Đại học top đầu Hà Nội lên kế hoạch tuyển bổ sung thí sinh ĐIỂM CAO THI TRƯỢT, sĩ tử 2k3 tìm hiểu ngay cho nóng
Trường này đang có kế hoạch tuyển bổ sung đợt 2 với những sĩ tử có điểm cao nhưng trượt đáng tiếc.
Mới đây, trả lời báo chí, PGS.TS Nguyễn Xuân Thạch – Trưởng ban đào tạo Học viện Tài chính cho biết, những thí sinh đạt điểm thi 28, 29 điểm là nguồn có chất lượng đầu vào cao nên Học viện có dự định tuyển bổ sung đối với những trường hợp này.
Cụ thể, PGS.TS Nguyễn Xuân Thạch cho hay: “Theo quan điểm của Học viện, số lượng thí sinh đạt 28, 29 điểm là nguồn chất lượng đầu vào cao mà chúng tôi muốn tuyển chọn. Tuy nhiên, về chỉ tiêu tuyển sinh cũng như điểm dự định xét tuyển phải phụ thuộc vào lượng thí sinh nhập học đã đủ hay chưa.
Nếu số chỉ tiêu vào Học viện đã đủ, Học viện sẽ xin phép Bộ GD&ĐT để tăng chỉ tiêu tuyển sinh mới có thể tuyển sinh những thí sinh trên 27 điểm trượt đại học”.
Học viện Tài chính.
Trước Học viện Tài chính, một trường đại học ở TP.HCM đã có thông báo về việc xét tuyển thẳng điểm thi THPT năm 2021 vào hệ đại học chính quy năm 2021 đối với thí sinh điểm cao rớt đại học. Đó là trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM. Cụ thể, thí sinh được tuyển thẳng phải đáp ứng đủ 2 điều kiện như sau:
- Thí sinh dự thi THPT năm 2021 chưa trúng tuyển hay đã trúng tuyển trong đợt 1 mà chưa xác nhận nhập học (chưa nộp bản chính giấy chứng nhận kết quả thi THPT 2021).
- Điểm nhận hồ sơ xét tuyển thẳng không được thấp hơn 26,75 (tổ hợp không có môn tiếng Anh) hoặc 27,25 (tổ hợp có môn tiếng Anh).
Video đang HOT
Nhà trường sẽ nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển online. Thí sinh chỉ cần nhập điểm các môn của tổ hợp xét tuyển và tải bản chụp giấy chứng nhận kết quả thi THPT 2021 lên hệ thống xét tuyển của trường. Đăng ký thông tin xét tuyển và nộp hồ sơ tại địa chỉ http://xettuyen.hcmute.edu.vn. Mỗi thí sinh được đăng ký tối đa 20 nguyện vọng, xét theo thứ tự ưu tiên.
Thời gian nộp hồ sơ xét tuyển thẳng từ ngày 23/9 đến 17h ngày 28/9. Kết quả trúng tuyển sẽ được Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM công bố vào ngày 30/9.
'Không đỗ đại học thì sao?': Lời giải dành cho Gen Z và hội phụ huynh
Không có trường đại học nào đào tạo vĩ nhân hay dạy bạn trở thành con người xuất chúng.
Tất nhiên, sẽ không có gì vui sướng và tốt đẹp hơn việc được đỗ vào đúng trường đại học mà mình mơ ước. Đó là thành quả của cả một quá trình đèn sách suốt 12 năm qua cũng như bao tâm tư, hy vọng của bố mẹ. Tuy nhiên, đáng buồn thay là không phải tất cả mơ ước đều được toại nguyện, không phải mọi sĩ tử đi thi đều đạt kết quả như ý.
Với những bạn trẻ không may mắn được bước vào cánh cổng đại học luôn lo ngại đặt ra cho mình câu hỏi: " Vậy, không đỗ đại học thì làm gì? ". Dưới đây sẽ là một số con đường mà hội Gen Z và phụ huynh có thể tham khảo:
Nghỉ ngơi
Khi nhận được thông báo kết quả, thay vì ngồi trong phòng ủ rũ, buồn chán cũng không có ích gì. Hãy cứ vui chơi, xả stress và làm những gì mình muốn. Đừng tự mình đắm chìm trong cảm giác thất vọng, bất lực và vô dụng, việc này đồng nghĩa với bạn đang tự kéo mình ra khỏi những cơ hội khác.
