Dàn tên lửa Nga bào mòn năng lực phòng không Ukraine
Nga sử dụng đa dạng các loại tên lửa được khai hỏa từ đất liền, máy bay quân sự và tàu chiến nhằm khai thác lỗ hổng phòng không của Ukraine khi tập kích các mục tiêu quân sự trọng yếu.
Chỉ tính từ đầu tháng 5/2023, Nga đã tiến hành 9 đợt tập kích tên lửa quy mô lớn nhắm vào các mục tiêu quân sự trọng yếu ở Ukraine. Bất chấp các tuyên bố của Kiev về việc mạng lưới phòng không của họ đã đánh chặn hầu hết hoả lực đối phương, nhiều vụ nổ đã xảy ra ở một loạt khu vực, cho thấy hiệu quả tác chiến của lực lượng tên lửa Nga.
“Hỏa thần” Kalibr
Kalibr đóng vai trò mở màn trong chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine hồi tháng 2 năm ngoái khi Moscow đã bắn 30 quả 3M14 Kalibr trong ngày đầu tiên chiến sự. Trong các đợt tập kích mới nhất, Kalibr tiếp tục được Moscow khai hoả về phía các mục tiêu ở nước láng giềng.
Tên lửa Kalibr được khai hỏa từ tàu chiến Nga. Ảnh: TASS
Kalibr là loại tên lửa hành trình hiện đại hàng đầu trong biên chế quân đội Nga, được thiết kế để khai hỏa từ tàu ngầm và tàu chiến mặt nước.
Kalibr được Nga lần đầu thực chiến năm 2015, thời điểm Nga khởi động chiến dịch can dự ở Syria. Kalibr khi đó được bắn đi từ tàu chiến trên biển Caspian, bay qua không phận Iran và Iraq, trước khi đánh trúng nhiều mục tiêu IS trong lãnh thổ Syria từ khoảng cách 1.500 km với sai số chưa tới 3m.
Sputnik cho hay, Kalibr có nhiều biến thể, hoạt động tương tự tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ; trong đó, đáng chú ý nhất là biến thể 3M14 được bắn từ tàu nổi có tầm hoạt động 2.500km, mang đầu nổ 400kg và bay ở vận tốc cận âm.
Kalibr sử dụng các hệ thống dẫn đường bằng định vị vệ tinh GLONASS, dẫn đường quán tính và radar chủ động ARGS-14E kèm theo một hệ thống đo độ cao và khớp ảnh địa hình giúp nó tự điều chỉnh đường đi theo thực địa và bám sát mặt đất cũng như mặt nước để tránh radar đối phương.
Tên lửa Kalibr được đưa vào ống phóng của tàu ngầm. Ảnh: RT
Tên lửa có thể được phóng từ bệ phóng thẳng đứng trên tàu chiến (Kalibr-NK) hoặc ống phóng lôi cỡ 533 mm (Kalibr-PL). Ở hệ thống Kalibr-PL, quả đạn nằm trong vỏ bọc và được động cơ phụ đẩy lên khỏi mặt nước, sau đó vỏ bảo vệ được tách rời và động cơ đẩy kích hoạt, tên lửa bắt đầu quá trình bay tới mục tiêu.
Hạm đội Biển Đen của Nga sở hữu nhiều chiến hạm có thể triển khai tên lửa Kalibr, gồm 3 tàu hộ vệ Đề án 11356M, 4 tàu tên lửa Đề án 21630 cùng 6 tàu ngầm Đề án 636.3, còn gọi là lớp Kilo cải tiến.
Kh-101/555 phóng từ oanh tạc cơ
Kh-101 và Kh-555 là hai mẫu tên lửa khai hoả từ oanh tạc cơ thường xuyên được Ukraine nhắc tới trong các báo cáo sau không kích của Nga. Trong đó, Kh-101 là tên lửa hành trình cận âm hiện đại, tàng hình có tầm bắn tối đa 4.500 km.
