Đảm bảo công bằng, công tâm, khách quan trong xét công nhận GS, PGS năm 2019
Ngày 30/8, Giáo sư, Tiến sỹ Phùng Xuân Nhạ, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, Chủ tịch Hội đồng Giáo sư Nhà nước nhiệm kỳ 2018-2023 chủ trì phiên họp lần thứ II của Hội đồng.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ chủ trì phiên họp
92 Hội đồng Giáo sư cơ sở hoàn thành xét công nhận Giáo sư, Phó Giáo sư
Theo báo cáo tại phiên họp, năm 2019, có 98 Hội đồng Giáo sư cơ sở có ứng viên đăng ký xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư với 725 ứng viên; trong đó có 119 ứng viên Giáo sư, 606 ứng viên Phó Giáo sư.
Đến nay, đã có 92 Hội đồng Giáo sư cơ sở nộp kết quả xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư về Văn phòng Hội đồng Giáo sư Nhà nước theo quy định.
Sau khi thẩm định hồ sơ, đánh giá ngoại ngữ, đánh giá báo cáo khoa học tổng quan từ 725 ứng viên, hiện nay còn 556 ứng viên, trong đó có 105 ứng viên Giáo sư, 450 ứng viên phó Giáo sư, được Hội đồng Giáo sư cơ sở gửi hồ sơ về Văn phòng Hội đồng Giáo sư Nhà nước đề nghị xét, công nhận tiêu chuẩn Giáo sư, Phó Giáo sư ở 26 Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành.
Trong quá trình xét hồ sơ ứng viên, Văn phòng Hội đồng Giáo sư Nhà nước đã phối hợp với các đơn vị chức năng của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Thường trực Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành kiểm tra, giám sát các Hội đồng Giáo sư cơ sở.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng, việc tổ chức xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư năm 2019 ở các Hội đồng Giáo sư cơ sở đã thực hiện theo qui định và hoạch đề ra; Thường trực Hội đồng Giáo sư Nhà nước đã chỉ đạo sát sao các Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành và Văn phòng Hội đồng Giáo sư Nhà nước trong việc tổ chức kiểm tra, giám sát, hướng dẫn các Hội đồng Giáo sư cơ sở trong việc xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư năm 2019.
Toàn cảnh phiên họp.
Loại ngay những hồ sơ không đủ điều kiện, tiêu chuẩn
Năm 2019, là năm đầu tiên thực hiện Quyết định số 37/2018/QĐ-TTg về quy định tiêu chuẩn, thủ tục xét công nhận đạt tiêu chuẩn và bổ nhiệm chức danh Giáo sư, Phó giáo sư; Thủ tục xét hủy bỏ công nhận chức danh và miễn nhiệm chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư, do đó, một số Hội đồng Giáo sư cơ sở còn lúng túng trong việc thực hiện một số qui định của quyết định 37.
Video đang HOT
Cùng với đó, một số hội đồng cơ sở còn chưa thực hiện đầy đủ quy định phải công khai kết quả xét tuyển của các ứng viên lên trang thông tin điện tử của cơ sở giáo dục đại học nên đã kéo dài thêm thời gian để thực hiện công khai theo qui định.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ yêu cầu Hội đồng Giáo sư ngành phối hợp với Văn phòng Hội đồng Giáo sư nhà nước rà soát kỹ trong khâu tiếp nhận hồ sơ các ứng viên từ Hội đồng Giáo sư cơ sở đảm bảo đầy đủ các điều kiện, tiêu chuẩn theo qui định. Trong khâu tiếp nhận và quá trình thẩm định hồ sơ ứng viên, nếu phát hiện hồ sơ nào không đủ điều kiện, tiêu chuẩn thì loại ngay.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng yêu cầu các Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành cần nâng cao trách nhiệm trong thẩm định năng lực chuyên môn, kết quả nghiên cứu, định hướng nghiên cứu và năng lực ngoại ngữ của các ứng viên. Bộ trưởng lưu ý các Hội đồng ngành, liên ngành cần công bằng, công tâm, khách quan trong thẩm định hồ sơ ứng viên, trong đó nhất là khâu bỏ phiếu kết quả xét công nhận ứng viên và phải chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ của Hội đồng.
