Đan Mạch quyết định thu tài sản của người tị nạn
Quốc hội Đan Mạch ngày 26.1 đã thông qua dự luật cho phép thu tài sản, nữ trang, tiền bạc… của người tị nạn có giá trị trên 10.000 kroner (1.450 USD) để trang trải chi phí ăn ở cho họ.
Người tị nạn Syria giữa hành trình đi tìm một chốn bình yên – Ảnh: AFP
Đó là một nội dung trong điều luật xiết chặt nhập cư, bao gồm việc kéo dài thời gian chờ nộp đơn xin bảo lãnh người thân sang Đan Mạch lên 3 năm so với 1 năm trước đây. BBC đưa tin, thời gian cho phép tạm trú cũng bị rút ngắn trong khi điều kiện để định cư xiết chặt hơn.
Với quyết định đầy tranh cãi này, Đan Mạch gợi nhớ lại một trong những thời khắc đen tối nhất của lịch sử châu Âu, khi những người Do Thái bị Đức Quốc Xã tại các trại tập trung lục soát khắp người và lột sạch tất cả tư trang, kể cả nhẫn cưới.
Quy định mới của Đan Mạch buộc tất cả người tị nạn phải nộp tài sản giá trị, kể cả nữ trang – Ảnh: AFP
Luật của Đan Mạch thì cho phép người tị nạn không phải nộp những thứ có giá trị về mặt tinh thần như nhẫn cưới. Giá trị tài sản họ được giữ lại cũng đã tăng từ 3.000 kroner như đề nghị ban đầu lên 10.000 kroner.
Video đang HOT
Quyết định này của Quốc hội Đan Mạch lập tức vấp phải sự chỉ trích gay gắt của cộng đồng quốc tế. Phát ngôn viên của Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon, ông Stephane Dujarric phát biểu: “Những người đã phải chịu đựng những điều kinh khủng, phải chạy trốn khỏi chiến tranh và xung đột, phải lội bộ hàng trăm cây số, phải đánh cược cả tính mạng mà vượt biển Địa Trung Hải cần phải được cảm thông và tôn trọng, được đảm bảo quyền tị nạn đầy đủ”.
Một phụ nữ đang xin tị nạn tại Đan Mạch nói: “Nếu tôi có nữ trang, tôi đã không ở đây”. Người khác thốt lên: “Tôi chỉ còn cái điện thoại di động này, nếu họ muốn, họ cứ lấy đi!”.
Họ chẳng còn gì để mất – Ảnh: AFP
Chính phủ Đan Mạch trước đó đã giải thích rằng điều luật này khiến người tị nạn “bình đẳng” với người thất nghiệp Đan Mạch, những người cũng phải chịu cảnh bán tài sản có giá trị hơn một mức quy định nhất định của luật pháp mới được lãnh trợ cấp. Nhưng những người chỉ trích thì vạch rõ rằng các khoản bảo hiểm thất nghiệp khiến nhiều người Đan Mạch không phải bán tài sản. Thêm vào đó, sẽ chẳng có ai lục soát họ.
Dẫu bị chống đối gay gắt từ khi đem ra giới thiệu, dự luật kể trên nhận được 81 phiếu ủng hộ so với 27 phiếu chống tại Quốc hội Đan Mạch. Một dân biểu bỏ phiếu trắng và 70 dân biểu không bỏ phiếu.
Kiều Oanh
Theo Thanhnien
Đan Mạch muốn thu tiền, vàng từ người tị nạn
Dự luật buộc người tị nạn đến Đan Mạch phải nộp những tài sản giá trị, bao gồm cả vàng bạc, nữ trang để trang trải chi phí ăn ở tạm thời cho họ đang được ủng hộ rộng rãi ở Đan Mạch.
Con đường đi tìm một chốn dung thân của nhiều người dân các nước bị chiến tranh tàn phá ngày càng trở nên gập ghềnh - Ảnh: AFP
Theo dự luật do chính phủ Đan Mạch đưa ra, những người muốn xin tị nạn ở Đan Mạch khi vào đất nước này với tài sản mang theo trị giá trên 10.000 kroner (khoảng 1.450 USD) phải đóng góp cho nhà nước để trang trải chi phí cung cấp nơi ăn chốn ở tạm thời cho chính họ - chi phí mà xưa nay người đóng thuế Đan Mạch phải gánh.