Mẫu vũ khí này được trang bị hệ thống dẫn đường quán tính kết hợp với đầu dò quang – điện tử, cũng như cập nhật vị trí và đường bay qua vệ tinh, giúp nó có khả năng thay đổi đường bay và mục tiêu linh hoạt.
Tên lửa Kh-101 treo trên giá oanh tạc cơ Tu-95MS. Ảnh: Drive
Với động cơ turbine phản lực TRDD-50A, Kh-101 bay hành trình ở vận tốc khoảng 700 km/h. Diện tích phản xạ radar chỉ 0,01 m2 cùng độ cao hành trình chỉ 30-70 m khiến Kh-101 rất khó bị phát hiện bởi những hệ thống cảnh giới mặt đất.
Mẫu còn lại, Kh-555 là phiên bản cải tiến của tên lửa Kh-55, có tầm bắn khoảng 2.000km. Ưu điểm của dòng tên lửa này là khả năng bay bám địa hình ở độ cao rất thấp để tránh bị phát hiện cũng như bắn hạ.
Kh-555 được lắp đặt thiết bị định vị vệ tinh và đầu dò quang – điện tử, cho phép tăng độ chính xác tới 5 lần so với mẫu Kh-55 nguyên gốc. Mẫu Kh-555 đủ khả năng mang đầu nổ nặng 450kg. Dù không mang theo đầu đạn hạt nhân, nó vẫn có thể san phẳng một cơ sở quân sự loại nhỏ hoặc các kho, bãi tập kết thiết giáp, nhiên liệu.
Kh-22, mẫu tên lửa “không thể chặn”
Không quân Ukraine cách đây vài tháng gây sốc khi cho hay, từ tháng 2/2022 đến tháng 1/2023, Nga đã phóng hơn 200 quả Kh-22 vào các mục tiêu ở nước này, nhưng không quả nào bị đánh chặn. “Ngay cả những hệ thống hiện đại nhất trong biên chế của chúng tôi cũng không chặn được”, không quân Ukraine nêu.
Oanh tạc cơ Tu-22 mang tên lửa Kh-22 của Nga. Ảnh: GettyImages
Kh-22 là vũ khí dành riêng cho oanh tạc cơ chiến lược Tu-22M3, được thiết kế để tấn công các nhóm tác chiến tàu sân bay đối phương hoặc mục tiêu trọng yếu mặt đất. Mỗi máy bay Tu-22M3 có thể mang theo 3 quả Kh-22 treo dưới cánh và bụng.
Phiên bản Kh-22 thông thường có tầm bắn 600km, tốc độ tối đa hơn 5.000 km/h, trong khi phiên bản Kh-32 nâng cấp đạt tầm bắn đến 1.000km. Mỗi quả tên lửa loại này có thể mang đầu nổ thông thường nặng một tấn, dẫn đường bằng radar kết hợp hệ thống định vị hiện đại.
Khi đến gần mục tiêu, Kh-22 sẽ tăng độ cao bay, sau đó bổ nhào xuống ở tốc độ rất cao, gây sát thương lớn và khó bị đánh chặn.
Ukraine nhiều lần bày tỏ tin tưởng mẫu tên lửa phòng không MIM-104 Patriot của Mỹ có thể ngăn chặn Kh-22. Tuy nhiên, chưa có báo cáo nào về việc Kh-22 bị đánh chặn.
“Dao găm” Kinzhal
Tên lửa siêu vượt âm Kinzhal là cái tên được nhắc đến nhiều nhất kể từ khi hệ thống phòng không Patriot do Mỹ sản xuất bắt đầu trực chiến ở Ukraine.