Chủ tịch Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành phải quán triệt các ủy viên Hội đồng thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ thẩm định hồ sơ ứng viên được phân công; tuyệt đối không được tiếp xúc, liên hệ (trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các mối quan hệ cá nhân) với các ứng viên trong quá trình tiếp nhận, thẩm định hồ sơ và chịu trách nhiệm cá nhân nếu để xảy ra vi phạm.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ lưu ý: Trong khâu tiếp nhận và quá trình thẩm định hồ sơ ứng viên, nếu phát hiện hồ sơ nào không đủ điều kiện, tiêu chuẩn thì loại ngay.
Với Thường trực Hội đồng Giáo sư nhà nước, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ yêu cầu tiếp tục chỉ đạo sát sao công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS của các Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành năm 2019. Tham gia trực tiếp hoặc chỉ đạo Văn phòng Hội đồng Giáo sư nhà nước phối hợp với đơn vị chức năng của Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức kiểm tra, giám sát thực hiện nhiệm vụ của các Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành đảm bảo đúng quy định.
Các Phó Chủ tịch Hội đồng Giáo sư nhà nước trực tiếp chỉ đạo các Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành theo lĩnh vực chuyên môn được phân công. Giao Phó Chủ tịch, Giáo sư Lê Quang Cường thay mặt Chủ tịch chỉ đạo Văn phòng Hội đồng Giáo sư nhà nước thực hiện các nhiệm vụ giao nhận hồ sơ ứng viên và đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS của các Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành năm 2019.
Cũng tại phiên họp lần này, tất cả các thành viên Hội đồng Giáo sư Nhà nước có mặt tại phiên họp đã biểu quyết thông qua việc khôi phục chức danh Phó Giáo sư với ông Hoàng Xuân Quế theo yêu cầu của Toà án Nhân dân thành phố Hà Nội.
Hiếu Nguyễn. Ảnh: Phú Đại
Theo GDTĐ
Cứ để phụ huynh chọn giáo viên cho con, tại sao cứ cấm cản?
Cho phụ huynh quyền chọn giáo viên cho con, cũng là cách để giáo dục đồng nghiệp, một phương thức dùng "xã hội đánh giá", khách quan, công bằng.
Cứ mỗi đầu năm học, phụ huynh lớp 1 nói riêng và phụ huynh nói chung lại muốn chọn thầy cô, chọn lớp cho con cái mình.
Vậy tại sao phụ huynh lại chọn giáo viên?
Không thể dùng biện pháp hành chính hay bốc thăm, để ngăn chặn tình trạng này, cần nhìn vào thực tế khách quan, tìm ra giải pháp căn cơ, đó mới là điều quan trọng.
Anh Thanh, một Chủ tịch hội cha mẹ học sinh phát biểu trong buổi tọa đàm cuối năm ở trường tôi:
"Tui nói thật, các thầy cô dạy thế nào, có thể giấu được đồng nghiệp, giấu được cấp trên, không giấu được phụ huynh mô.
Con trẻ đi học về, bi bô với nhau, với cha mẹ, phụ huynh biết hết.
Thầy hiệu trưởng cứ cho giáo viên dự kiến dạy lớp 1, chiêu sinh, cho phụ huynh chọn giáo viên đăng ký, là biết giáo viên nào được học sinh, phụ huynh tin tưởng".
Cứ mỗi đầu năm học, phụ huynh lớp 1 nói riêng và phụ huynh nói chung lại muốn chọn thầy cô, chọn lớp cho con cái mình. (Ảnh minh hoạ: Vinhuni.edu.vn)
Thầy hiệu trưởng M. làm theo đề xuất của "chủ tịch", thông báo chiêu sinh lớp 1, nói rõ trong thông báo trên loa của xã, mỗi lớp 30 em, phụ huynh thích chọn giáo viên nào, đăng ký cho con học tại bàn giáo viên đó.
