Đại sứ Phần Lan: ‘Thành công của giáo dục Phần Lan nhờ tôn trọng vị trí giáo viên’
Đó là chia sẻ của ông Kari Kahiluoto – Đại sứ Phần Lan tại Việt Nam tại diễn đàn “ Giáo dục Phần Lan: Cánh cửa mở ra thế giới” được tổ chức ngày 21/3 tại Hà Nội.
Nội dung chia sẻ từ các chuyên gia và đại diện các tổ chức giáo dục trong chương trình mang đến một bức tranh toàn cảnh về giáo dục Phần Lan – nền giáo dục hiện đại và ưu việt nhất cả trên phương diện lý thuyết lẫn thực hành.
Bà Phạm Thị Lam, Chủ tịch Hội đồng quản trị Hệ thống giáo dục Tân Thời Đại cho hay, trong rất nhiều năm bà thuộc nhóm các giáo viên nghiêm khắc và lạnh lùng. Bởi bản thân bà được đào tạo trong một môi trường của những cuộc đua thành tích.
“Tôi thấy ở nhiều nơi đối xử với trẻ em một cách quá tệ. Điều đó không chỉ đến từ giáo viên mà từ ngay chính tư tưởng của phụ huynh. Bố mẹ cũng chỉ cần biết khi đón con về thấy sạch là được. Có khi cả ngày chẳng thơm, chẳng sạch, nhưng khi đón con thấy sạch thơm là phụ huynh vừa ý. Camera như thế nào đi chăng nữa rồi cũng có góc khuất và bố mẹ không thể giám sát đủ thời gian con ở trên lớp” – bà Lam nói.
Bà Phạm Thị Lam
Khi biết đến giáo dục Phần Lan, bà được tiếp cận quan điểm “mọi đứa trẻ đều khác biệt và tất cả đều có quyền học những điều chúng cần trong cuộc sống”.
“Một trong những lý do mà chúng tôi chọn giáo dục Phần Lan ngoài triết lý là việc coi giáo viên là linh hồn của lớp học và chú trọng đến việc đào tạo giáo viên”, bà Lam nói.
Video đang HOT
Ông Kari Kahiluoto – Đại sứ Phần Lan tại Việt Nam: “Thành công của giáo dục Phần Lan nhờ tôn trọng vị trí giáo viên”
Ông Kari Kahiluoto – Đại sứ Phần Lan tại Việt Nam cho hay, Phần Lan đạt được sự phát triển như hiện nay là nhờ vào giáo dục.
Sự khác biệt và cũng chính là điểm thành công của Phần Lan chính là vị trí của người giáo viên. Bởi người giáo viên ở Phần Lan rất được tôn trọng và đặc biệt được trả lương rất cao.
“Đó là một trong những ngành nghề đầu tiên và hàng đầu mà mọi người đều mong muốn được làm, bởi được trả lương cao”, ông nói.
Trình độ giáo viên của Phần Lan tối thiểu là đại học, thông thường là trình độ thạc sĩ. “Với việc trình độ giáo viên cao, họ cũng được trả lương cao và được xã hội rất tôn trọng là chìa khóa để giáo dục Phần Lan thành công”, đại sứ Phần Lan nhấn mạnh.
Ông Kari Kahiluoto cho rằng, ở Việt Nam hiện nay, hầu hết mọi người đang chú trọng vào bậc giáo dục phổ thông và mầm non. Ông rất mong muốn thời gian tới 2 nước có thể hợp tác hơn nữa về giáo dục nghề nghiệp, đào tạo nghề. “Phần Lan chúng tôi rất mạnh ở lĩnh vực này nhưng sự hợp tác về điều này chưa được thể hiện rõ ở Việt Nam. Hy vọng thời gian tới sẽ hợp tác hơn nữa”, ông Kari Kahiluoto nói.
Đổi mới giáo dục: Chuyển từ dạy học sinh biết cái gì sang biết làm gì
Theo GS.TS Đinh Quang Báo - nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, Phó Giám đốc Kĩ thuật Dự án Hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông (RGEP) đổi mới giáo dục là một quá trình và liên tục qua từng giai đoạn.
Học sinh Trường tiểu học Đông La (Đông Hưng, Thái Bình) trong giờ học tiếng Việt.
Đổi mới giáo dục là một quá trình và liên tục
Bất kỳ một sự đổi mới nào cũng có những khó khăn bước đầu. Bởi vậy những người trực tiếp tham gia quá trình đổi mới đó, cần phải thấu hiểu được những ý tưởng mới và phải nghiên cứu tác động của những đổi mới; trong đó cần dự báo được những thách thức và những khó khăn phải vượt qua để chúng ta thực hiện có hiệu quả những ý tưởng đổi mới. Vì thế, chúng ta vừa phải khẩn trương, nhưng đồng thời cũng không nóng vội.
