Dân buôn ồ ạt xả, thanh lý hàng xách tay giá siêu rẻ trước lệnh xử phạt mới
Lo lắng trước lệnh phạt mới, nhiều dân buôn hàng xách tay liên tục xả sốc, thanh lý hàng với giá rẻ, cực kỳ ưu đãi.
Gần 2 tuần nay, chị Hương (Hà Nội) liên tục lên mạng rao bán, thanh lý các mặt hàng xách tay mà chị đang kinh doanh. Các sản phẩm chủ yếu là hàng hóa mỹ phẩm, đồ dùng gia dụng trong gia đình. Để tiêu thụ nhanh, chị giảm giá từ 5 – 15% cho giá trị mỗi đơn hàng và áp dụng nhiều chương trình khuyến mại.
Đơn cử như các dòng sản phẩm dưỡng da, sữa rửa mặt, kem chống nắng, dụng cụ trang điểm sẽ được giảm 5%, thực phẩm chức năng, sữa, quần áo giảm 10%. Đặc biệt với hàng chạy date (chạy hạn sử dụng) có thể được giảm giá lên tới 20%.
“Nếu không có quy định xử phạt mới thì làm gì khách có giá tốt như hiện nay, mà tôi cũng chẳng bao giờ bán giá đó. Bởi người tiêu dùng thừa hiểu có những mặt hàng mua theo đường xách tay giá còn rẻ hơn so với đồ nhập khẩu” – chị kể.
Dân buôn ồ ạt xả kho, thanh lý hàng xách tay trước lệnh phạt mới
Theo tiết lộ, chị Hương làm nghề bán hàng xách tay được hơn 3 năm. Thời điểm trước dịch Covid-19, cứ 3 tháng 1 lần, chị lại bay sang Anh, Pháp, Mỹ để nhập hàng. Nhờ vốn tiếng anh tốt, công việc buôn hàng xách tay với chị trở nên thuận lợi, dễ dàng hơn.
“Tôi hay canh dịp khuyến mại của các thương hiệu để gom đồ. Thường đi buôn đã có lãi rồi nhưng mà canh đúng dịp xả hàng thì còn lời hơn” – chị Hương nói.
Không thể phủ nhận, mảnh đất kinh doanh hàng xách tay ở Việt Nam vô cùng béo bở nên ai có cơ hội cũng mong muốn nhảy vào. Không chỉ với dân buôn chuyên nghiệp mà ngay cả với các du học sinh hiện đang học tập và sinh sống ở nước ngoài.
Như nhóm bạn của Hoa, một du học sinh ở Hàn Quốc cho biết, trung bình mỗi tháng, nhóm vận chuyển 50 – 80 triệu tiền hàng về Việt Nam. “Đa số hàng Hàn là mỹ phẩm, quần áo, giày dép và một số ít là thực phẩm chức năng. Bọn tôi chủ yếu là bán lại cho các cửa hàng, mối buôn, phần còn lại mới dành cho khách lẻ. Nhưng từ khi có dịch thì mọi thứ hiện như đóng băng, làm ăn không được tốt như trước nữa”.
Theo quy định mới, cá nhân kinh doanh hàng nhập lậu sẽ bị phạt 500.000 đồng đến 50 triệu đồng
Video đang HOT
Tương tự, anh T.H (Hà Nội), một người chuyên hàng xách tay Nhật cho biết, hiện anh cũng phải thanh lý dần các sản phẩm trước khi Nghị định mới được thực thi.
“Hiện trong kho nhà tôi còn khoảng 100 hộp sữa Nhật, mỗi hộp có giá 450.000 – 550.000 đồng. Chưa kể còn rất nhiều loại mỹ phẩm như sữa rửa mặt, kem chống nắng, thực phẩm chức năng. Nếu theo mức xử phạt mới, thì tôi có thể bị phạt tiền lên tới 200 triệu đồng, con số này với dân buôn thì quả thực là quá lớn”.
Để tiêu thụ nhanh, anh H đẩy mạnh việc mua bán online và tiếp cận các sàn thương mại điện tử. Theo dự tính, trước ngày thực thi Nghị định 98/2020/NĐ-CP, cửa hàng anh sẽ bán hết được 2/3 số lượng hàng tồn kho.