Tiêm kích MiG-31 mang tên lửa Kinzhal của Nga. Ảnh: ToI
Trong hai ngày 4 và 16/5, Ukraine khẳng định bắn hạ 7 quả Kinzhal do Nga khai hoả về phía Kiev bằng Patriot, nhưng hình ảnh mảnh vỡ do truyền thông Ukraine đăng tải được giới chuyên gia nhận xét là có nhiều điểm khác biệt so với mẫu Kinzhal mà Nga công khai.
Ở chiều ngược lại, Nga khẳng định đã phóng một quả Kinzhal phá huỷ đài radar và 5 xe phóng Patriot ở Kiev. Quan chức Mỹ sau đó thừa nhận trận địa Patriot trúng đạn, nhưng quả quyết thiệt hại khá nhẹ và đã được giải quyết.
Theo Sputnik, tên lửa siêu vượt âm Kinzhal có tốc độ tối đa khoảng Mach 10-12 (gấp 10-12 lần vận tốc âm thanh) và quỹ đạo bay phức tạp. Kinzhal là một trong 6 siêu vũ khí được Tổng thống Nga Vladimir Putin công bố năm 2018.
Khoảnh khắc một tên lửa phát nổ trên bầu trời Kiev sáng 16/5. Ảnh: Reuters
Để đạt được tốc độ, tên lửa Kinzhal được phóng từ tiêm kích MiG-31 và ứng dụng đường bay như tên lửa đạn đạo trong pha giữa, kết hợp với khả năng cơ động mạnh để tránh lá chắn tên lửa đối phương.
Tầm bắn tối đa tới 2.000 km của Kinzhal giúp tiêm kích MiG-31 không phải bay vào lưới phòng không quanh mục tiêu, bảo đảm an toàn cho phi công và máy bay.
Ngoài thiết bị dẫn đường quán tính, Kinzhal như được trang bị đầu dò radar chủ động, nhằm tăng độ chính xác và bảo đảm khả năng đánh trúng mục tiêu trong mọi điều kiện thời tiết. Một số nguồn tin cho rằng Kinzhal sử dụng định vị Glonass để hiệu chỉnh đường bay khi cần thiết.
Nga lần đầu tiên sử dụng tên lửa Kinzhal hồi tháng 3/2022, khi tấn công một kho vũ khí lớn ở tỉnh Ivano-Frankivsk, miền Tây Ukraine.
Triển vọng hòa bình Ukraine thêm mờ
Trong bối cảnh Nga tiếp tục các đợt tấn công quy mô lớn vào Ukraine, Kyiv cũng quyết không mất lãnh thổ vào tay Moscow nên việc đàm phán trở nên khó khăn.
Đợt tấn công thứ 9
Theo The Guardian, cảnh báo không kích đã vang lên khắp Ukraine, từ thủ đô Kyiv đến các khu vực ở miền trung và miền nam trong ngày 18.5. Đây là lần thứ 9 trong tháng mà Nga nhắm vào Kyiv, thể hiện chiến sự leo thang rõ ràng. Nhà chức trách Kyiv cho biết cuộc tấn công mới nhất diễn ra với sức mạnh và cường độ chưa từng có, do các máy bay ném bom chiến lược của Nga từ khu vực Caspian thực hiện. Nga cũng đã triển khai các máy bay không người lái (UAV) sau khi phóng tên lửa.
Xem nhanh: Ngày 448 chiến dịch, Ukraine tìm cách 'phủ đầu' tên lửa Nga; phương Tây lo lấp kẽ hở cấm vận
Quân đội Ukraine cho biết 29 trong số 30 tên lửa của Nga đã bị bắn hạ. 4 UAV cũng bị hạ gục. Tuy nhiên, các mảnh vỡ tên lửa đã gây hỏa hoạn ở phía đông thủ đô Ukraine. Một người cũng thiệt mạng và ít nhất 2 người bị thương tại thành phố Odessa sau khi tên lửa Nga rơi trúng cơ sở công nghiệp. Hiện Nga chưa phản ứng trước các thông tin này.
