Đại hội XIII sẽ có quyết sách, chủ trương lớn về lĩnh vực tài nguyên môi trường
Với kết tinh của trí tuệ, niềm tin, sự gửi gắm từ nhân dân, Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng sẽ có quyết sách về những chủ trương lớn về lĩnh vực tài nguyên và môi trường.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà. (Ảnh: Khương Trung)
Đó là chia sẻ của Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Trần Hồng Hà, đại biểu tham dự Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
Phóng viên (PV): Những ngày này, cả nước đang hân hoan chào đón sự kiện chính trị đặc biệt Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Cùng với cả nước, trong nhiệm kỳ vừa qua, Đảng bộ Bộ TN&MT đã quán triệt sâu sắc Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị được giao. Với ý nghĩa trên, Bộ trưởng có thể chia sẻ về kinh nghiệm xây dựng phát triển tổ chức Đảng, tạo nên dấu ấn trong nhiệm kỳ qua và những thành công trong việc thực hiện các quyết sách về lĩnh vực TN&MT ?
Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Trong nhiệm kỳ qua, đất nước ta đã gặp nhiều khó khăn, thách thức. Nhưng dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và sự quản lý, điều hành của Quốc hội, Chính phủ, sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và sự nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và cộng đồng doanh nghiệp, chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu rất quan trọng, khá toàn diện, tạo nhiều dấu ấn nổi bật.
Cùng với cả nước, những kết quả mà Đảng bộ Bộ TN&MT đạt được trong nhiệm kỳ Đại hội vừa qua có ý nghĩa quan trọng. Có được kết quả này, nhờ có sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời của Trung ương, Chính phủ, cấp ủy, chính quyền các địa phương và đặc biệt là sự nhất trí, đồng lòng, hưởng ứng cao của cán bộ, đảng viên trong toàn ngành.
Cụ thể, thời gian vừa qua, Đảng bộ Bộ TN&MT đã thực hiện một cách nhuần nhuyễn giữa hoạt động của ban lãnh đạo, Ban Chấp hành Đảng ủy trong quá trình triển khai thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng. Đặc biệt, Đảng bộ đã đổi mới nội dung và hình thức để việc sinh hoạt Đảng trở thành một công việc mà người Đảng viên nhận thức là cần thiết, chứ không phải định kỳ.
Đặc biệt Đảng bộ luôn quán triệt, định hướng xây dựng lực lượng kế cận tham gia vào Đảng. Cụ thể, Đảng bộ chú trọng từ quá trình xây dựng, bồi dưỡng, đào tạo từ Đoàn Thanh niên, từ cán bộ chưa phải là đảng viên. Làm sao cho họ thấy khi tham gia vào Đảng họ sẽ làm được nhiều hơn, có trách nhiệm hơn, được rèn luyện trong những môi trường tốt hơn. Có như vậy công tác Đảng mới phát triển toàn diện.
Đặc biệt, để có được kết quả nhiệm kỳ qua, nhiệm vụ đầu tiên được Đảng bộ luôn coi trọng là công tác xây dựng và phát triển Đảng viên. Đây được coi là một nhiệm vụ quan trọng, từ đó góp phần thực hiện tốt các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, huy động, tập hợp được công tác lãnh đạo, chỉ đạo để hoàn thành được các nhiệm vụ chính trị, chuyên môn.
Tôi cho rằng việc thể chế hóa các chủ trương của Đảng cần phải trở thành một việc hết sức quan trọng. Bởi nếu có chủ trương, có đường lối mà không thể chế hóa, không quy định được thì công tác quản lý không thể hiệu quả được. Một điểm quan trọng mà tôi muốn nhấn mạnh là phải đổi mới nội dung và hình thức công tác sinh hoạt đảng. Đây là một hoạt đông, là trách nhiệm của Đảng viên.
Về lĩnh vực chuyên môn, với tinh thần kiến tạo thời gian qua, Bộ TN&MT đã lắng nghe từ thực tiễn, cơ sở, từ đó giải quyết các khó khăn vướng mắc bằng thể chế để giải phóng, sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài nguyên, môi trường cho phát triển đất nước.
Có thể kể đến các Nghị định số 01/2017/NĐ-CP; số 148/2020/NĐ-CP cởi những nút thắt về đất đai cho phát triển hay Nghị định số 40/2019/NĐ-CP thiết lập cơ sở pháp lý cho chủ động kiểm soát, bảo vệ môi trường.
