Dân mạng tranh cãi gay gắt về điều kiện sơ tuyển vào trường, các Amser nói gì?
Thời gian gần đây, mạng xã hội xuất hiện những quan điểm cho rằng tiêu chuẩn sơ tuyển vào trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam quá khắt khe, khiến mô hình trường chuyên lớp chọn mất đi ý nghĩa.
Cộng đồng mạng tranh cãi gay gắt, các Amser đã và đang học tại trường cũng có nhiều ý kiến trái chiều.
Điều kiện sơ tuyển gây tranh cãi
Năm 2019, trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam từng thu hút sự chú ý của dư luận khi có danh sách thí sinh dự thi vào hệ THCS với bảng điểm toàn 10. Lý do cho bảng điểm hoàn hảo này là tiêu chuẩn sơ tuyển của nhà trường: Tổng điểm bài kiểm tra định kì môn Toán, Tiếng Việt hai năm lớp 1 và 2 phải trên 39 điểm, đủ 20 điểm (lớp 3). Lớp 4 và 5, tổng điểm 4 bài kiểm tra định kì Tiếng Việt, Toán, Khoa học, Lịch sử, Địa lý phải đạt 40 điểm. Như vậy, các bạn học sinh muốn sơ tuyển chỉ được có duy nhất 1 điểm 9 trong bài kiểm tra định kì.
Bảng điểm “siêu nhân” từng gây bão trong đợt tuyển sinh vào khối THCS năm 2019.
Dù năm nay, trường đã nới lỏng điều kiện sơ tuyển, học sinh có thể có 3 điểm 9 trong bài kiểm tra định kì, nhưng điều kiện này vẫn làm khó rất nhiều bạn muốn tham gia thi tuyển.
Mới đây, sau bài đăng tỏ thái độ bất bình vì tình trạng này của một Amser, câu chuyện về tiêu chuẩn sơ tuyển lại nhận được sự quan tâm của cộng đồng mạng, nhất là khi kỳ thi vào 10 và khối THCS đã gần kề.
Theo chủ nhân bài đăng, mô hình trường chuyên, lớp chọn không còn giữ nguyên ý nghĩa như ngày trước nữa. Tiêu chuẩn sơ tuyển khiến các phụ huynh phải “chạy” bảng điểm đẹp, giải thành tích để học sinh có cơ hội đăng ký dự thi vào trường.
Video đang HOT
Trực thuộc trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam, khối THCS luôn được các bạn học sinh và học sinh quan tâm.
Không ít người đồng tình với ý kiến này. Bạn N.K.V (học sinh lớp chuyên Tin, THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam) chia sẻ: “Theo mình, tiêu chuẩn này có thể khiến các bạn học sinh giỏi mất đi cơ hội. Dù có giỏi đến đâu thì bạn cũng không thể đảm bảo rằng mình sẽ được 10 hoặc 9 trong các kỳ thi xuyên suốt cấp học được. Lúc đó lại xuất hiện tình trạng “chạy” bảng điểm đẹp, những bạn không có khả năng chạy điểm lại mất cơ hội. Sơ tuyển thi vào 10 thì dễ hơn vì là điều kiện chung của tất cả các trường chuyên trên địa bàn, chỉ yêu cầu học lực Khá, hạnh kiểm Tốt”.
Bảng điểm hoàn hảo có phải “bộ lọc” phù hợp?
Để trở thành một học sinh trường chuyên, các bạn học sinh cần phải có năng lực tiếp thu, nền tảng kiến thức tốt, dễ dàng bắt kịp với nhịp học nhanh – gọn và nâng cao hơn. Đó cũng chính là lý do cần có các vòng sơ tuyển, thi tuyển để lựa chọn ra những bạn học sinh phù hợp. Tuy nhiên, có phải bạn học sinh với bảng điểm “kém sắc” hơn thì không thể đáp ứng những điều kiện này?
Bạn Phạm Ngọc Huyền (cựu Amser lớp chuyên Trung) chia sẻ: “Mình là một người học lệch ngay từ hồi Tiểu học, điểm môn Xã hội thường cao hơn điểm môn Tự nhiên nên không thể nào sở hữu bảng điểm long lanh tất cả các môn được. Nhưng khi lên cấp 3, mình vẫn bước chân vào trường Ams, học hiểu những kiến thức hay về môn chuyên của mình và thi đỗ Đại học. Bảng điểm đẹp không nên là điều kiện sơ tuyển, vì ngay sau đó vẫn còn có một kỳ thi giúp phân loại học sinh mà”.
Thạc sĩ giáo dục Kim Ngọc Minh (cựu học sinh Ams).
Về việc thay đổi điều kiện sơ tuyển này sao cho hợp lý, anh Kim Ngọc Minh (cựu học sinh Ams, Thạc sĩ Giáo dục) bày tỏ: “Đó là chưa kể phát sinh các “cuộc đua” áp lực có điểm tuyệt đối cho học sinh ngay từ lớp 1. Vì vậy, hoặc xoá bỏ điều kiện sơ tuyển bằng học bạ, hoặc nới rộng tiêu chí, xuống điểm trung bình ví dụ như 7, để giảm những hệ luỵ xấu. Nhưng quan trọng nhất là tham khảo cách thức tuyển chọn của các mô hình chuyên, chọn quốc tế, hoặc trong nước như chương trình GATE (tư vấn phát triển tài năng), để chọn đúng những học sinh có năng lực và tố chất thực sự”.
Bảng điểm toàn 10 "đẹp như mơ" có được từ nguyên tắc tuyển sinh của Sở GDĐT Hà Nội
Mới đây mang xa hôi chia se bang điêm học bạ cấp tiểu học như trong mơ cua các thi sinh đăng ky dư thi vao lơp 6 trương THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam. Bang điêm toan điêm 10, hiếm hoi lắm mơi co điêm 9.
