Đảm bảo ATGT học đường: Mục tiêu trong giai đoạn mới
Để nâng cao nhận thức, ý thức tự giác tuân thủ pháp luật về ATGT và thái độ ứng xử có văn hóa khi tham gia giao thông đối với HSSV, Sở GD&ĐT đã xây dựng kế hoạch thực hiện Chiến lược bảo đảm trật tự, ATGT đường bộ trong ngành giáo dục giai đoạn 2021-2030.
Trường THCS Ngô Quyền, TP Cẩm Phả tổ chức buổi tuyên truyền Luật ATGT, phòng chống bạo lực học đường cho học sinh.
Theo đánh giá của Sở GD&ĐT, thời gian vừa qua, công tác giáo dục ATGT trong trường học luôn được ngành chú trọng. Các trường học cũng tiếp tục phát huy hiệu quả mô hình Đội tuyên truyền ATGT trong lớp học. Năm học 2019-2020, Sở GD&ĐT trao thưởng cho 90 tập thể, cá nhân có sản phẩm đoạt giải tuyên truyền ATGT trong lớp học.
Năm học 2020-2021, Sở cũng phát động giáo viên, học sinh tích cực tham gia các cuộc thi tìm hiểu về Luật giao thông do Bộ GD&ĐT phối hợp tổ chức. Bà Lê Thị Quế Ly, Phó Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT cho biết: Cuộc thi “ATGT cho nụ cười ngày mai” năm nay, Ban tổ chức đã nhận được 2.122.344 bài dự thi của học sinh và giáo viên. Theo đó, ngành GD&ĐT Quảng Ninh có 27.626 bài dự thi của học sinh và 2.275 bài dự thi của giáo viên.
Đặc biệt, tại vòng 1 Cuộc thi “ATGT cho nụ cười ngày mai” cấp quốc gia, ngành Giáo dục Quảng Ninh đã đoạt 41 giải. Căn cứ kết quả dự thi vòng 1, tỉnh Quảng Ninh có 3 giáo viên (2 giáo viên cấp THPT, 1 giáo viên cấp THCS) và 1 học sinh cấp THPT của tỉnh Quảng Ninh đủ điều kiện tham gia thi vòng 2 cuộc thi. Kết quả vòng 2, cô giáo Đặng Thị Thu Hiền và học sinh Phạm Thanh Mai, Trường THPT Vũ Văn Hiếu (TP Hạ Long) đã xuất sắc đoạt giải nhất cuộc thi.
Học sinh Trường THCS Chu Văn An, TP Cẩm Phả được cán bộ CSGT thành phố tuyên truyền về Luật Giao thông đường bộ.
Video đang HOT
Cùng với đó, Sở GD&ĐT cũng tích cực cũng phối hợp với Sở Giao thông vận tải, Ban ATGT tỉnh rà soát và hướng dẫn các cơ sở giáo dục đảm bảo an toàn cho học sinh khi sử dụng phương tiện xe ô tô đưa đón và hoàn thiện các thủ tục theo quy định của pháp luật. Đến nay, 100% các cơ sở giáo dục có sử dụng xe đưa đón học sinh hoàn thiện các thủ tục cấp phù hiệu (đối với xe từ 16 chỗ trở lên) hoặc cam kết với nhà trường thực hiện các quy định về đảm bảo an toàn cho học sinh (đối với xe dưới 16 chỗ) theo quy định của Sở Giao thông vận tải.
Tuy nhiên, công tác đảm bảo ATGT học đường tại Quảng Ninh vẫn còn một số tồn tại. Ở một số nơi, thủ trưởng một số đơn vị chưa nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác giáo dục chính trị tư tưởng và công tác quản lý học sinh, chưa có biện pháp chỉ đạo kiên quyết. Công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho học sinh chưa thực hiện thường xuyên, dẫn tới tình trạng HSSV vi phạm trật tự ATGT…
Phụ huynh đón con tại Trường Tiểu học Trần Quốc Toản, TP Hạ Long.
Trước thực tiễn đó, Sở GD&ĐT đã xây dựng kế hoạch thực hiện Chiến lược bảo đảm trật tự, ATGT đường bộ trong ngành giáo dục giai đoạn 2021-2030. Theo đó, mục tiêu giai đoạn tới, ngành sẽ tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ, nhằm nâng cao nhận thức, ý thức tự giác tuân thủ pháp luật về ATGT và thái độ ứng xử có văn hóa khi tham gia giao thông.
