Đậm đà hương vị đại dương
Việt Nam có bờ biển dài suốt từ Bắc đến Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho ngành thủy sản phát triển. Theo đó, người dân các vùng miền đã sử dụng nguồn thủy sản, đặc biệt là các loài cá để chế biến thành những món đặc sản vô cùng hấp dẫn.
Cá luôn là món ăn không thể thiếu trong bữa ăn của ngư dân. Ở vùng biển Cửa Lò (Nghệ An) có món cá thu nướng rất đặc sắc. Cứ cận Tết, phường Nghi Hải, Cửa Lò khói bay mịt mù, mùi cá nướng lảng bảng khắp phố phường. Tưởng đơn giản, chứ cá thu phải tươi rói từ tàu vừa cập bến, nặng hơn 3kg, nạc trắng bóc. Các vĩ nướng bọc lá chuối, lá sen, lá dừa, hễ vừa cháy lá, lập tức thay mới ngay, than củi lúc nào cũng hồng liu xiu, lửa lớn quá cá cháy, lửa nhỏ quá cá bở. Công phu như thế nên các lát cá chín tới rất thơm ngon…
Ở xã Thái Xuyên, Thái Thụy (Thái Bình) cũng có món cá nướng hấp dẫn. Tuy làng chài hai phía giáp biển nhưng cá ngon lại từ ao nuôi như cá trắm đen, trắm cỏ, trôi quanh năm nhởn nhơ béo phôm phốp. Ngày này dù giá rét, thiên hạ vẫn hồ hởi nhảy xuống ao kéo lưới bắt cá về ăn . Khắp thôn ấp vang lừng tiếng chày giã ớt, tiêu, nghệ, lá cách, muối hột ướp cá. Đàn ông hì hục đẳng tre đực, chuốt que nẹp nướng. Cá nướng xong “da nâu, thịt trắng, khô mà không rắn”.
Dong thuyền ra Lý Sơn (Quảng Ngãi) được mời cá đòn kho quẹt xem như may mắn suốt năm. Cá đòn hệt như cá bốp nhưng thịt chắc, đặc sắc hơn nhiều, khó tìm thấy ngoài chợ vì hiếm, cá kho với nước mắm cốt, củ nén, tiêu xanh tới khi nước kho sền sệt, nếm miếng nào sướng rân miếng ấy. Quảng Ngãi còn có chạo cá đắp quanh thân mía, nướng vàng sem sém, chấm tương bần hay mắm ớt, ăn một lần nhớ suốt đời.
Người dân vùng Vạn Ninh, Ninh Hòa, Cam Lâm (Khánh Hòa) thì thỏa chí với cá “hóa long”, món này tượng trưng cho sự khấm khá, hải sản đầy thuyền suốt năm. Cá chim, cá hồng, cá mú… cũng được, miễn có thể cắt, uốn rồi bỏ vô chảo dầu, nghe xèo một cái, bung kỳ vẩy thành con rồng hùng dũng oai phong.
Tùy theo từng vùng miền, nhất là ở các tỉnh vùng Nam bộ, nhiều loài cá còn được người dân làm khô, làm mắm, ngào đường rắc mè rang… đưa vào miệng thấy dai dai, dòn dòn, thoang thoảng vị đại dương khiến người ăn ghiền hết ý.
Nam Định: Ao cá "khủng" nuôi toàn cá trắm đen "siêu to khổng lồ", doanh thu 6-7 tỷ/năm
Trang trai nuôi cá của ông Trần Thanh Năm (Nam Định) rộng tới 6ha, mỗi năm xuất bán trên 70 tấn cá trắm đen mà con nào con nấy khi bắt lên thuộc dạng "siêu to khổng lồ".
Điều đặc biệt là ông Năm nuôi cá bằng các loại thảo dược, đàn cá phát triển khỏe mạnh, thịt thơm ngon, mỗi năm thu hàng tỷ đồng.
Video đang HOT
Suýt vỡ nợ vì nuôi tôm, cá vược....
Về xã Xuân Vinh, huyện Xuân Trường, Nam Định hỏi thăm lão nông Trần Thanh Năm không ai là không biết. Ông nổi tiếng khắp vùng quê này hơn chục năm nay về tài nuôi cá mát tay, cá thì con nào con ấy "siêu to khổng lồ".
Nuôi cá trắm khủng bằng thảo dược, trong đó có tỏi khô ông Trần Thanh Năm ở xóm 19, Xuân Vinh bỏ túi tiền tỷ.
Tìm đến nhà ông Năm không khó, nhưng để gặp được lão nông đặc biệt này phải chọn đúng thời điểm, bởi lúc nào ông cũng bận việc như "nuôi con mọn". Cả ngày công việc nuôi cá khủng cứ quấn lấy chân, có tiền tỷ trong tay nhưng ít khi thấy ông ngơi tay.
Ông Năm kể, ông "sông chêt" vơi nông nghiêp từ đầu những năm 2000. Cũng từng đấy năm không biết bao lần ông lao đao với con tôm, con cá. Thời gian đầu, ông nuôi thử lứa tôm thấy hiệu quả nên các lứa tiếp sau nuôi với quy mô lớn. Nhưng buồn thay càng nuôi lớn bao nhiêu thì ông càng thua lỗ bấy nhiêu, nợ nần chồng chất.
Chán tôm, ông lại chuyển sang nuôi cá vược, vài vụ đầu thấy nuôi cá vược vừa dễ lại hiệu quả kinh tế nên gia đình ông phấn khởi. Nhưng trớ trêu thay, mùa đông năm 2010, nhiệt độ giảm sâu cả một cái ao rộng lớn nuôi cá vược chết không con nào. Một lần nữa, ông Năm lại rơi vào cảnh nợ nần.
