Đậm đà bánh chè lam quê mẹ
Cắn một miếng bánh chè lam, tan trong miệng là vị dẻo dai của bột nếp, vị ngọt ngào của mật, một chút cay cay của gừng và một chút bùi bùi của lạc, nhấp một ngụm trà, ngọt lành.
Không biết tự bao giờ, bà con quê tôi biết làm những “cây bánh chè lam” (chà lam) để cúng ông bà tổ tiên vào những dịp dỗ chạp, lễ tết. Nguyên liệu làm bánh mộc mạc, đơn giản, ở quê nhà nào cũng có thể sắm được: chục bò gạo nếp, dăm chai mật mía, lạc rang, gừng nướng chín sắt thành miếng mỏng.
Cứ đến độ gần Tết, cho dù bận rộn đến mấy, mẹ tôi vẫn tranh thủ lấy chục bò gạo nếp hoa vàng, trắng đều, hạt căng mẩy, sàng xẩy cẩn thận rồi rang trên chảo gang cho gạo vàng. Ngày hôm 27 tết, mùi gạo nếp rang đã thơm lừng, ấm áp lan tỏa khắp căn nhà nhỏ. Quan trọng nhất là rang gạo làm sao để không cháy quá, nếu không bánh sẽ có mùi khét. Sau đó dùng cối xay mịn gạo đã rang chín, càng mịn thì bánh càng dẻo và ngon.
Quê tôi là vùng nguyên liệu mía, nên không khó để mẹ chọn mật mía ngon. Nhiều nơi mọi người dùng đường trắng để làm bánh, nhưng không có gì ngon ngọt đậm đà cho bằng làm bánh chè lam từ mật mía. Dùng không hết, mẹ lại cất đi, mật mía tốt để lâu càng ngon. Gừng tươi rửa sạch thái lát mỏng. Lạc rang chín, bỏ vỏ lấy cối giã dập làm sao cho lạc không được nát.
Xong nguyên liệu, mẹ dùng chiếc nồi nhôm, đổ 2/3 nồi nước lạnh đun sôi rồi bỏ mật vào nồi cho to lửa, bao giờ mật và nước trong nồi sánh lại, nếm thử mật, độ ngọt vừa phải, lấy đũa đảo mật rồi nhấc lên, nếu thấy mật kết dính nêm ngọt vừa phải thì bỏ gừng và lạc vào quấy đều, tiếp tục đổ bột gạo nếp đã say nhuyễn vào, vừa đổ vừa đảo đều tay, cho nhỏ lửa để bột không bị dính và bị cháy.
Bột chín, mẹ lấy chút bột gạo còn lại phủ lên trên mặt mâm cho bánh khỏi dính và dễ nặn, sau đó múc từng muôi bột vào mâm. Công đoạn này chị em tôi rất thích, đứa nào cũng tranh giành để được ngồi vào giúp mẹ lăn bánh, tán những cục bột thành những miếng bánh dài, mịn, bột khô phủ kín những chiếc bánh, bánh càng nặn và lăn nhiều lần thì càng dẻo, chắc.
Tối 30, mẹ chọn những khúc chè lam đẹp nhất, mịn màng nhất xếp vào đĩa, bày cùng những thứ hoa quả khác. Đêm giao thừa, cả nhà xum họp, mẹ cắt bánh, tôi xin miếng bánh đầu tiên từ tay mẹ, cắn miếng chè làm: vị dẻo dai của bột nếp, vị ngọt ngào của mật, một chút cay cay của gừng và một chút bùi bùi của lạc, nhấp một ngụm trà, ngọt lành, ấm áp đêm giao thừa.
Video đang HOT
Bùi Huấn
Theo vnexpress
Lạ miệng miến trộn Thái Lan phố Nguyễn Biểu
Thêm một món mới trong thực đơn đồ trộn cho các bạn trẻ Hà Thành. Món này có phần "sang" hơn nhưng món trộn phổ biến và hương vị của nó chắc chắn là lạ miệng với bạn.
Là một nhánh cắt ngang đường Quán Thánh tấp nập, con phố Nguyễn Biểu tuy vắng vẻ, thưa thớt hơn nhưng cũng mọc lên khá nhiều hàng ăn. Trong đó có một cửa tiệm với tấm biển rất tự tin: "Phở miến trộn Thái Lan - Hương vị đặc biệt", chắc hẳn sẽ khiến không ít người để ý.
Tôi đến đây vào khoảng 2h chiều, lúc quán có phần vắng vẻ nhất, gọi thử một bát miến trộn Thái Lan để kiểm nghiệm xem đồ trộn của người Thái và người Việt có gì khác nhau. Sau khi "oder" xong, có lẽ tôi đã phải chờ đến 10 phút thì mới được nhân viên bưng đồ ăn tới. Tôi để ý thấy ban đầu, nhân viên chỉ được phép làm những khâu đơn giản như trần miến, thịt bò, giá đỗ. Ít phút sau cô chủ tiệm mới xuất hiện, rồi chính tay tỉ mỉ thêm nếm vào bát vài thứ gia giảm gì đó có vẻ như "bí quyết gia truyền" với một cữ nhất định. Tôi đoán, có lẽ lúc này là giờ trưa nên cô đã tạm vào trong nghỉ ngơi, nhưng vì có khách gọi món "đặc biệt" nên mới lại có mặt để đích thân "ra mặt".