(Ảnh: Her Campus)
Trượt đại học có thể không sai nhưng tự làm khổ mình thì nhất định bạn sai lắm rồi. Bạn có quyền khóc thật to hay làm chuyện điên rồ hơn ngày thường nhưng hãy nhớ đến tương lai tươi đẹp đang chờ con người mạnh mẽ hơn hôm xưa nhé!
Xem xét các đợt tuyển bổ sung
Khóc xong rồi thì lên kế hoạch mình sẽ làm gì sắp tới. Các trường đại học thường có đợt tuyển nguyện vọng bổ sung nên hãy canh trường mình thích, xem xét các trường trong tầm với để nộp hồ sơ ngay khi trường mở lại.
Không phải trường đại học hàng top sẽ hứa hẹn một tương lai hàng top. Đừng đánh giá thấp những trường top dưới, quan trọng nhất là bạn tìm được thứ phù hợp, thứ mình thích và dành trọn tâm huyết cho công việc mình theo đuổi.
Học nghề, cao đẳng, học trường ngoài công lập
(Ảnh: Pinterest)
Hãy xem như việc trượt đại học là cơ hội cho mình tìm ra nghề phù hợp để theo đuổi ước mơ đến cùng. Học nghề chỉ tốn của bạn một khoảng thời gian ngắn, bạn sẽ không phải đối diện với những lý thuyết khô khan ở trường đại học. Bạn sẽ được bắt tay ngay vào công việc thực tế và có cơ hội lập nghiệp sớm hơn những bạn đậu đại học.
Học để thi lại
Nếu bạn vẫn giữ ước mơ học đại học thì hãy thử sức một lần nữa vào kỳ thi đại học năm sau. Hãy nhớ rằng, trượt đại học không phải là một điều quá tệ hại. Một khoảng thời gian ôn thi lại sẽ giúp bạn nhìn nhận lại sở thích của mình là gì? Ngành nghề mà mình đam mê là gì?... Khoảng thời gian này sẽ là khoảng thời gian "vàng" cho bạn định hình lại tương lai của mình, tránh những sai lầm về sau.
Đi làm
(Ảnh: barnard)
Nếu trượt đại học mà bạn lo lắng không biết làm gì thì sao không thử đi làm để trải nghiệm ngành mình thích. Có thể sau khi đi làm bạn nhận ra mình thích hợp với công việc đầu bếp hay bạn có máu kinh doanh... Những công việc đầu đời sẽ cho bạn nhiều kinh nghiệm, bạn sẽ trở nên cứng cáp hơn trước những khó khăn, thách thức khác.
Người ngoài không chứng kiến sự cố gắng của bạn nên đương nhiên họ chỉ nhìn vào kết quả mà đánh giá cả quá trình. Tuy nhiên việc của bạn là mặc kệ họ, cuộc sống là của mình, bạn còn rất nhiều việc cần làm hơi đâu mà quan tâm ánh mắt người khác.
(Ảnh: Clipartkorea)
Không có trường đại học nào đào tạo vĩ nhân hay dạy bạn trở thành con người xuất chúng. Cũng không nhân sự nào đánh giá một con người khi tuổi 18 anh ta lỡ trượt đại học. Chỉ có cuộc đời đánh giá và dành cái nhìn ưu ái cho những bạn trẻ dám vượt qua nỗi sợ để đứng lên.
Điều quan trọng hơn cả là hãy biết nắm bắt cơ hội và tỏa sáng theo cách riêng của mình.
Thầy giáo trường làng tâm huyết, sáng tạo Sinh ra và lớn lên ở vùng quê nghèo ngoại thành Hà Nội, thầy giáo Nghiêm Hồng Trung luôn nỗ lực hơn trong cuộc sống và hoạt động giáo dục. Từ năm 2016, trên cương vị là Hiệu trưởng Trường THPT Phùng Khắc Khoan - Thạch Thất (huyện Thạch Thất), thầy luôn trăn trở và đi tìm lời giải là làm thế nào...