Đài Loan ‘khoe’ tên lửa diệt hạm giữa lúc căng thẳng với Trung Quốc
Một vài giờ trước khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có bài phát biểu hôm 02/01 nhấn mạnh việc Bắc Kinh không từ bỏ biện pháp vũ lực với Đài Loan, hòn đảo này đã ‘khoe’ tên lửa hành trình siêu âm mới nhất mang tên Hùng Phong 3.
Hải quân Đài Loan đã đăng tải video ghi lại cảnh tên lửa diệt hạm siêu thanh Hùng Phong 3 phóng từ tàu hộ vệ tàng hình Đà Giang. Đây được coi là động thái đáp trả việc Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định Bắc Kinh luôn coi biện pháp quân sự là một lựa chọn trong nỗ lực thống nhất đảo Đài Loan.
Theo video của Hải quân Đài Loan, quả đạn Hùng Phong 3 được kích hoạt, lao khỏi bệ phóng nghiêng trên tàu hộ vệ Đà Giang và tạo ra cột khói lớn, cùng với đó là hoạt động của kíp tàu trong quá trình theo dõi mục tiêu. Tuy nhiên, hải quân Đài Loan không tiết lộ kết quả đợt diễn tập.
Đài Loan ‘khoe’ tên lửa chống tàu giữa lúc căng thẳng với Trung Quốc
Tên lửa Hùng Phong 3 được coi là một trong những vũ khí diệt hạm mạnh nhất của Đài Loan, được đưa vào biên chế từ năm 2007 và trang bị cho nhiều loại tàu mặt nước của hòn đảo này. Mỗi quả đạn có tầm bắn 400 km, tốc độ tối đa 3.700 km/h cùng khả năng cơ động bất thường để vượt qua lá chắn phòng không đối phương.
Trong bài phát biểu, Chủ tịch Tập Cận Bình khẳng định rằng, việc ‘hợp nhất’ của Đài Loan phải tuân thủ theo nguyên tắc “Một Trung Quốc”, tức là Đài Loan là một phần của Trung Quốc. Theo ông Tập Cận Bình, việc Đài Loan trở về với Trung Quốc theo mô hình “một quốc gia, hai chế độ”, tương tự Hong Kong và Macau, là phương án tốt nhất để bảo vệ quyền lợi và lợi ích của người dân hòn đảo này.
Theo hãng tin Sputnik, “vấn đề Đài Loan” được coi là vấn đề nhạy cảm nhất đối với Bắc Kinh. Căng thẳng leo thang trong những năm gần đây sau cuộc bầu cử năm 2016 và chính trị gia ủng hộ độc lập của Đài Loan Thái Anh Văn lên nắm quyền.
Hôm 02/01, bà Thái Anh Văn bác bỏ lời kêu gọi hợp nhất của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, đồng thời hối thúc Bắc Kinh thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng của người dân Đài Loan.
Minh Thu (Theo Sputnik)
Theo DNVN
Video đang HOT
Một năm sóng gió trên nhiều mặt trận của Trung Quốc
Trung Quốc đã trải qua năm 2018 với nhiều sóng gió, từ những thách thức đối với Sáng kiến Vành đai và Con đường cho tới khó khăn của nền kinh tế và sự cảnh giác của cộng đồng quốc tế với Bắc Kinh.
Ngoại giao con thoi
Trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng muốn khẳng định vị thế trên trường quốc tế, Chủ tịch Tập Cận Bình đã dẫn đầu những nỗ lực ngoại giao của Bắc Kinh thông qua hàng loạt chuyến thăm cấp cao trong năm 2018.
Ông Donald Trump và ông Tập Cận Bình đạt được thỏa thuận "đình chiến thương mại" trong tiệc tối kết hợp làm việc bên lề hội nghị G20 ở Argentina. (Ảnh: Reuters)
Năm 2018, mối quan hệ giữa Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Donald Trump xảy ra mâu thuẫn do các vấn đề thương mại song phương giữa hai nước.
Tổng thống Trump đã quyết định khơi mào cuộc chiến thương mại với ông Tập bằng cách áp thuế đối với 50 tỷ USD hàng nhập khẩu Trung Quốc hồi tháng 6 trước khi tung đòn áp thuế thứ hai nhắm tới 200 tỷ USD hàng hóa của Bắc Kinh. Sau đó, Trung Quốc cũng trả đũa bằng cách áp thuế lên 60 tỷ USD hàng hóa của Mỹ.