Tuy nhiên, khi bát miến trộn Thái Lan được bày ra trước mắt, cảm giác đầu tiên của tôi là... thất vọng. Dù được trình báy khá đẹp mắt song nhìn sơ qua, món ăn chỉ gồm có miến, thịt bò, giá đỗ, lạc và mấy cọng rau mùi, tóm lại toàn những thứ quá đỗi phổ biến, chẳng có gì lạ lẫm, mới mẻ hay chí ít cũng không "nhàm" như thế, để tôi có thể liên tưởng đến đất nước Thái Lan xinh đẹp.
Theo lời của nhân viên quán, món này không phải cho thêm xì dầu như những đồ trộn khác, chỉ cần lấy 1-2 quả quất vắt thêm vào, sau đó từ từ trộn đều bát miến lên. Tôi làm theo đúng sự hướng dẫn. Lúc này, tôi nhận ra mọi thứ trong bát, đặc biệt là những sợi miến mềm óng bắt nhuốm dần và ngả sang một màu hơi đo đỏ. Có lẽ chính là do thứ gia giảm mà hồi nãy bà chủ đã cẩn thận cho vào.
Trộn đều lên...
... sẽ thấy bát miến ngả sang một màu hơi đo đỏ
Thật may, khi vừa đưa đũa lên nếm thử, tôi ngay tắp lự đã cảm nhận được sự khác biệt của món miến trộn Thái Lan. Mùi dầu vừng thơm phức nhanh chóng lan tỏa trong miệng, gần như đánh thức cái vị giác vốn đang "uể oải" của tôi vì sự thất vọng ban nãy. Thêm nữa, chưa bao giờ vị chua của quất lại hợp lí đến thế khi quyện với vị đậm đà mà cay thơm rất đặc trưng của Thái - không đến mức xé lưỡi nhưng cũng đủ làm người ta phải xuýt xoa, hít hà. Nhìn kĩ, tôi còn phát hiện trong bát có cả những miếng xả nhỏ xíu, li ti, chắc chúng cũng góp phần làm món thêm một chút thơm thơm rất dễ chịu.
Những miếng xả nhỏ xíu phải nhìn kĩ mới thấy
Chua chua, cay cay, cộng với mùi thơm tổng hòa của dầu vừng, quất, xả, rau mùi và một loại gia giảm đặc biệt nào đó mà tất nhiên, chỉ quán mới biết đã thực sự mang lại cho tôi một sự mới lạ, thú vị trong bữa ăn hôm nay. Bởi vậy, theo đánh giá cá nhân, bí quyết món miến trộn Thái Lan không nằm ở những thứ giản đơn như thịt, miến, rau mà 90% là ở gia giảm.
Quả vậy, nhận xét của tôi một lần nữa được khẳng định khi tôi... gọi thanh toán. Một bát miến trộn đơn giản, tại một quán bình dị, không quá đầy đặn, thịt bò thậm chí còn lèo tèo, chắc chắn chỉ là món ăn chơi chứ không thể khiến người ta ấm bụng suốt buổi, vậy mà có giá tận 30.000 đồng. So với những món trộn khác thì đúng là đắt hơn nhiều.
Tôi tỏ ý chê "mắc" thì bà chủ lập tức giải thích: "Miến ở đây đâu phải trộn với mấy loại xì dầu hay dầu ăn bình thường, rẻ tiền như mọi nơi. Cô phải mua toàn các gia giảm xịn của Thái. Có khi một lọ bé tí teo mà lên đến mấy trăm nghìn đấy!".
Nghe bà chủ nói và nhớ lại hương vị đặc biệt của món ăn mình vừa thưởng thức, tôi cũng gật gù rồi nghĩ thầm: "Kể ra cũng cũng hợp lí".
Địa chỉ: 23 Nguyễn Biểu, Ba Đình, Hà Nội.
Hoàng Nhi
Theo Bưu Điện Việt Nam
Tiệm bánh đa - miến cá trộn ngon giá siêu rẻ Chỉ với 15.000 đồng, bạn có thể thưởng thức một bát bánh đa hoặc miến trộn đầy "ú ụ" với đầy đủ các loại: cá, giò tai, đậu... Ở địa chỉ 94 Nguyễn Tuân, Hà Nội có một cửa hàng chuyên bán bún, miến, bánh đa cá rất đông khách. Cứ vào thời gian nghỉ trưa của dân công sở là tiệm này...