Nhiều dân buôn hàng xách tay lo “mất xới” trước mức phạt mới
Tuy nhiên, anh H cũng thú nhận, ngoài việc mang mác xả hàng xách tay thì đây cũng là cơ hội để dân buôn chạy hàng cận date. Bởi tâm lý người Việt là ham rẻ nên cứ có khuyến mại lớn là đổ xô đi mua.
“Đây là tôi chỉ chạy date chứ nhiều nơi còn tranh thủ trộn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng để bán. Bởi họ chỉ cần có cái cớ để thực hiện, nên mua hàng thời gian này phải hết sức cẩn thận. Vì của thật thì ít mà của giả thì nhiều” – anh H bật mí.
Từng là nạn nhân trong trường hợp kể trên, chị Trần Thu (Hà Đông, Hà Nội) cho biết, sau khi thấy đoạn quảng cáo với tiêu để “nghỉ bán, xả hàng xách tay với giá cực sốc”, chị đã bỏ 2 triệu đồng tiền thật để mua một mớ hàng giả.
“Gần đây trong nhiều hội nhóm, diễn đàn hàng xách tay xả đồ với lý do nghỉ bán do lệnh phạt mới. Thấy vậy, tôi nhẹ dạ cả tin, bỏ ra 2 triệu đồng để mua đồ. Nào ngờ khi nhận hàng, mở ra mới thấy một nửa trong số đó là hàng giả, gọi điện khiếu nại thì đầu dây bên kia tắt máy” – chị buồn rầu nói.
Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 98/2020/NĐ-CP quy định về Xử phạt vi phạm hành chính trong Hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Theo đó, cá nhân kinh doanh hàng nhập lậu sẽ bị phạt 500.000 đồng đến 50 triệu đồng, tùy giá trị hàng hóa nhập lậu. Còn tổ chức vi phạm kinh doanh hàng lậu sẽ bị phạt 1 triệu đến 100 triệu đồng.
Nếu hàng nhập lậu thuộc danh mục cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu hoặc là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thuốc phòng bệnh và thuốc, nguyên liệu làm thuốc, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế, hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn… phạt tiền gấp 2 lần số nêu trên.
Xếp hàng chờ mua bánh Trung thu truyền thống thanh lý 14.000 đồng/chiếc
Sau Rằm, các loại bánh Trung thu truyền thống được xả hàng với giá rẻ, thu hút khách hàng tìm mua.
Ồ ạt thanh lý bánh Trung thu giá rẻ, nơi gom hàng chờ lấy lãi
Sau mỗi mùa Trung thu, thị trường thanh lý bánh lại trở nên nhộn nhịp, náo nhiệt. Không chỉ bởi người bán muốn "đẩy" hàng tồn đi nhanh mà còn vì người mua đợi đến thời điểm xả hàng để mua hàng giá rẻ.
Hàng loạt gian hàng trên Facebook, Zalo liên tục đăng tin bánh Trung thu thanh lý, với rất nhiều mức báo giá khác nhau cho các dòng bánh truyền thống thâp cẩm, bánh dẻo đậu xanh hay với đủ thương hiệu từ tiếng tăm đến bánh nhà làm handmade.
Trong đó, giá đổ sỉ của bánh Trung thu truyền thống dao động từ 11.000 - 13.000 đồng/chiếc, bánh handmade là từ 15.000 đồng/chiếc. Số ít bánh Trung thu hàng công ty có giá từ 40.000 đồng/chiếc. So với giá bán cách đây vài ngày - khi đang trong chính vụ Rằm tháng 8, giá bánh giảm từ 1/3- 2/3. Chúng được quảng cáo vẫn còn hạn dùng đến tháng 11/2020.
Dân buôn ồ ạt thanh lý bánh Trung thu giá rẻ sau Rằm.
Giá bánh Trung thu dao động từ 11.000 - 60.000 đồng/chiếc.
Có nơi lại gom đơn hàng sau Rằm.
"Năm nay, do dịch Covid-19 nên công ty thay đổi chính sách, bánh không trả lại được. Gian hàng tôi thuê bán bánh cũng đã nghỉ vì hết hợp đồng thuê, còn gần 100 chiếc với 6 mã bánh khác nhau, tôi đành lên chợ mạng rao bán với mức chiết khấu 25%, bán đúng giá gốc để thu hồi vốn", Thanh Tâm, một đại lý bán lẻ bánh Trung thu ở Hà Nội chia sẻ.