Ngoài thương mại, Mỹ và Trung Quốc cũng xung đột với nhau trên các mặt trận chiến lược. Mỹ áp lệnh trừng phạt đối với một đơn vị quân sự trọng yếu của Trung Quốc và hàng loạt cuộc chạm trán trên Biển Đông đã xảy ra, bao gồm một vụ áp sát nguy hiểm giữa hai tàu chiến vào cuối tháng 9.
Đầu tháng 9, ông Trump nói rằng ông Tập "không còn là bạn bè nữa", đồng thời chỉ trích việc Trung Quốc không gây sức ép với Triều Tiên. Ông chủ Nhà Trắng còn cáo buộc Bắc Kinh can thiệp vào bầu cử Mỹ.
Cuộc gặp duy nhất giữa ông Trump và ông Tập trong năm nay diễn ra bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 ở Argentina khi cả hai ăn tối cùng nhau hôm 1/12. Sau cuộc gặp, hai nhà lãnh đạo nhất trí đình chiến thương mại trong vòng 90 ngày.
Sau nhiều năm căng thẳng trong quan hệ song phương, Chủ tịch Tập Cận Bình và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã gặp nhau trong chuyến thăm của ông Abe tới Bắc Kinh. Đây cũng là chuyến thăm đầu tiên của một nhà lãnh đạo Nhật Bản tới Trung Quốc trong 7 năm.
Mặc dù vẫn còn một số mâu thuẫn liên quan tới các tranh chấp hàng hải cũng như các vấn đề do lịch sử để lại, song hai nước vẫn ký một loạt các hợp đồng thương mại và nhiều thỏa thuận khác, bao gồm việc duy trì một đường dây nóng nhằm ngăn chặn các sự vụ trên biển Hoa Đông - nơi cả Nhật Bản và Trung Quốc đều tuyên bố chủ quyền.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un gặp gỡ ở Đại Liên (Trung Quốc) hôm 8/5. (Ảnh: Reuters)
Chủ tịch Tập Cận Bình đã gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại Bắc Kinh hồi tháng 3. Đây là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông Kim Jong-un kể từ khi lên nắm quyền vào năm 2011. Trong chuyến thăm bí mật này, ông Kim đã để ngỏ khả năng phi hạt nhân hóa cũng như ý định đàm phán với Mỹ.
Ông Tập và ông Kim gặp nhau lần hai vào đầu tháng 5 ở thành phố Đại Liên, đông bắc Trung Quốc để trao đổi về tiến trình hòa bình trên bán đảo Triều Tiên.
Hai nhà lãnh đạo Trung - Triều tiếp tục gặp nhau lần 3 vào ngày 19-20/6 ở Bắc Kinh ngay sau khi ông Kim Jong-un có cuộc gặp lịch sử với ông Donald Trump tại Singapore. Đây là dấu hiệu cho thấy Triều Tiên vẫn luôn trông cậy vào đồng minh Trung Quốc trong các cuộc đàm phán với Mỹ và Hàn Quốc.
Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad đã có chuyến thăm kéo dài 5 ngày tới Bắc Kinh hồi tháng 8. Đây là chuyến thăm được kỳ vọng cao của nhà lãnh đạo Malaysia sau khi ông Mahathir dừng các dự án do Trung Quốc viện trợ, trị giá 22 tỷ USD, tại Malaysia sau khi đắc cử thủ tướng.
Vị thủ tướng 93 tuổi của Malaysia đã trở thành tâm điểm chú ý của dư luận khi cảnh báo về "phiên bản chủ nghĩa thực dân mới" trong cuộc họp báo với người đồng cấp Trung Quốc Lý Khắc Cường. Tuy nhiên, ông Mahathir vẫn khẳng định rằng chính sách thân thiện của Malaysia với Trung Quốc không thay đổi và nước này vẫn hoan nghênh các khoản đầu tư từ Bắc Kinh.
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã trải thảm đỏ đón Chủ tịch Tập Cận Bình khi nhà lãnh đạo Trung Quốc tới thăm Manila vào giữa tháng 11. Chuyến thăm này đã thắt chặt quan hệ song phương giữa Trung Quốc - Philippines và được ông Tập ca ngợi là "cầu vồng sau cơn mưa". Hai nhà lãnh đạo đã ký hàng loạt thỏa thuận hợp tác trên mọi lĩnh vực nhân chuyến thăm này.
Sóng gió "bủa vây" Trung Quốc
Tuyến đường sắt Nairobi-Mombasa do Trung Quốc xây dựng tại châu Phi bị thua lỗ trầm trọng chỉ sau một năm vận hành. (Ảnh: SCMP)
2018 được đánh giá là một năm sóng gió với Trung Quốc cả ở trong nước lẫn quốc tế, trong đó đáng chú ý nhất là cuộc chiến thương mại với Mỹ.