Khói bốc lên ở Kyiv ngày 18.5
Reuters
Trong lúc đó, tình hình tại mặt trận phía đông vẫn đang rất khốc liệt. Reuters ngày 18.5 dẫn lời phát ngôn viên Bộ Chỉ huy miền đông Ukraine Serhiy Cherevaty cho biết dù lực lượng Nga đang áp đảo về mặt khí tài và nhân sự, Ukraine đã tiến được thêm 1.700 m về phía Nga. "Sếp trùm" Yevgeny Prigozhin của nhóm đánh thuê Nga Wagner thừa nhận Ukraine hiện kiểm soát một khu vực rộng hơn ở Bakhmut, nhưng khẳng định lực lượng của ông vẫn đang tiến lên. Ông Prigozhin cũng nói Wagner không thể bao vây các vị trí còn lại của Ukraine vì lính dù Nga rút lui trong thời gian gần đây.
Kyiv quyết không nhượng bộ
Các diễn biến căng thẳng trên chiến trường khiến triển vọng hòa bình trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Theo CNN, trong cuộc gặp ông Lý Huy, Đặc phái viên Trung Quốc về các vấn đề Á - Âu, Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba đã khẳng định việc khôi phục hòa bình phải dựa trên sự tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine. Ông Kuleba cũng nhấn mạnh rằng Ukraine không chấp nhận bất kỳ đề xuất nào liên quan đến việc mất lãnh thổ hoặc đóng băng xung đột.
Các tuyên bố này được đưa ra trong khuôn khổ chuyến thăm Ukraine của ông Lý từ ngày 16 - 17.5. Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 18.5 xác nhận ông Lý cũng đã gặp Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky để trao đổi. Bắc Kinh cho biết ông Lý khẳng định Trung Quốc sẵn sàng đóng vai trò trung gian hòa giải để giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine trên cơ sở các quan điểm đã nêu trước đó. Ông Lý cũng lưu ý rằng không có giải pháp toàn vẹn cho cuộc xung đột này, đồng thời kêu gọi các bên tạo điều kiện để ngừng bắn, tham gia đàm phán hòa bình.
Tổng thống Nam Phi nói đoàn lãnh đạo châu Phi sẽ đến Nga, Ukraine tìm giải pháp Hòa binh
Tuy bế tắc trong việc tiến tới hòa bình, Ukraine và Nga đã đồng thuận trong việc gia hạn thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc ở Biển Đen, vốn sẽ hết hạn vào ngày 18.5, thêm 2 tháng. Theo Reuters, thông tin này được Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan thông báo trên truyền hình ngày 17.5.
Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres gọi đây là tin tốt cho thế giới và Kyiv cũng hoan nghênh việc gia hạn. Bộ Ngoại giao Nga xác nhận các thông tin trên, cho biết đây là cơ hội để Moscow giúp đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu. Trước đó, Nga tỏ ra không muốn gia hạn trừ khi các rào cản với việc xuất khẩu thực phẩm và phân bón của Nga được dỡ bỏ.
Khoảng 30,3 triệu tấn ngũ cốc và thực phẩm đã được xuất khẩu từ Ukraine theo thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen. Trong đó, 625.000 tấn được vận chuyển trên các tàu của Chương trình Lương thực thế giới cho các hoạt động viện trợ ở Afghanistan, Ethiopia, Kenya, Somalia và Yemen.
Kiev tiếp tục bị tập kích, Ukraine lại thông báo hạ 100% tên lửa Nga Ukraine thông báo lực lượng phòng không nước này đã đánh chặn thành công toàn bộ tên lửa Nga nhắm vào thủ đô Kiev hôm nay (18/5), nhưng "các mảnh vỡ" rơi xuống mặt đất gây ra thiệt hại. PravdaUkraine hôm nay (18/5) dẫn lời người đứng đầu cơ quan quân sự Kiev Serhiy Popko khẳng định, "tất cả mục tiêu của đối...