Không riêng gì Tâm, nhiều gian hàng chợ mạng đều báo còn từ 300 - 500 bánh, đủ để khách có thể tự do lựa vị bánh. Có nơi chiều khách mua từ 4-5 bánh trở lên sẽ miễn phí vận chuyển.
Trong khi nhiều người đang tìm cách xả hàng, thì có không ít tiểu thương lại tranh thủ gom hàng từ các thương hiệu nổi tiếng để bán lại lấy lãi. Giá của các loại bánh dao động từ 14.000 - 60.000 đồng/chiếc (tùy trọng lượng, thương hiệu).
"Khách hàng bây giờ rất thông thái và cẩn thận, nếu không phải là thương hiệu bánh Trung thu truyền thống có tiếng và có hạn sử dụng thì không mua. Vì thế, tôi không bán hàng handmade hay bánh công ty mà lấy các loại bánh Truyền thống nổi tiếng của các vùng như Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hải Phòng và Hà Nội.
Sau Rằm, nguồn hàng dồi dào và về nhanh hơn, tuy rằng bán lại ở thời điểm này giá không cao bằng chính vụ, nhưng nguồn hàng rất ổn định, thu lãi tiền triệu 1 ngày", Thu Trang, một đầu mối bán bánh Trung thu tại Hoài Đức, Hà Nội tâm sự.
Do nguồn khách vẫn dồi dào, nhiều tiểu thương "khoe khéo" trên Facebook tạm đóng nhận đơn hàng thanh lý, khách muốn đặt hàng mua sỉ bánh Trung thu thanh lý phải "xếp hàng" 2 ngày tiếp theo.
"Ôm" bánh Trung thu bán sau Rằm.
Cẩn trọng hàng giá rẻ không rõ nguồn gốc
Mặc dù đây là thời điểm tốt để mua bánh Trung thu giá rẻ, nhưng thời gian qua, hàng loạt vụ phát hiện bánh không rõ nguồn gốc cũng là lời nhắc nhở để người tiêu dùng thận trọng khi mua bánh thanh lý.
Đơn cử, hồi tháng 8/2020, Đội QLTT số 17 (Cục QLTT Hà Nội) phát hiện cơ sở trên đường Trần Duy Hưng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy đang kinh doanh bánh Trung thu, bánh chuối, bánh pho mai... do nước ngoài sản xuất, không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, tổng số lượng kiểm đếm ban đầu hơn 8.000 sản phẩm bánh các loại.
Chủ hàng đã khai nhận số hàng hóa trên được thu gom, mua trôi nổi trên thị trường tại khu vực cửa khẩu phía Bắc, sau đó tập kết tại địa chỉ nêu trên để bán cho các "mối buôn" tại Hà Nội và các tỉnh kiếm lời.
Trước đó, cũng từng có tình trạng "treo đầu dê, bán thịt chó" khi người tiêu dùng mua phải bánh đã thay đổi nhãn mác, bánh nhái thương hiệu nổi tiếng nhưng hương vị hoàn toàn khác. Nhiều vị khách cho hay, thay vì qua kênh trung gian gom bánh Trung thu trên mạng, họ tự đặt bánh tại cơ sở chính để tránh hàng giả, hàng nhái.
"Sau Rằm, một số thương hiệu sẽ mở lại kênh bán hàng online, chuyển tận nơi cho khách vì không còn quá tải đơn hàng như chính vụ. Thậm chí, có thương hiệu làm bánh quanh năm để lựa chọn", chị Thanh Hằng, trú tại Vũ Trọng Phụng chia sẻ.
Áp phạt nặng hàng xách tay, dân buôn "sốt vó" lo thất thu, mất "xới" Buôn hàng xách tay không tăng giá cũng đã lãi tiền hoàn thuế, là mảnh đất kinh doanh màu mỡ. Tuy nhiên, quy định mới sắp có hiệu lực sẽ siết chặt lại loại hình kinh doanh được cho là buôn lậu này. Buôn bán hàng xách tay hiện nay không chỉ tiếp viên hàng không, phi công làm được, mà rất nhiều...