Toàn ngành cũng yêu cầu 100% khu vực cổng trường học nằm trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, các đường trục chính đô thị được tổ chức giao thông bảo đảm an toàn và chống ùn tắc giao thông. Các cơ sở giáo dục tăng cường quản lý hoạt động đưa đón học sinh bằng xe ô tô; thực hiện quy trình đưa đón học sinh bằng xe ô tô đảm bảo an toàn khi sử dụng dịch vụ theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT.
Đặc biệt, ngành sẽ tập trung triển khai ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật về ATGT qua các nền tảng CNTT như: Internet, mạng xã hội, điện thoại thông minh… Tiếp tục đưa việc chấp hành pháp luật về trật tự, ATGT là một tiêu chí đánh giá chất lượng của các nhà trường và là một tiêu chuẩn đánh giá xếp loại cuối năm của HSSV.
Giáo viên được tập huấn dạy chương trình mới ra sao?
Giáo viên đóng vai trò quyết định thành công của đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Vậy việc tập huấn giáo viên được tiến hành ra sao để đáp ứng yêu cầu mới, tránh tình trạng 'tam sao thất bản' như đã từng xảy ra?
Giáo viên tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng chương trình giáo dục phổ thông mới - TUỆ NGUYỄN
Giáo viên vừa học vừa áp dụng vào giờ dạy
Hoạt động tập huấn giáo viên (GV) về chương trình giáo dục phổ thông mới đang được triển khai theo mô hình mới, vừa trực tiếp, trực tuyến. GV chủ yếu tự tập huấn qua mạng trên hệ thống tập huấn trực tuyến (LMS).
Bà Vũ Hạnh Nguyên, Phó hiệu trưởng Trường THCS Chu Văn An (Hà Nội), cho biết GV đã được tập huấn để nắm chương trình, tập huấn về thiết kế bài dạy một cách bài bản và đầy đủ. Tuy nhiên, việc tập huấn này mới là lý thuyết, còn về trường sử dụng lý thuyết ấy để áp dụng thực tế ra sao mới quan trọng. Do vậy, từ vài năm gần đây, nhà trường đã cố gắng áp dụng tinh thần đổi mới của chương trình giáo dục phổ thông mới ở các môn học.
Bà Tạ Thị Sim, GV Trường THPT Tây Tiền Hải, Thái Bình, cho biết đã thấm dần chương trình giáo dục phổ thông mới từ mục tiêu, nội dung đến phương pháp. "Tôi đang áp dụng dần vào giảng dạy chương trình hiện tại để không bỡ ngỡ khi triển khai vào năm học tới", bà Sim nói.
Bà Trần Thị Phương Anh, GV cốt cán Trường THPT Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn, cho biết những điểm mới thể hiện rõ nét của chương trình giáo dục phổ thông mới là chú trọng việc hình thành năng lực hành động, phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học. Sau khi được tập huấn, nhiều GV đều cho biết đã có thêm nhiều kiến thức về phương pháp dạy học phát triển năng lực, biết cách tổ chức hoạt động học lôi cuốn học sinh.
Cần giảm tải cho giáo viên cốt cán
Đối với bà Đỗ Khánh Hoàn, GV đại trà, Trường THPT Tây Tiền Hải (Thái Bình), hình thức học trực tuyến kết hợp hỗ trợ của GV cốt cán và giảng viên sư phạm là hợp lý vì GV vừa đảm bảo công việc giảng dạy, vừa chủ động việc học, không phải đi tập huấn tập trung, đỡ tốn kém. Dù đánh giá các ví dụ trong tài liệu sát thực tế, có thể áp dụng vào bài giảng nhưng bà Khánh Hoàn cũng đề xuất cần tăng thêm nhiều video phù hợp vùng miền.
Học trên hệ thống tập huấn trực tuyến LMS, bà Sim đánh giá cao tài liệu rõ ràng, có video, infographic, ví dụ cụ thể các nội dung phù hợp. Tuy nhiên, bà Sim cho rằng lực lượng GV cốt cán mỏng lại phải hỗ trợ nhiều GV đại trà nên đôi lúc bị quá tải, dẫn đến không đủ thời gian.