2018 cũng được xem là một năm thách thức với Sáng kiến Vành đai và Con đường của Bắc Kinh khi hàng loạt quốc gia chỉ trích, thậm chí hủy bỏ những dự án trong khuôn khổ sáng kiến này. Nhiều nước nhận ra rằng các dự án của Trung Quốc đã bị đội giá lên gấp nhiều lần so với thực tế, không phục vụ cho nhu cầu phát triển thực sự của quốc gia tiếp nhận và đẩy những nước này vào bẫy nợ. Nói cách khác, các nước vay tiền Trung Quốc để phát triển dự án, còn Bắc Kinh mới là bên hưởng lợi.
Tại châu Phi, dự án đường sắt Nairobi-Mombasa đã bị thua lỗ nặng nề chỉ sau một năm đi vào hoạt động do hàng hóa vẫn được ưu tiên vận chuyển bằng xe tải trên đường bộ. Tại Sri Lanka, chính phủ nước này đã phải trao quyền quản lý cảng chiến lược Hambantota cho Trung Quốc trong 99 năm do không đủ khả năng trả nợ cho Bắc Kinh. Chính quyền Myanmar cũng đàm phán với Trung Quốc để giảm 80% quy mô dự án cảng nước sâu Kyauk Pyu, từ 7,2 tỷ USD theo giá ban đầu xuống còn 1,3 tỷ USD, nhằm tránh nguy cơ bị vỡ nợ.
Ngoài quyết định hủy các dự án do Trung Quốc hỗ trợ của tân Thủ tướng Malaysia, Thủ tướng Pakistan Imran Khan cũng xem xét lại dự án thuộc Hành lang Kinh tế Trung Quốc - Pakistan (CPEC) trị giá 60 tỷ USD vì lo ngại không đủ khả năng trả nợ Bắc Kinh. Trong khi đó, chính phủ mới của Maldives đã lên kế hoạch rút khỏi hiệp định thương mại tự do với Trung Quốc trong khi đang nợ Bắc Kinh khoản tiền tương đương 1/4 GDP.
Hàng loạt quốc gia không chấp thuận để "gã khổng lồ" Huawei của Trung Quốc tham gia dự án phát triển mạng 5G do lo ngại an ninh. (Ảnh: Reuters)
Trong năm qua, ngày càng nhiều nước phương Tây cảnh giác với các tập đoàn của Trung Quốc, đặc biệt là các tập đoàn nhà nước, do lo ngại vấn đề an ninh cũng như gián điệp thương mại. Các tập đoàn công nghệ lớn của Trung Quốc như ZTE hay Huawei đều vấp phải sự nghi ngại từ nhiều nước. Hàng loạt quốc gia đã không cho phép các tập đoàn này tham gia vào các dự án phát triển mạng 5G.
Nền kinh tế Trung Quốc cũng xuất hiện nhiều vấn đề bất ổn trong năm 2018. Mức nợ của Trung Quốc hiện ở mức cao, ước tính gấp 3 lần so với GDP, làm dấy lên lo ngại về nguy cơ khủng hoảng. Ngoài ra, tốc độ tăng trưởng cũng chậm khi các số liệu sơ bộ cho thấy nhiều tỉnh không đạt được chỉ tiêu GDP hàng năm. Trong khi đó, sức ép giảm lạm phát tăng lên do nhu cầu của người tiêu dùng và các nhà đầu tư thấp hơn so với dự kiến.
Trong bối cảnh phải đối mặt với sự quay lưng của nhiều nước, trong đó có cả những đối tác thân cận, và cả những khó khăn từ trong nước, Chủ tịch Tập Cận Bình được cho là sẽ phải sử dụng các quân bài chiến lược một cách hiệu quả. Những thất bại từ Sáng kiến Vành đai và Con đường, những thách thức của nền kinh tế và cả những góc nhìn tiêu cực từ cộng đồng quốc tế đang đặt ra cho Trung Quốc một bài toán khó và cũng không dễ để có thể đoán được rằng Bắc Kinh sẽ làm gì trong thời gian tới.
Thành Đạt
Theo Dantri/SCMP
4 điểm nhấn trong phát biểu của ông Tập nhân 40 năm Trung Quốc mở cửa Dưới đây là 4 điểm nhấn trong bài phát biểu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhân dịp 40 năm Trung Quốc cải cách và mở cửa. Nhấn mạnh vai trò lãnh đạo "hoàn toàn đúng đắn" của Đảng Cộng sản Bài phát biểu của ông Tập nhấn mạnh đến vai trò của Đảng Cộng Sản như là một người thiết...