Ưu tiên theo thứ tự đăng ký. Trường xếp bảy bàn, bảng tên bảy giáo viên vào lúc 7 giờ; 7 giờ 30 phút bắt đầu nhận hồ sơ.
Không bất ngờ, phụ huynh đều chọn giáo viên yêu thương, tận tâm với con trẻ; có giáo viên chỉ 5 phút là tuyển đủ hồ sơ; cũng có giáo viên, chỉ "cùng bàn đạ" phụ huynh mới nộp hồ sơ vào.
Qua đợt tuyển sinh ấy, giáo viên "tự xấu hổ" với chính mình, đã có nhiều sửa đổi; những năm sau, cảnh "chen lấn giành nhau" chọn giáo viên cho con giảm hẳn.
Điều đó đã phản ánh, chất lượng đội ngũ giáo viên khối 1 của trường đã tương đồng, có nhiều giáo viên tốt, đáp ứng nguyện vọng của phụ huynh.
Khách quan mà nói, mong con được học giáo viên tốt nhất là mong muốn chính đáng.Như vậy, cho phụ huynh quyền chọn giáo viên cho con, cũng là cách để giáo dục đồng nghiệp, một phương thức dùng "xã hội đánh giá", khách quan, công bằng.
Nếu không có biện pháp khách quan để phụ huynh thực hiện, tất yếu có nạn chạy chọt, xin, cho, tiêu cực.
Vậy bắt thăm giáo viên chủ nhiệm, liệu có công bằng cho học sinh?
Với khối lớp 2,3,4,5; không thể áp dụng hình thức chọn giáo viên như lớp 1; cuối năm thầy M. phát phiếu thăm dò chọn giáo viên cho phụ huynh.
Sau khi nhận phiếu, đích thân thầy tổng hợp số phụ huynh chọn mỗi giáo viên.
Số liệu này chỉ có thầy nắm; thầy trao đổi "bí mật" với các giáo viên có "lượng đăng ký thấp", tìm ra giải pháp sửa đổi cho họ; tuyệt đối không làm những giáo viên này "bẽ mặt" trước đồng nghiệp.
Chỉ thời gian ngắn, chất lượng đội ngũ của trường đã nâng lên rõ rệt, nhiều giáo viên đã thay đổi, trưởng thành; tỷ lệ phụ huynh đăng ký không còn chênh lệch lớn như năm đầu.
Nếu coi số lượng phụ huynh chọn giáo viên là "chỉ số hài lòng", rõ ràng để phụ huynh chọn giáo viên là đúng, công bằng cho học sinh, giáo dục đội ngũ hiệu quả; vấn đề là hiệu trưởng có chịu làm, hay cố tình để mình có quyền ... cho!Vậy, cứ để phụ huynh chọn thầy cho con. Đó cũng là biện pháp xóa bỏ tiêu cực, xin, cho, chạy chọt; không có lý do gì để cấm cản nguyện vọng chính đáng của họ.
Nếu bắt thăm giáo viên chủ nhiệm, không công bằng với học sinh, ban giám hiệu chọn việc dễ cho mình, đẩy hậu quả cho học trò!
Ai đang đọc bài này, đều đã là học trò; đều muốn có "người mẹ thứ hai" ở trường học; là giáo viên, đừng làm những việc học trò ghét, mình ngày xưa ghét; chia sẻ yêu thương, san sẻ hạnh phúc cho những đứa trẻ, cách tốt nhất đi đến trái tim của chúng; đến được trái tim, đường vào tri thức không còn khó khăn, gian lao như lúc đầu.
Hồ Oanh
Theo giaoduc.net
Tập trung cao độ chấm thi THPT quốc gia Thời điểm này, công tác chấm thi THPT quốc gia đang được các Sở GD&ĐT, trường ĐH triển khai nghiêm túc. Xác định yêu cầu "công bằng, nghiêm túc, khách quan", cùng với việc thực hiện đúng quy chế, nhiều địa phương đưa ra những quy định hết sức chặt chẽ để kết quả chấm chính xác nhất, đảm bảo quyền lợi của...