Cùng với đó, nhiều chủ trương, chính sách lớn mang tầm chiến lược đã được xây dựng, trình ban hành để giải quyết hài hòa giữa phát triển kinh tế, xã hội với bảo vệ môi trường, quản lý, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu cho phát triển bền vững như Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045; các Kết luận số 36-KL/TW ngày 06/9/2018 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 (Khóa XI) về tiếp tục đổi mới chính sách pháp luật đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; Kết luận số 56-KL/TW ngày 23/8/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; Luật Đo đạc và bản đồ, Luật Bảo vệ môi trường 2020; Nghị quyết số 120-NQ/CP của Chính phủ về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long…
Cùng với hoàn thiện thể chế, sự phối hợp gắn kết hiệu quả từ Trung ương đến địa phương, toàn ngành đã tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ trong công tác quản lý tài nguyên và môi trường; chuyển từ bị động, bất ngờ sang chủ động.
Video đang HOT
PV : Dự thảo Văn kiện Đại hội XIII của Đảng có nhấn mạnh về việc quản lý môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu để phát triển bền vững. Bộ trưởng có thể cho biết giải pháp và phương hướng phát triển của ngành đối với sự phát triển của đất nước trong thời gian qua như dự thảo Văn kiện Đại hội đề cập?
Bộ trưởng Trần Hồng Hà : Quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu được xác định là những vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, có tầm ảnh hưởng lớn, quan hệ, tác động qua lại, cùng quyết định sự phát triển bền vững của đất nước; là cơ sở, tiền đề cho hoạch định đường lối, chính sách phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và an sinh xã hội.
Lĩnh vực tài nguyên và môi trường vừa là một trong những lĩnh vực kinh tế quan trọng, quản lý tài sản quốc gia, là nguồn lực, nguồn vốn tự nhiên đặc biệt quan trọng của đất nước vừa là một trong ba trụ cột của phát triển bền vững.
Do đó, đây là một trong trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của cả hệ thống chính trị; là trách nhiệm và nghĩa vụ của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư, trong đó Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự tham gia, giám sát của toàn xã hội.
Chính vì vậy, nội dung về quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu là một trong những nội dung quan trọng trong các dự thảo văn kiện trình Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, được Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước hết sức quan tâm; có sự đóng góp trí tuệ không chỉ của ngành tài nguyên và môi trường mà còn có tâm huyết, gửi gắm của các nhà khoa học và nhân dân.
Dự thảo các văn kiện là những chủ trương lớn mang tầm thời đại để hướng tới mục tiêu phát triển bền vững đất nước dựa trên quan điểm phát triển hài hòa giữa kinh tế, xã hội và môi trường; lấy bảo vệ sức khỏe nhân dân làm mục tiêu hàng đầu, ứng xử hài hòa với thiên nhiên, theo quy luật tự nhiên, coi đầu tư cho bảo vệ môi trường là đầu tư cho phát triển bền vững; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu trong mối quan hệ toàn cầu; coi đây không chỉ là thách thức mà còn tạo cơ hội thúc đẩy chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng phát triển bền vững…
Chúng tôi mong muốn với kết tinh của trí tuệ, niềm tin, sự gửi gắm từ nhân dân, Đại hội sẽ có quyết sách về những chủ trương lớn về tài nguyên và môi trường.
Cùng với Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII được thông qua, các nghị quyết có liên quan của Trung ương sẽ định hình hướng phát triển đối với ngành tài nguyên và môi trường.
PV : Dự thảo Văn kiện Đại hội XIII có đề cập tới công tác cán bộ. Theo Bộ trưởng, về công tác cán bộ, việc luân chuyển, bồi dưỡng cán bộ có ý nghĩa như thế nào để tạo nguồn cán bộ kế cận của Đảng và việc này được thể hiện ở như thế nào ở Đảng bộ Bộ TN&MT?
Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Tôi hết sức tâm đắc về vấn đề này. Đối với cán bộ của ngành TN&MT nếu không có sự luân chuyển, không ở địa phương sẽ không nắm được vấn đề, không hiểu được công tác xây dựng Đảng. Nếu không có sự luân chuyển sẽ không nắm đựơc cơ sở, không hiểu được thực tế, không hiểu được tâm tư nguyện vọng người dân thì rất khó hoàn thành nhiệm vụ.
Bởi vậy, cho dù bất cứ ai nếu được đi bồi dưỡng bằng hình thức này hay hình thức khác ở các cơ sở là cần thiết. Theo tôi, ở lĩnh vực TN&MT rất cần phải có luân chuyển và bồi dưỡng cán bộ.
PV : Xin trân trọng cảm ơn Bộ trưởng!
Bão số 9 giật cấp 15 khi vào đất liền, "quần thảo" rồi mới suy yếu
Dự báo 10 giờ ngày 28/10 tâm bão số 9 ngay trên đất liền từ Quảng Nam đến Bình Định, sức gió mạnh nhất cấp 11-12, giật cấp 15. Đáng lưu ý, sau khi đổ bộ, bão đi sâu vào đất liền và "quần thảo" rồi mới suy yếu.