Do vậy, các GV đã khắc phục bằng cách thiết lập thành các nhóm trao đổi trực tuyến để GV cốt cán vào hỗ trợ.
Bên cạnh đó, không ít ý kiến mong muốn thời gian học các modul kéo dài khoảng 1 tháng thì việc học của GV sẽ hiệu quả hơn và GV cốt cán cũng đỡ quá tải như hiện nay. Ông Phạm Hải Ninh, GV cốt cán môn ngữ văn của Trường THPT Bắc Kiến Xương (Thái Bình), cho biết ông được phân công hỗ trợ tới 127 GV đại trà, thuộc 12 trường. Do vậy, ông Ninh đề nghị cần tăng cường GV cốt cán để đỡ gánh nặng về thời gian vì liên tục phải hỗ trợ GV truy cập, giải đáp thắc mắc, theo dõi GV trên hệ thống xem GV học đến đâu và cần có sự phối hợp của tổ trưởng chuyên môn, ban giám hiệu nhà trường trong việc đôn đốc GV đại trà để hoàn thành các modul bồi dưỡng.
Chú trọng năng lực nghề nghiệp, kỹ năng sư phạm
Ông Nguyễn Hữu Độ, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, cho biết Bộ đặc biệt quan tâm đến công tác đào tạo, tập huấn đội ngũ GV. Bộ đã xây dựng các modul bồi dưỡng, trong đó chú trọng phát triển năng lực nghề nghiệp, kỹ năng sư phạm của GV.
Ông Độ thông tin: "Công tác tập huấn GV đại trà lần này có nhiều điểm mới so với việc tập huấn thay sách giáo khoa trước đây. Thời gian trước, Bộ GD-ĐT ban hành chương trình, sách giáo khoa rồi tổ chức tập huấn cho GV cốt cán ở T.Ư, sau đó GV cốt cán T.Ư tập huấn cho GV cốt cán cấp tỉnh; GV cấp tỉnh tiếp tục tập huấn cho GV cấp huyện/trường. Như vậy, đến GV cấp trường là "F3" của quá trình bồi dưỡng. Cách làm này công phu, tốn thời gian nhưng chưa thật sự hiệu quả.
Do vậy theo ông Độ, lần này Bộ GD-ĐT triển khai mô hình tập huấn với nhiều điểm mới, theo công thức 5 - 3 - 7. Với mỗi mô đun bồi dưỡng, GV, cán bộ quản lý giáo dục phổ thông phải có tối thiểu 5 ngày tự học, nghiên cứu; sau đó sẽ có 3 ngày để tập huấn trực tiếp dưới hình thức sinh hoạt chuyên môn tại nhà trường, cụm trường để trao đổi và 7 ngày làm bài tập kiểm tra đánh giá.
Tất cả GV trong cả nước đều được cấp tài khoản để truy nhập vào LMS để tự học, bồi dưỡng. Các GV cốt cán, giảng viên sư phạm chủ chốt là những người hướng dẫn các thầy cô thông qua hệ thống trực tuyến, qua trao đổi trong sinh hoạt chuyên môn. GV cốt cán hỗ trợ, hướng dẫn GV đại trà tự học. Sở GD-ĐT sẽ đánh giá chất lượng tập huấn của GV đại trà để cấp chứng chỉ hoàn thành khóa học. Chỉ khi được đánh giá đạt chất lượng khóa bồi dưỡng, GV mới được tham gia giảng dạy trực tiếp trên lớp.
Theo ông Độ, đội ngũ cán bộ quản lý, hiệu trưởng phải là người tạo điều kiện, môi trường, động lực để GV thực hiện hoạt động đổi mới. Cần tập huấn tốt để cán bộ quản lý, hiệu trưởng hiểu kỹ về đổi mới giáo dục phổ thông để chỉ đạo, truyền cảm hứng, không trở thành rào cản cho GV.
Ôn thi vào lớp 10: Tránh học tủ, học vẹt Để Lịch sử là môn "ghi bàn" vào tổng điểm xét tuyển thi lớp 10 THPT ở Hà Nội, giáo viên đã có nhiều "chiến lược" ôn thi cho học sinh, bảm đảm chắc kiến thức- chuẩn kỹ năng. Giờ học của thầy trò Trường THCS Chu Văn An. Nhiều cách thức ôn thi Cô Phạm Thị Ngọc Thúy - Trưởng bộ môn...