Đắk Nông công nhận 22 sản phẩm nông nghiệp đầu tiên đạt tiêu chuẩn OCOP
Chiều 24/9, tại thành phố Gia Nghĩa, UBND tỉnh Đắk Nông tổ chức Hội nghị kết nối giao thương, tiêu thụ sản phẩm và công bố sản phẩm OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm) tỉnh Đắk Nông năm 2020.
Lãnh đạo UBND tỉnh Đắk Nông trao chứng nhận OCCOP cho các sản phẩm.
Tại hội nghị, ông Trương Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông đã trao chứng nhận OCOP cho 22 sản phẩm nông nghiệp của 16 doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại và hộ kinh doanh tham gia đánh giá, xếp hạng sản phẩm thuộc Chương trình Mỗi xã một sản phẩm tỉnh Đắk Nông.
Các sản phẩm được công nhận lần này là những đặc sản đặc trưng tiêu biểu của từng địa phương trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. Đây cũng là những sản phẩm OCOP đầu tiên của tỉnh Đắk Nông. Sau khi có được chứng nhận sản phẩm OCOP, các sản phẩm này được sử dụng nhãn hiệu OCOP và thứ hạng sao đạt được để in, dán trên bao bì sản phẩm.
Hội nghị này thu hút nhiều doanh nghiệp và hộ kinh doanh trong và ngoài tỉnh Đắk Nông tham dự. Đây là dịp để trưng bày, quảng bá, giới thiệu sản phẩm nông sản đặc trưng, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của tỉnh Đắk Nông đến với các nhà phân phối, các siêu thị, trung tâm thương mại trong cả nước.
Hội nghị cũng là dịp để các doanh nhân gặp gỡ chia sẻ kinh nghiệm sản xuất, chế biến liên kết kết tiêu thụ sản phẩm, mở rộng thị trường phát triển hoạt động thương mại trong và ngoài nước.
Video đang HOT
Ông Trương Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông lưu ý, các đơn vị tham gia hội nghị lần này cần nghiên cứu nhu cầu của thị trường, kết nối phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị nâng cao hiệu quả kinh tế cải thiện thu nhập cho nông dân đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Do đó, các doanh nghiệp cần chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã.
Các đại biểu tham quan sản phẩm OCOP nông nghiệp tại hội nghị.
Đối với các sở, ngành có liên quan và chính quyền địa phương trong tỉnh Đắk Nông cần thực hiện đồng bộ việc tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật tới người sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng; đồng thời, đẩy mạnh thực hiện khuyến công, xúc tiến thương mại, tiến tới quy hoạch các vùng sản xuất an toàn tập trung, tăng cường kiểm tra thường xuyên việc thực hiện các quy định về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm gắn kết hiệu quả việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Tham gia hội nghị, một số đơn vị trình bày các tham luận như: đánh giá tình hình sản xuất, phát triển sản phẩm chủ lực trên địa bàn tỉnh Đắk Nông gắn với nhu cầu tiêu thụ; liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị kết nối tiêu thụ sản phẩm hồ tiêu; số hóa dữ liệu kết nối tiêu thụ sản phẩm và sàn thương mại Blockchain OCOP; định hướng cây trồng có giá trị xuất khẩu và kết nối tiêu thụ sản phẩm… Phần lớn các tham luận đều hướng đến việc liên kết chuỗi giá trị nhằm tăng giá trị sản phẩm của người nông dân, nhằm đưa những sản phẩm có chất lượng tốt nhất đến với người tiêu dùng.
Lãnh đạo ngành nông nghiệp và các doanh nghiệp ký kết hợp tác giao thương, tiêu thụ sản phẩm.
Nhằm tiêu thụ các loại sản phẩm có chất lượng tốt của người nông dân Đắk Nông, dịp này Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đắk Nông đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác tiêu thụ sản phẩm với một số doanh nghiệp.
Thị xã Sơn Tây đưa 29 sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng OCOP
Tại hội nghị thẩm định, đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP thị xã Sơn Tây (Hà Nội) năm 2020 được tổ chức ngày 22/9, ông Tạ Thanh Phong - Phó Chủ tịch UBND thị xã Sơn Tây cho biết đã chọn được 29 sản phẩm tham gia.
