Đài Loan xem xét hợp tác bán dẫn với các nước Đông Âu
Theo Reuters đưa tin hôm 25.11, Đài Loan đang xem xét hợp tác với ba nước Đông Âu về chất bán dẫn, động thái có khả năng tìm được sự ủng hộ ở nơi đang muốn thu hút các công ty bán dẫn Đài Loan đến sản xuất.
Đài Loan, nơi đặt trụ sở của các công ty sản xuất chip hàng đầu thế giới như Taiwan Semiconductor Manufacturing Co ( TSMC), đã trở thành đầu tàu và trung tâm của nỗ lực giải quyết tình trạng thiếu chip chưa từng thấy, khiến một số dây chuyền sản xuất ô tô trên thế giới phải đóng cửa và tác động này đang được cảm nhận trong lĩnh vực điện tử tiêu dùng.
Các nước châu Âu muốn thu hút thêm nhiều công ty bán dẫn Đài Loan đến sản xuất
Video đang HOT
Ông Kung Ming-hsin, người đứng đầu Hội đồng Phát triển Đài Loan, nói với các phóng viên sau chuyến thăm Slovakia, Cộng hòa Séc và Litva hồi tháng trước rằng cả ba nước này đều đề cập đến vấn đề muốn hợp tác trong lĩnh vực chất bán dẫn với Đài Loan.
Đài Loan sẽ thành lập các nhóm chuyên môn để làm việc với ba nước nhằm tìm cách hợp tác về chip, đồng thời cũng sẽ cấp học bổng đào tạo kỹ thuật. “Toàn bộ chuỗi cung ứng chất bán dẫn là rất lớn. Nên nhiều quốc gia có thể đóng các vai trò khác nhau trong đó”, ông Kung nói.
Đài Loan muốn bày tỏ lòng biết ơn đối với các nước Đông Âu vì đã tài trợ vắc xin Covid-19. Chính quyền hòn đảo còn đặc biệt cảm kích sự hỗ trợ của Lithuania và Cộng hòa Séc giữa lúc phải đối mặt với áp lực chính trị ngày càng tăng từ phía Trung Quốc.
Cả Liên minh châu Âu (EU) và các quốc gia thành viên đều không có quan hệ ngoại giao chính thức với Đài Loan do Trung Quốc tuyên bố chủ quyền, nhưng Đài Bắc đã tìm cách tăng cường quan hệ với EU bằng cách nhấn mạnh những giá trị tự do và dân chủ. Ủy ban châu Âu (EC) đã đề xuất luật để thúc đẩy sản xuất chip và cố gắng gián tiếp dành chỗ tham gia cho Đài Loan.
Theo ông Kung, châu Âu sẽ khó có thể tự mình tăng cường sản xuất chất bán dẫn. “Vì vậy, họ hy vọng sẽ hợp tác với Đài Loan”.
TSMC đang xây dựng một nhà máy chip trị giá 12 tỉ USD ở bang Arizona của Mỹ, nhưng đáng chú ý là hãng này dường như không quan tâm đến việc tạo dựng một cơ sở tương tự ở châu Âu, bất chấp nỗ lực của EU nhằm thúc đẩy cơ hội đầu tư.
TSMC khẳng định không tiết lộ chi tiết thông tin khách hàng cho Mỹ
Nhà sản xuất chip theo hợp đồng lớn nhất thế giới hôm 8.11 nói đã không tiết lộ thông tin chi tiết nào về khách hàng trong phản hồi trước yêu cầu cung cấp thông tin dữ liệu chip của Mỹ, theo Nikkei.
Taiwan Semiconductor Manufacturing Co (TSMC) là một trong số các công ty bán dẫn lớn được chính phủ Mỹ yêu cầu cung cấp thông tin để có thể hiểu rõ hơn về tình trạng thiếu chip trên toàn cầu, với hạn chót nộp thông tin là ngày 8.11. Tuy nhiên, đề nghị này của Mỹ đã khiến ngành bán dẫn lo ngại về việc rò rỉ bí mật thương mại.
Nằm trong danh sách nói trên còn có hai nhà sản xuất chip nhớ hàng đầu thế giới là Samsung Electronics và SK Hynix. Nikkei hồi tuần trước dẫn nguồn thạo tin cho biết, hai công ty Hàn Quốc này có kế hoạch sẽ tiết lộ thông tin chi tiết khi cung cấp dữ liệu cho Washington.
TSMC cho biết việc đáp ứng yêu cầu của Mỹ là để giúp giải quyết tình trạng thiếu chất bán dẫn đã làm gián đoạn hoạt động sản xuất
Lý giải cho quyết định của mình, TSMC cho biết việc đáp ứng yêu cầu của Mỹ là để giúp giải quyết tình trạng thiếu chất bán dẫn đã làm gián đoạn hoạt động sản xuất của các nhà sản xuất ô tô và nhà cung cấp thiết bị điện tử tiêu dùng. TSMC vẫn "cam kết bảo vệ bí mật của khách hàng như mọi khi, đảm bảo không có thông tin cụ thể nào của khách hàng bị tiết lộ trong việc phản hồi yêu cầu của Mỹ". Hãng này hiện không cung cấp thêm bất kỳ chi tiết nào.
Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo hồi tháng 9.2021 nói rằng mục đích của yêu cầu cung cấp thông tin là nhằm thúc đẩy tính minh bạch chuỗi cung ứng. Bà cảnh báo nếu các công ty không đáp lại, "thì chúng tôi có các biện pháp khác để yêu cầu họ cung cấp dữ liệu cho chúng tôi".
Đài Loan cho biết đang làm tất cả những gì có thể để giải quyết tình trạng thiếu chip. TSMC đã cam kết chi 100 tỉ USD trong ba năm tới để mở rộng công suất chip. Chính quyền Đài Loan khẳng định việc tôn trọng luật thương mại của Mỹ, nhưng sẽ hỗ trợ các công ty trong nước nếu họ nhận được bất kỳ "yêu cầu vô lý" nào.
Sản lượng chip của Đài Loan đạt kỷ lục vào năm nay Mức độ sản xuất được dự đoán thậm chí sẽ còn lớn hơn nữa trong năm 2022, phần lớn nhờ các chip tiên tiến và kêu gọi đầu tư vào chuỗi cung ứng chất bán dẫn của Đài Loan. Nikkei dẫn ước tính mới từ báo cáo của Trung tâm Chiến lược Quốc tế Công nghiệp, Khoa học và Công nghệ (ISTI) cho...