Trước diễn biến phức tạp của bão số, chiều 27/10, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp trực tuyến về bão số 9 tại Hà Nội.
Bộ trưởng Trần Hồng Hà chỉ đạo: Tổng cục Khí tượng Thủy văn khẩn trương cập nhật dự báo, đánh giá chính xác nhất về cơn bão, tiếp tục duy trì thực hiện chỉ đạo các địa phương như: bảo vệ tính mạng cán bộ thực hiện, trang thiết bị dự báo; đồng thời có phương án chủ động khi thực hiện dự báo...
Dự báo hướng và thời gian di chuyển của bão số 9. Nguồn: TTDBKTTVQG
Cơn bão ảnh hưởng trực tiếp mạnh nhất trong 20 năm
Phân tích diễn biến bão số 9, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia Hoàng Phúc Lâm cho biết: Các dự báo về quỹ đạo đều thống nhất, bão số 9 hướng về khu vực Quảng Ngãi - Bình Định và di chuyển ổn định theo hướng Tây Tây Tắc với vận tốc 25 km/h trong chiều và tối 27/10. Rạng sáng 28/10, bão tiến vào vùng biển Đà Nẵng - Phú Yên với sức gió mạnh cấp 14.
Lúc 18 giờ chiều nay (27/10), vị trí tâm bão số 9 cách Đà Nẵng khoảng 520km, cách Quảng Nam 445km, cách Quảng Ngãi 410km, cách Phú Yên 330km.
Sức gió mạnh nhất: cấp 14 (150-165km/h), giật cấp 17.
Dự báo: Trong 3 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ khoảng 20km/h.
Dự báo 10 giờ ngày 28/10, tâm bão nằm ngay trên đất liền từ Quảng Nam đến Bình Định. Sức gió mạnh nhất cấp 11-12, giật cấp 15. Đáng lưu ý, sau khi đổ bộ, bão số 9 có thể đi sâu vào đất liền và "quần thảo" rồi mới suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.
Các tỉnh, thành phố từ Thừa Thiên - Huế đến Phú Yên có thể hứng chịu gió mạnh cấp 8-9, giật cấp 11. Trong khi khu vực Kon Tum, Gia Lai có gió mạnh cấp 7-8, giật cấp 10. Nằm ở ngoài rìa bão, Quảng Bình, Quảng Trị và phía Bắc Khánh Hòa có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 10. Hoàn lưu bão gây ra một đợt mưa lớn cho các tỉnh, thành phố từ Thừa Thiên - Huế đến Phú Yên. Mưa bắt đầu từ đêm 27/10 và kéo dài hết ngày 29/10 với lượng phổ biến 200-400 mm.
Ngày 28-31/10, vùng mưa do hoàn lưu bão mở rộng, kết hợp với không khí lạnh gây mưa rất lớn cho các tỉnh từ Nghệ An đến Quảng Trị với lượng 200-400 mm. Riêng phía Nam Nghệ An và Hà Tĩnh có thể mưa đến 500-700 mm/đợt.
"Theo thống kê nhanh, nếu bão số 9 gây ra gió mạnh trong đất liền với cường độ từ cấp 12 trở lên thì đây sẽ là một trong những cơn bão ảnh hưởng trực tiếp mạnh nhất trong vòng 20 năm trở lại đây", Phó Giám đốc Hoàng Phúc Lâm nhấn mạnh.
Người dân các vùng nguy hiểm ở Quảng Nam được đưa đến các khu tránh trú bão
Bão sẽ ảnh hưởng rất sớm đến đất liền
Ông Nguyễn Bá Thủy, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết: Bão số 9 gây ra gió mạnh, sóng lớn và nước biển dâng. Với cường độ rất mạnh nhất cấp 13-14, bão số 9 sẽ gây những đợt sóng cao tới 10 m trên Biển Đông, dự báo nước dâng lớn nhất là 1,5 m ở khu vực Quảng Nam, Quảng Ngãi. Với mức độ nước dâng này ước lượng khả năng ngập lụt tại Đà Nẵng, Quảng Nam và Thừa Thiên-Huế.
Về hiện trạng hồ chứa, dung tích phòng lũ các hồ trên lưu vực sông Hương khoảng 392,88 triệu m3; sông Vu Gia -Thu Bồn khoảng 304,67 triệu m3; sông Trà Khúc là 132,91 triệu m3; trên lưu vực sông Ba khoảng 480,78 triệu m3... hiện Trung tâm đã sử dụng hệ thống ra-đa, mưa tự động, hệ thống cảnh báo lũ quét để phục vụ công tác dự báo.