Theo tìm hiêu, đây là bảng điểm học tập cấp tiểu học của học sinh Hà Nội đăng ký dự tuyển vào lớp 6 Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam năm 2019-2020.
Tuy nhiên, theo quy đinh tuyên sinh vao lớp 6 chương trình thí điểm đào tạo song bằng và lớp 6 Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam năm 2020-2021 cua Sơ GDĐT Hà Nội thi co thê 1 bang điêm như vây sẽ lại xuất hiên.
Danh sách học sinh dự xét tuyển vào lớp 6 năm học 2019-2020, Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam (ảnh: laodong.vn)
Năm nay, theo quy định của Sở GDĐT Hà Nội, Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam tuyển sinh 4 lớp với khoảng 180 học sinh (ít hơn năm trước 20 học sinh).
Đối tượng dự tuyển là học sinh hoặc bố, mẹ học sinh có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội, đã hoàn thành chương trình tiểu học.
Học sinh muốn đăng ký dự tuyển phải có học bạ lớp 1 với kết quả đánh giá định kỳ cuối năm về năng lực và phẩm chất xếp loại Đạt; cùng đó, học bạ các lớp 2, 3, 4, 5 học sinh phải đạt danh hiệu "Học sinh hoàn thành xuất sắc các nội dung học tập và rèn luyện".
Mà theo Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT, danh hiệu "Học sinh hoàn thành xuất sắc các nội dung học tập và rèn luyện: kết quả đánh giá các môn học đạt Hoàn thành tốt, các năng lực, phẩm chất đạt Tốt; bài kiểm tra định kì cuối năm học các môn học đạt 9 điểm trở lên".
Cũng theo quy định, học sinh nộp hồ sơ dự tuyển tại Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam từ ngày 07/7 đến trước 17h ngày 09/7/2020.
Năm nay, phương thức tuyển sinh vào Trường kết hợp giữa xét tuyển và kiểm tra, đánh giá năng lực, tương tự như năm 2019.
Trong đó, vòng 1 xét tuyển đối với những thí sinh có đủ điều kiện dự tuyển, hồ sơ dự tuyển hợp lệ. Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam tổ chức sơ tuyển chậm nhất ngày 10/7. Đánh giá học sinh bằng điểm sơ tuyển với công thức: Điểm sơ tuyển = Điểm học tập cấp tiểu học Điểm ưu tiên.
Trong đó, điểm học tập cấp tiểu học là tổng điểm kiểm tra định kỳ cuối năm môn Toán, Tiếng Việt ở cả 5 năm tiểu học và điểm kiểm tra định kỳ cuối năm lớp 4, 5 môn Khoa học, Lịch sử và Địa lý. Điểm ưu tiên, thí sinh được cộng từ 0,5 đến 1,5 điểm theo quy định của Bộ GDĐT.
Những học sinh có điểm sơ tuyển từ 137 điểm trở lên (giảm 2 điểm so với năm 2019) sẽ được tham gia kiểm tra Vòng 2. Theo mức điểm này, học sinh phải đạt điểm kiểm tra định kỳ cuối năm ở mức tuyệt đối (10 điểm) ở hầu hết các môn và cả năm học mới có thể được vào Vòng 2.
Vòng 2 là kiểm tra, đánh giá năng lực những học sinh đã qua sơ tuyển.
Ở vòng này, học sinh phải thực hiện 3 bài kiểm tra các môn Toán, Tiếng Việt và Tiếng Anh, với hình thức kết hợp trắc nghiệm khách quan và tự luận.
Nội dung nằm trong chương trình giáo dục tiểu học đã được tinh giản, chủ yếu trong chương trình lớp 5 hiện hành, đảm bảo yêu cầu 4 cấp độ nhận thức.
Ngày 24/7, thí sinh làm bài các bài kiểm tra, đánh giá năng lực, thời gian làm bài kiểm tra 45 phút/bài kiểm tra. Bài kiểm tra được tính theo thang điểm 10. Điểm tuyển sinh vào trường là tổng điểm 3 bài kiểm tra.
Trường thực hiện tuyển sinh theo nguyên tắc, chỉ xét tuyển thí sinh tham dự đủ bài kiểm tra, không vi phạm quy chế trong kỳ kiểm tra đến mức hủy kết quả và các bài đều đạt điểm lớn hơn 2,0 theo thang điểm 10.
Căn cứ Điểm chuẩn xét tuyển vào trường sẽ xét từ cao đến thấp để tuyển đủ chỉ tiêu được giao.
Trường hợp xét đến chỉ tiêu cuối cùng có nhiều thí sinh có điểm xét tuyển bằng nhau, trường sẽ tiếp tục chọn thí sinh theo thứ tự ưu tiên, có Điểm sơ tuyển cao hơn; có tổng điểm kiểm tra định kỳ cuối năm học lớp 5 các môn Toán, Tiếng Việt cao hơn; có hộ khẩu thường trú trên địa bàn quận Cầu Giấy, Hà Nội.
6 điều rút ra từ cuộc sống cách ly của một du học sinh Mỹ khi bị coi là "về nước ăn bám và lánh nạn" "Ở trong trại, hiện giờ mình thấy vui, vì cuộc sống cách ly làm mình nhớ thời thơ ấu của mình. Sống trong đây, mình như đang sống lại cái thời trẻ thơ ở Hà Nội." Vừa qua, cộng đồng mạng đã có những phen bức xúc không tưởng đến từ bộ phận những du học sinh về nước và đang chịu cách...