"Năm đó ao cá vược nhà tôi con nào con ấy cũng nặng trên 2kg, vậy mà sau một đêm không khí lạnh về hơn 10 tấn cá bị chết sạch sành sanh, thiệt hại hơn 300 triệu đồng. Cá chết, thua lỗ khiến vợ chồng tôi buồn chán, cả ngày chỉ biết ngồi một chỗ", ông Năm nhớ lại.
Nhờ cho cá trắm đen ăn thêm các loại thảo dược mà đàn cá phát triển tốt, mỗi năm ông Năm lãi tiền tỷ.
Trải qua 2 lần thất bại, ông rút ra được nhiều bài học xương máu, nuôi con gì cũng phải tìm hiểu kỹ thuật, chịu khó đi thăm quan học hỏi kinh nghiệm từ những người nuôi trước. Sau nhiều lần đi thăm quan mô hình nuôi cá trắm đen, ông Năm quyết định chuyển hết diện tích 4ha nuôi cá vược trước đó sang nuôi cá loại cá đặc sản này.
Cùng với cá trắm đen, ông Năm thả nuôi kết hợp thêm cá trắm cỏ và cá chép nhằm tăng hiệu quả kinh tế. Đây vốn dĩ là những loại cá truyền thống nên thả nuôi lứa nào là ông Năm thắng lứa đấy. So với nuôi tôm, nuôi cá vược, nuôi cá trắm đen tuy hiệu quả thấp hơn nhưng được cái "ăn chắc mặc bền".
Bí quyết nuôi cá trắm đen "khổng lồ" bằng thảo dược
Nhận thấy nuôi cá trắm đen chắc ăn, ông Năm thuê thêm đất mở rộng diện tích nuôi cá lên 6ha. Trung bình mỗi năm, trang trại nuôi cá trắm đen của gia đình ông Năm xuất bán trên 100 tấn cá, trong đó 70 tấn là cá trắm đen (loại trên dưới 10kg/con) và 30 tấn là cá chép và trắm cỏ.
Mô hình nuôi cá bằng thảo dược của ông Năm nhiều năm nay đang cho hiệu quả kinh tế cao.
Thời gian gần đây giá cá trắm đen có biến động, nhưng luôn dao động từ 70- 100 ngàn đồng/kg, cá trắm cỏ và chép luôn ổn định ở mức giá là trên dưới 50 ngàn đồng/kg.
Cao Bằng: Vì sao đàn ông ở đây muốn làm thầy cúng "xịn" phải nhảy trong than hồng 30 phút?
"Cá trắm đen lúc xuất bán đều trên dưới 10 kg/con hết, nhiều con nặng tới gần 20kg, con nào cũng "siêu to khổng lồ" nhìn đã lắm. Mỗi khi nhà tôi xuống lưới kéo cá trắm đen lên bán, nhiều người đến xem không chán...", ông Năm cho hay.
Doanh thu từ bán cá, (trong đó tiền thu từ bán cá trắm đen là chính) mỗi năm ở mức từ 6-7 tỷ đồng, sau khi trừ hết chi phí ông Năm lãi khoảng gần 1 tỷ đồng".
Ông Trần Thanh Năm tâm sự, cá trắm đen là một loại cá truyền thống, nên về cơ bản là tương đối là dễ nuôi, nhưng chúng lại rất hay mắc các bệnh về tiêu hóa. Về các bệnh dạng này thì rất dễ chữa, chỉ cần dùng một số loại thảo dược là chữa được.
Sau gần 10 năm kinh nghiệm nuôi cá trắm đen, ông Năm đúc kết ra một công thức ủ thảo dược để trộn vào thức ăn phòng bệnh cho cá vô cùng hiệu quả. Đàn cá không những không bị bệnh mà phát triển tốt, lớn nhanh, con nào con ấy đều nặng cả chục kg mỗi khi xuất bán.
Cận cảnh trang trại nuôi cá rộng hơn 6ha của gia đình ông Năm, mỗi năm xuất bán hơn 100 tấn cá thương phẩm các loại, trong đó 70% sản lượng là cá trắm đen đặc sản.
"Nhiều năm nay, ngày nào tôi cũng xay tỏi rồi cho thêm một chút đường và dấm gạo nếp vào. Mấy thứ đó cho vào máy đảo đều lên, sau đó cho vào thùng ủ. Đợi tầm 5 hôm hỗn hợp tỏi xay, đường, dấm gạo này lên men rồi mang trộn vào cám mang cho cá ăn", ông Năm chia sẻ.
Nói thêm về tỷ lệ phối trộn, ông Năm cho hay, cứ 1 bao cám cá trọng lượng 25kg là trộn thêm 3 bát tỏi ủ, cho ăn thường xuyên là không bao giờ sợ cá bị bệnh đường ruột. Cách làm này đơn giản, rẻ tiền nhưng cực kì hiệu quả, ngoài ra còn kích thích cá tiêu hóa nên đàn cá lớn trông thấy, thịt lại thơm ngon hơn.
Nam Định: Đổ nợ vì tôm nhưng lại giàu lên nhờ nuôi thêm cá "khủng" Mô hình nuôi tôm kết hợp với nuôi cá đặc sản của anh Phạm Văn Điệp (43 tuổi) ở xã Xuân Vinh, huyện Xuân Trường (Nam Định) không những giúp anh trả món nợ lớn sau 2 lần thất bại vì tôm, mà còn giúp anh giàu lên và có của ăn của để. Bỏ nghề đạp xích lô ở thủ đô về...