Cũng tại cuộc họp các chuyên gia đến từ các Viện Khoa học Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu, Viện Khoa hoc Địa chất và Khoáng sản thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường đánh giá khu vực trũng, cửa sông, đầm phá tại các tỉnh, thành phố: Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam và Quảng Ngãi sẽ có nguy cơ ngập úng cao... đồng thời, thảo luận nhiều phương án phòng tránh giảm nhẹ thiệt hại do bão số 9 gây ra.
Theo các chuyên gia, những hộ dân nằm trong vùng ảnh hưởng của bão cần sớm thực hiện việc chằng chống, gia cố nhà cửa trong ngày 27/10. Bão số 9 ảnh hưởng rất sớm đến đất liền, người dân có thể chịu thiệt hại nặng nề nếu như thực hiện các phương án ứng phó quá chậm trễ.
Có nơi lượng mưa lên đến 500-700mm/đợt
Hồi 16 giờ ngày 27/10, vị trí tâm bão ở khoảng 13,6 độ Vĩ Bắc; 112,8 độ Kinh Đông, cách Đà Nẵng khoảng 550km, cách Quảng Nam 490km, cách Quảng Ngãi 440km, cách Phú Yên 360km. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14 (150-165km/giờ), giật cấp 17.
Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 20-25km, đi vào đất liền từ Đà Nẵng đến Phú Yên với sức gió mạnh nhất cấp 12-13, giật cấp 15 sau đó suy yếu dần.
Đến 16 giờ ngày 28/10, vị trí tâm bão ở 15,1 độ Vĩ Bắc; 107,7 độ Kinh Đông, trên đất liền các tỉnh từ Quảng Nam đến Bình Định, Bắc Tây Nguyên. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 10.
Bão số 9 được đánh giá là 1 trong 2 cơn bão mạnh nhất trong 20 năm qua, trên ảnh vệ tinh mắt bão nhìn rất rõ. Nguồn: TTDBKTTVQG
Cảnh báo gió mạnh, sóng lớn trên biển: Khu vực Bắc và giữa Biển Đông (bao gồm cả vùng biển phía Nam quần đảo Hoàng Sa và vùng biển phía Bắc quần đảo Trường Sa) có gió mạnh cấp 10-11, vùng gần tâm bão cấp 12-14, giật cấp 17; sóng biển cao từ 8-10m; biển động dữ dội.
Vùng biển ngoài khơi từ Đà Nẵng đến Phú Yên (bao gồm cả huyện đảo Lý Sơn) có gió mạnh cấp 9-11, sau tăng lên cấp 13, giật cấp 15; biển động dữ dội; sóng biển cao từ 6-8m. Vịnh Bắc Bộ và vùng biển từ Quảng Trị đến Thừa Thiên Huế (bao gồm cả đảo Cồn Cỏ) ảnh hưởng của hoàn lưu phía Bắc cơn bão kết hợp với không khí lạnh nên có gió đông bắc cấp 8-9, giật cấp 11; biển động rất mạnh; sóng biển cao từ 4-6m. Vùng biển từ Khánh Hòa đến Bình Thuận có gió mạnh cấp 7, giật cấp 10; biển động mạnh; sóng biển cao từ 3-5m.
Khu vực ven biển các tỉnh từ Nghệ An đến Bình Định có khả năng xảy ra nước dâng do bão cao từ 0,5-1,5m. Nguy cơ ngập úng ở các vùng trũng, cửa sông, đầm phá ven biển từ Thừa Thiên Huế đến Quảng Ngãi.
Gió mạnh trên đất liền: Bão bắt đầu gây gió mạnh trên đất liền từ tối và đêm nay (27/10); thời gian có gió mạnh nhất trên đất liền từ sáng sớm đến chiều tối ngày 28/10. Các tỉnh/thành phố từ Thừa Thiên Huế đến Phú Yên có gió mạnh cấp 8-10, giật cấp 12; riêng đất liền ven biển các tỉnh/thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định có gió mạnh cấp 11-13, giật cấp 15. Các tỉnh Kon Tum, Gia Lai có gió mạnh cấp 7-8, giật cấp 10. Các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Bắc Khánh Hòa có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 10.
Mưa lớn: Từ nay đến ngày 29/10, ở khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Phú Yên có mưa rất to với tổng lượng mưa phổ biến 200-400mm/đợt; Bắc Tây Nguyên 100-200mm/đợt.
Từ 28-31/10 khu vực từ Nghệ An đến Quảng Trị có mưa rất to với tổng lượng mưa phổ biến 200-400mm/đợt; riêng Nam Nghệ An và Hà Tĩnh có lượng mưa phổ biến 500-700mm/đợt.
Không khuyến khích phát triển thủy điện nhỏ Ngày 24/10, trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho rằng, thời gian qua, biến đổi khí hậu mang tính chất cực đoan đã diễn ra một cách tổ hợp, cùng lúc có nhiều loại thiên tai. Thủy điện bao giờ cũng có hai mặt. Quan điểm là chúng...