Sản phẩm tham gia chấm điểm phân hạng OCOP. Ảnh: Đỗ Phương Anh/TTXVN
Hiện thị xã Sơn Tây có 5 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn 3 sao gồm: Chả cá Thuần việt xã Sơn Đông, gà Mía Sơn Tây, kẹo dồi phủ vừng Quý Thảo, kẹo lạc Cao Quý Thảo xã Đường Lâm, giò lợn Phùng Thị Quế phường Quang Trung. Cùng đó, 3 sản phẩm được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể, gồm: Mật ong Kim Sơn, bánh tẻ Phú Nhi, gà Mía Sơn Tây. Ngoài ra, nhiều sản phẩm đặc trưng có giá trị, thế mạnh, tiềm năng phát triển có thể tham gia Chương trình OCOP như mít, rau an toàn, tranh kính, hoa, cây cảnh, miến dong, bánh gai, giò, chả...
Để thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2020, thị xã Sơn Tây đã tập trung phát triển các hình thức tổ chức sản xuất gắn với đẩy mạnh phát triển các sản phẩm nông nghiệp, dịch vụ du lịch có tiềm năng, thế mạnh trên địa bàn. Toàn thị xã có 45 sản phẩm tiềm năng, thế mạnh thuộc 5 nhóm sản phẩm gồm: thực phẩm với 19 sản phẩm; đồ uống có 3 sản phẩm; vải và may mặc 4 sản phẩm; lưu niệm - nội thất - trang trí 5 sản phẩm; dịch vụ du lịch nông thôn 14 sản phẩm.
Hội đồng thẩm định chấm điểm, đánh giá, phân hạng sản phẩm theo tiêu chí: sản phẩm và sức mạnh cộng đồng, khả năng tiếp thị, chất lượng... Bà Phạm Thị Bình, chủ cơ sở sản xuất bánh tẻ Thanh Bình - sản phẩm làng nghề bánh tẻ Phú Nhi cho biết, thông qua chương trình này, người làm nghề mong muốn đưa sản phẩm đi khắp mọi nơi trên đất nước, đặc biệt là vào khu du lịch, siêu thị ẩm thực....
Khó khăn hiện nay trong việc được công nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP chính là giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, Làng nghề bánh tẻ Phú Nhi hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu này. Nhờ tham gia Hiệp hội làng nghề, thu nhập của người làm nghề khá ổn định. Sau khi trừ chi phí, mỗi năm cũng lãi được hơn 100 triệu đồng. Thế nhưng, để bánh tẻ Phú Nhi đi xa vẫn còn nhiều khó khăn do bánh không bảo quản được lâu. Khách hàng muốn mua với số lượng lớn cũng chưa đáp ứng được ngay - bà Bình chia sẻ.
Ông Nguyễn Văn Chí - Phó Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới Hà Nội cho biết, Chương trình OCOP của thị xã Sơn Tây năm 2020 vẫn gặp khó khăn như: chưa có nhiều mô hình sản xuất thật sự nổi trội để nhân rộng; hệ thống doanh nghiệp, kinh tế hợp tác phát triển chưa mạnh; liên kết, liên doanh còn hạn chế; sản xuất với quy mô nhỏ lẻ, phân tán; lao động phần lớn làm theo kinh nghiệm, truyền nghề chưa qua trường lớp đào tạo. Năng lực nội tại các hộ sản xuất, hợp tác xã chưa mạnh, thị trường tiêu thụ sản phẩm không ổn định; các loại nông sản, vật phẩm chưa được chế biến thành nhiều sản phẩm đa dạng, chủ yếu ở dạng thô...
Mặc dù 29 sản phẩm tham gia hội nghị lần này là những mặt hàng có thế mạnh của địa phương nhưng chưa được quảng bá, giới thiệu ra bên ngoài, chưa được đánh giá chất lượng. Sau khi chấm điểm, với các sản phẩm đạt tiêu chuẩn 3 sao, 4 sao, tiềm năng 5 sao thì thị xã Sơn Tây cần xây dựng các chương trình, kế hoạch để quảng bá, giới thiệu ra thị trường không chỉ ở Hà Nội mà còn vươn ra các tỉnh, thành phố khác.
Tiềm năng gạo sạch Vị Thủy Với mục tiêu thay đổi thói quen canh tác, tạo ra sản phẩm an toàn, hợp tác xã Tân Long, huyện Vị Thủy đang xây dựng những cánh đồng lúa không sử dụng thuốc hóa học. Đến nay, sản phẩm "Gạo sạch Vị Thủy" của hợp tác xã đang dần tạo được chỗ đứng trên thị trường và đã được công nhận là...