Đại sứ quán Israel trao tặng thư viện thân thiện cho học sinh Hà Giang
Hôm 18/1, Đại sứ quán Israel tại Việt Nam khai trương thư viện thân thiện tặng các học sinh của trường tiểu học xã Minh Sơn, huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang.
Thư viện thân thiện theo mô hình Room to Read, do Đại sứ quán Israel và Hoa hậu Hoàn vũ H’Hen Niê tài trợ, nằm trong dự án kéo dài 3 năm nhằm nâng cao tiếp cận sách và xây dựng thói quen đọc sách cho học sinh cấp tiểu học tại vùng sâu, vùng xa. Dự án còn được thực hiện tại trường tiểu học xã Niêm Tòng, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang.
Trong ba năm học từ 2020-2021 tới 2022-2023, học sinh địa phương sẽ có môi trường đọc thân thiện, với tài liệu đọc có chất lượng và phù hợp với độ tuổi, đồng thời được thực hiện thường xuyên hoạt động đọc ở trường và khuyến khích đọc tại nhà.
Đại sứ Israel tại Việt Nam Nadav Eshcar tại sứ kiện khai trương thư viện.
Video đang HOT
Trong chương trình, phòng thư viện được cải tạo mới, được cung cấp 10.000 cuốn sách cùng thiết bị ban đầu cho thư viện gồm kệ bàn, vật phẩm giáo dục và tranh ảnh. Trong khuôn khổ thực hiện, đại diện ban giám hiệu, giáo viên và cán bộ thư viện sẽ tham gia tập huấn về thiết lập, quản lý thư viện.
Hai địa phương Minh Sơn và Niêm Tòng là các xã vùng xa của tỉnh Hà Giang, có điều kiện tiếp cận văn hóa phẩm với học sinh tiểu học còn nhiều hạn chế.
“Khi nhìn thấy thư viện tuyệt đẹp và sự vui mừng của các em học sinh ở cộng đồng còn khó khăn để tiếp cận nhiều nguồn lực, chúng tôi rất tự hào và muốn tiếp tục dự án này. Người Israel được gọi là dân tộc của sách, và chúng tôi có thể kết nối tinh thần sách và sáng tạo của Israel tại nơi đây”, Đại sứ Israel Nadav Eshcar chia sẻ.
Đại sứ quán Israel tại Việt Nam từng có nhiều hoạt động trong lĩnh vực sách và văn hóa đọc. Đến nay, có khoảng 10 đầu sách Israel do Đại sứ quán giới thiệu xuất bản ở Việt Nam, cùng các hoạt động đọc sách thiếu nhi trong ngày hội Israel hằng năm tại Hà Nội. Theo đại diện Đại sứ quán Israel, văn hóa Do Thái coi trọng ý nghĩa của sách cũng như tin rằng trẻ em có quyền chính đáng được hưởng giáo dục và tiếp cận với sách.
Hoa hậu H’Hen Niê là đại sứ toàn cầu của tổ chức Room to Read. Cô cùng tổ chức này gây quỹ xây dựng thư viện thân thiện, hỗ trợ giáo dục và trao tặng học bổng cho nữ sinh, với nhiều hoạt động tại Lâm Đồng, Đăk Lăk, Trà Vinh, Vĩnh Long. “Điều cốt lõi Hen mong muốn đó là các em học sinh giữ được thói quen đọc sách để sau này các con tự tìm kiếm và nuôi ước mơ của mình. Sách là nơi các con học hỏi và giúp các con theo đuổi ước mơ”, hoa hậu H’Hen Niê chia sẻ.
Ninh Bình: Xây dựng văn hóa đọc bằng thư viện thân thiện "Room to Read"
Ngành GD&ĐT Ninh Bình đã chỉ đạo đẩy mạnh xây dựng mô hình thư viện thân thiện Room to Read nhằm xây dựng thói quen đọc sách và kỹ năng học tập suốt đời cho học sinh.
(Ảnh minh họa)
Mô hình thư viện thân thiện Room to Read do Bộ GD&ĐT phối hợp với tổ chức Room to Read triển khai ở nhiều địa phương trong cả nước. Bắt đầu từ năm học 2019-2020, mô hình được ngành GD&ĐT Ninh Bình triển khai thí điểm ở 16 trường Tiểu học. Hiện nay, toàn tỉnh đã có 60/145 trường Tiểu học đưa vào sử dụng Thư viện thân thiện Room to Read.
Thư viện thân thiện có nhiều khác biệt với thư viện truyền thống. Ví như được sắp xếp theo hướng mở, thân thiện, tạo điều kiện cho học sinh tiếp cận sách dễ dàng, phù hợp với sở thích và khả năng đọc.
Sách được trưng bày trên kệ, được thiết kế và phân loại theo chiều cao, trình độ đọc của học sinh và được dán theo từng mã màu tương ứng. Các đồ vật khác như thảm xốp, bàn thấp, vật phẩm giáo dục cũng được trang bị và sắp xếp nhằm tạo ra môi trường đọc thân thiện, cuốn hút học sinh.
Ngoài ra, thư viện còn được bố trí các góc hoạt động khác nhau, như góc trò chơi phát triển ngôn ngữ, góc tra cứu, góc sáng tạo..., khuyến khích học sinh đọc nhiều loại sách khác nhau và phát huy tính sáng tạo của các em.
Cô Đinh Thị Hải Vân, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Khánh Hòa (huyện Yên Khánh) cho biết: Để khích lệ và hướng học sinh phát triển văn hóa đọc, nhà trường quan tâm đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất như giá sách, bàn đọc, đặc biệt quan tâm bổ sung số lượng sách và truyện theo mã màu.
Nguồn kinh phí đầu tư cho thư viện từ nguồn ngân sách nhà trường và nguồn xã hội hóa từ cha mẹ học sinh và các tổ chức đoàn thể địa phương. Số tiền đầu tư cho thư viện Room to Read của trường gần 100 triệu đồng...
Năm học 2021-2022, toàn trường có 704 học sinh/22 lớp, trong đó số sách thư viện Room to Read nhà trường đạt khoảng 300-400 đầu sách. Nhờ hoạt động hiệu quả thư viện, chất lượng giáo dục nhà trường có bước chuyển biến tích cực, luôn là trường đứng trong tốp đầu của huyện về chất lượng giáo dục toàn diện.
Theo bà Phạm Thị Tuất, Trưởng phòng Giáo dục Tiểu học (Sở GD&ĐT Ninh Bình) cho biết: Những năm qua, rèn luyện thói quen đọc sách cho học sinh, giúp các em nâng cao sự hiểu biết và phát triển kỹ năng sống là một trong những nhiệm vụ được ngành GD&ĐT đặc biệt quan tâm.
Trong đó, mô hình thư viện thân thiện được đánh giá là phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học, xây dựng thói quen đọc sách cho học sinh và kỹ năng học tập suốt đời. Mô hình có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, tạo môi trường học tập thân thiện cho học sinh.
Duy trì thói quen đọc sách cho học sinh Học trực tuyến, học sinh tiếp cận nhiều với các thiết bị điện tử. Làm thế nào để các em duy trì được thói quen đọc sách, tiếp cận với tri thức là nỗ lực của nhiều thầy cô giáo. Học sinh Trường Tiểu học Trần Quốc Toản hứng thú với giờ giới thiệu sách. Từ đầu năm học, các giáo viên Trường...