Nhấn mạnh, Chương trình giáo dục phổ thông 2018 có nhiều điểm mới, GS.TS Đinh Quang Báo chia sẻ, điểm mới nổi bật nhất và cũng là chi phối những điểm mới khác là: Chương trình được xây dựng theo tiếp cận phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh. Khi nói mới thì phải so sánh với cái cũ.
Chương trình giáo dục phổ thông 2006, cũng có định hướng phát triển phẩm chất, năng lực. Tuy nhiên, những biểu hiện về phát triển, phẩm chất, năng lực chưa thật rõ. Cho nên vẫn nặng về cung cấp kiến thức. Vì thế người ta gọi là tiếp cận nội dung, được thể hiện bởi chương trình là một bản phác thảo về nội dung, quy định những nội dung kiến thức mà thầy - trò phải dạy và học.
Từ đó, mục tiêu cũng hướng tới cung cấp cho học sinh một khối lượng kiến thức nhất định. Khi kiểm tra đánh giá, cũng chủ yếu đánh giá mức độ đạt được kiến thức môn học.
Với Chương trình giáo dục phổ thông 2018, phát triển theo tiếp cận phát triển phẩm chất, năng lực nên mục tiêu chương trình được xác định bởi một hệ thống phát triển phẩm chất và năng lực, đó là các phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. Và 3 nhóm năng lực: Tự chủ - tự học; giải quyết vấn đề - sáng tạo; giao tiếp - hợp tác.
Từ các phẩm chất, năng lực đó mới xác định nội dung giáo dục, phương pháp hình thức giáo dục, kiểm tra đánh giá. Như vậy, logic phát triển chương trình đó gọi là phát triển theo sơ đồ ngược.
"Tóm lại, chương trình tiếp cận nội dụng với mục tiêu dạy học biết cái gì? Còn chương trình tiếp cận phát triển phẩm chất, năng lực là dạy học biết làm gì? Đó là "hạt nhân" về sự khác biệt giữa Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 với Chương trình giáo dục phổ thông 20006"- GS.TS Đinh Quang Báo nói.
GS.TS Đinh Quang Báo (bên phải) trong buổi giao lưu trực tuyến "Bắt nhịp cùng Chương trình giáo dục phổ thông mới" do báo GD&TĐ tổ chức.
Đổi mới nào cũng phải vượt qua khó khăn, thách thức
Theo GS.TS Đinh Quang Báo, bất kỳ đổi mới nào cũng phải vượt qua những thách thức và khó khăn. Phải xem đó là quy luật tự nhiên. Khi đã là quy luật tự nhiên thì mọi người phải phấn đấu nhưng không nên đặt họ vào trạng thái bị áp lực về tâm lý.
'Muốn vậy, trước hết giáo viên phải được tạo điều kiện để tự chủ về chuyên môn, không bị đè nặng những áp lực về quản lý hành chính. Và tự chủ sáng tạo là kinh nghiệm thành công của Phần Lan.
Giáo viên phải được tạo điều kiện để có môi trường phát triển nghề nghiệp trong tập thể sư phạm nhà trường. Đương nhiên cũng cần có động viên về tinh thần, vật chất. Kinh nghiệm các nước thành công trong giáo dục là mọi yếu tố ưu tiên được giành cho giáo viên" - GS.TS Đinh Quang Báo nhấn mạnh, đồng thời cho rằng, giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học.
Theo đó, để học sinh nắm bắt được kiến thức tốt nhất thì nguyên tắc đầu tiên là giáo viên dạy học phân hóa theo đối tượng. Nghĩa là, giáo viên phải dạy học phù hợp theo từng đối tượng học sinh;
Thứ hai, dạy học biết vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề gắn với thực tiễn. Tức là các em phải được thực hành, xóa bỏ rào cản tâm lý chán học. Vừa qua, học sinh ở nhiều trường phổ thông được giao đề tài nghiên cứu khoa học phù hợp như: nghiên cứu xử lý rác thải... và tham gia các hoạt động giáo dục STEM.
Thứ ba, để học sinh khắc phục được rào cản về tâm lý thì trong kiểm tra, đánh giá, giáo viên không nên tạo ra áp lực về điểm số mà nên sử dụng đánh giá bằng nhận xét, cho học sinh tự đánh giá mình và đánh giá lẫn nhau...
Tháo gỡ khó khăn tuyển dụng giáo viên Các sở Đồng bằng sông Hồng đã tích cực rà soát, tham mưu xây dựng kế hoạch của UBND tỉnh thực hiện lộ trình nâng chuẩn đào tạo cho đội ngũ GV. Giáo viên là lực lượng then chốt trong quá trình đổi mới giáo dục. Theo tổng hợp báo cáo của Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Quảng...