"Sáng kiến" của chính phủ Đan Mạch vấp phải sự chống đối gay gắt từ nhiều quan chức Liên hiệp quốc và các tổ chức nhân đạo. Nó khiến người ta phải nhớ đến một trong những thời khắc đen tối nhất trong lịch sử châu Âu, khi những người Do Thái bước vào các trại tập trung của Đức quốc xã bị lột sạch tư trang, kể cả chiếc nhẫn cưới trên tay.
Chính quyền Đan Mạch đã cố gắng thay đổi điều đó, sửa đổi dự luật ban đầu với phần bổ sung rằng những thứ "có giá trị về mặt tinh thần" như nhẫn cưới, nhẫn đính hôn sẽ không bị tịch thu.
Dự luật đang nhận được sự ủng hộ rộng rãi từ nhiều đảng phái, vì thế đa phần các nhà phân tích đều cho rằng nó sẽ được quốc hội Đan Mạch thông qua trong phiên bỏ phiếu dự kiến vào ngày 26.1 tới.
Người tị nạn - cơn đau đầu không chỉ của chính quyền Đan Mạch - Ảnh: AFP
Đây là một trong những "sáng kiến" mới nhất của chính quyền Đan Mạch - đất nước từng rất tự hào vì sự cởi mở với người nước ngoài - trước làn sóng người nhập cư đang làm đau đầu cả châu Âu.
Chính quyền Đan Mạch đã bỏ tiền đăng quảng cáo rộng rãi ở Lebanon, thông báo rằng các khoản trợ cấp an sinh xã hội cho người xin tị nạn ở Đan Mạch đã bị cắt giảm một nửa. Thủ tướng nước này, ông Lars Lokke Rasmussen cũng cảnh báo cần phải xem xét lại hiệp ước Liên hiệp quốc năm 1951 nhằm đảm bảo quyền lợi cho người tị nạn. Và mới tuần trước, Đan Mạch đã quyết định tạm thời kiểm soát biên giới với Đức.
Báo Politiken của Đan Mạch dẫn lời Thủ tướng Rasmussen bảo vệ dự luật: "Có lẽ đây là đề nghị gây hiểu lầm nhất trong lịch sử Đan Mạch. Nghe qua dư luận, anh dễ có cảm tưởng rằng chúng tôi đang đè người ta ra mà bóc lột đến đồng xu cuối cùng. Đó là một sự bóp méo trắng trợn và hoàn toàn sai".
Theo lời ông Rasmussen thì dự luật chỉ muốn áp dụng với người tị nạn những quy định đã có hiệu lực với công dân Đan Mạch: anh phải sử dụng chính tài sản của anh trước khi đủ điều kiện được hưởng phúc lợi xã hội.
Cũng như ở những nước khác như Pháp và Thụy Điển, tại Đan Mạch cũng tồn tại đảng cực hữu chủ trương chống người nhập cư: đảng Nhân dân Đan Mạch. Và đảng này đang được nhiều người ủng hộ hơn trước. Chính quyền của Thủ tướng Rasmussen không nắm thế đa số trong quốc hội, thường xuyên cần sự ủng hộ của đảng Nhân dân Đan Mạch để thông qua các chính sách.
Một quy định mới khác trong dự luật sắp được bỏ phiếu là buộc những người xin tị nạn phải chờ 3 năm mới được bắt đầu nộp đơn xin bảo lãnh người thân trong gia đình sang Đan Mạch.
Cùng với quy định tịch thu tài sản, việc kéo dài thời gian bảo lãnh bị các nhà hoạt động nhân quyền cho là độc ác.
Kiều Oanh
Theo Thanhnien
Thụy Điển đóng cửa biên giới ngăn người tị nạn: Phú quý giật lùi Sau Đan Mạch, đến lượt Thụy Điển quyết định đóng cửa biên giới để chặn dòng người tị nạn và nhập cư. Diễn biến vấn đề tị nạn - nhập cư buộc Thụy Điển và Đan Mạch phải bỏ lợi ích chung của EU để bảo tồn lợi ích riêng - Ảnh: Reuters Đóng hay mở cửa biên giới là chuyện rất bình...