp tục phát triển", Bộ trưởng Hải quân Mỹ Ray Mabus cho biết hồi tháng 12.2016. "Những số liệu phân tích trong gần 8 năm qua cho thấy chúng ta cần một hạm đội lớn hơn".
Như một phần của chiến lược quân sự "hòa bình qua sức mạnh" do ông Trump đưa ra, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis đã công bố một bản nghi nhớ hồi cuối tháng tháng 1, miêu tả kế hoạch ba bước để giải quyết các vấn đề kinh phí của quân đội.
"Tổng thống và tôi đã cam kết tăng cường sức mạnh của lực lượng vũ trang Mỹ. Mục tiêu cuối cùng là xây dựng một lực lượng lớn hơn và mạnh mẽ hơn theo Chiến lược quốc phòng mới", ông Mattis biết trong bản nghi nhớ.
Theo Danviet
Mỹ - Nhật phóng thử tên lửa mới ở Thái Bình Dương Mỹ và Nhật Bản lần đầu tiên phóng thành công tên lửa chống đạn đạo SM-3 trên biển trong một cuộc tập trận chung tại Thái Bình Dương. Tên lửa chống đạn đạo SM-3 Block IIA. Cơ quan hậu cần của Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết, các tên lửa SM-3 Block IIA được phóng từ một tàu chiến trang bị hệ...