Đại học Quốc gia – một thương hiệu đại học có giá trị lịch sử

Theo dõi VGT trên

Vừa qua, báo Dân trí và một số báo khác đưa tin phiên họp ngày 23/3/2012, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận dự án Luật Giáo dục đại học, trong đó có trích đăng một số ý kiến tiêu biểu khảng định vai trò lịch sử của ĐHQG Hà Nội.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và các vị lãnh đạo khác của Quốc hội, nêu rõ ý kiến cần giữ gìn tên Đại học Quốc gia và phải đưa ĐHQG vào Luật Giáo dục đại học, bởi ĐHQG là một thương hiệu đại học đã khẳng định được những giá trị lịch sử. Đây là một ý kiến hoàn toàn xác đáng của những người đứng đầu cơ quan quyền lực cao nhất nước ta. Chúng tôi xin nói rõ thêm về điều này.

Phải nói ngay rằng trên thế giới không phải nước nào cũng có ĐHQG, nhưng ở những nước có ĐHQG thì đó luôn luôn là trung tâm đào tạo đại học, sau đại học, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ lớn nhất, có vị thế và uy tín cao nhất, tiêu biểu cho toàn bộ hệ thống giáo dục đại học và khoa học-công nghệ của nước đó. Có thể kể ra đây một số ví dụ, như ĐHQG Mát-xcơ-va mang tên Lô-mô-nô-xốp (MGU – Liên Bang Nga), ĐHQG Singapore (NUS – Singapore), ĐHQG Seoul (SNU – Hàn Quốc), ĐHQG Australia (ANU – Australia), ĐHQG Philippines (UP – Philippines…

Ở Việt Nam tên gọi Trường Đại học Quốc gia Việt Nam chính thức xuất hiện vào ngày 15/11/1945 khi ngôi trường này long trọng tổ chức Lễ khai giảng năm học đầu tiên tại khuôn viên cũ của Đại học Đông Dương ở số 19 phố Lê Thánh Tông, Hà Nội. Buổi lễ đó do đích thân Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ tọa.

Đi sâu nghiên cứu những tài liệu lịch sử hiện còn lưu giữ tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III, chúng tôi thấy rằng sự ra đời của Trường ĐHQG Việt Nam hoàn toàn không phải là một sự kiện ngẫu nhiên, mà trái lại là kết quả của một quá trình chuẩn bị tuy hết sức khẩn trương nhưng rất cẩn trọng, bài bản của Chính phủ, do Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp chỉ đạo.

Trong phiên họp ngày 22/9/1945, tức là chỉ vừa tròn 20 ngày sau Lễ Tuyên ngôn độc lập, Hội đồng Chính phủ đã thảo luận về vệc “mở cửa” trường đại học. Những dòng sau đây được chúng tôi sao lục nguyên văn từ biên bản cuộc họp: “ Cụ Hồ nói: nên thông cáo rằng Chính phủ sắp mở cửa lại Trường Đại học. Hội đồng quyết nghị: đến 15/11/1945, Trường Đại học sẽ mở cửa“.

Đại học Quốc gia - một thương hiệu đại học có giá trị lịch sử - Hình 1

Trường ĐH Đông Dương xưa kia và ĐHQG Hà Nội hôm nay tại số 19 Lê Thánh Tông Hà Nội.

Theo biên bản của họp tiếp theo vào ngày 4/10/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh và Hội đồng Chính phủ tiếp tục thảo luận kỹ lưỡng và quyết định nhiều vấn đề cụ thể và quan trọng về cơ cấu tổ chức, lĩnh vực và bậc đào tạo và về các điều kiện đảm bảo khác để Trường ĐHQG Việt Nam sớm có thể khai giảng và đi vào hoạt động. Theo đó, Trường sẽ bao gồm các ban đại học là: Y Khoa, Bào chế, Nha khoa, Mỹ thuật, Công chính, Khoa học và ban Văn chương. Hội đồng Chính phủ cũng quyết định: “Trường Đại học sẽ có một quỹ tự trị có Chính phủ, đoàn thể và tư nhân giúp đỡ”. Tại phiên họp này Hội đồng Chính phủ cũng tán thành đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Vũ Đình Hòe cho phép mời giáo sư ngoại quốc tham gia giảng dạy tại Trường, tuy nhiên trong năm 1945 thì chưa nên mời giáo sư là người Pháp.

Video đang HOT

Ngay sau đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 43/SL thiết lập Quỹ tự trị cho Trường Đại học và Sắc lệnh số 45/SL thành lập Ban Đại học Văn khoa tại Hà Nội. Bộ trưởng Vũ Đình Hòe cũng ký ban hành các nghị định về việc khai giảng Trường vào ngày 15/11/1945 và ban hành cụ thể nội dung, khung chương trình đào tạo của các ngành đào tạo, công bố công khai trên Việt Nam Dân quốc Công báo tại các số 4 (ngày 20/10/1945) và số 9 (ngày 17/11/1945). Theo đó, bên cạnh các giáo sư, các nhà khoa học nổi tiếng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và đồng chí Phạm Văn Đồng được “phân công” giảng dạy khoa Hiến pháp, đồng chí Võ Nguyên Giáp dạy Khoa Kinh tế…

Nhờ sự quan tâm sâu sắc và chỉ đạo cụ thể của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính Phủ, ngay sau Lễ khai giảng, thầy và trò Trường Đại học Quốc gia Việt Nam đã hăng hái bước vào năm học đầu tiên dưới chế độ mới. Tại phiên họp ngày 21/11/1945 của Hội đồng Chính phủ, Bộ trưởng Vũ Đình Hòe báo cáo: “Tất cả Trường Đại học có 1149 sinh viên và 270 bàng thính viên” (sinh viên dự thính). Hồ Chủ tịch nhận định: “Ta đã làm được nhiều việc về giáo dục, làm hơn hẳn người Pháp”.

Rõ ràng là sự ra đời của một trung tâm đại học đa ngành, đa lĩnh vực đầu tiên với tên gọi Trường Đại học Quốc gia Việt Nam là kết quả của một chủ trương nhất quán với tầm nhìn chiến lược xa rộng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, được Chính phủ triển khai thực hiện khẩn trương, cẩn trọng và có hiệu quả. Đây chính là nền tảng đầu tiên của toàn bộ nền giáo đại học nước nhà.

Từ sau khi hòa bình lập lại (1954), trải qua nửa thế kỷ xây dựng và phát triển, nền giáo dục đại học Việt Nam đã tiến những bước dài và đạt được nhiều thành tựu rực rỡ. Tuy nhiên, đứng trước yêu cầu đổi mới, hội nhập và phát triển nhanh, bền vững của đất nước trong kỷ nguyên của văn minh trí tuệ và toàn cầu hóa thì hệ thống giáo dục đại học đó còn xa mới đáp ứng được và tỏ rõ một số bất cập lớn, cơ bản. Để tập trung các nguồn lực đầu tư, tạo nên một số trung tâm đại học đóng vai trò nòng cốt và đầu tàu đổi mới cho hệ thống giáo dục đại học nước nhà, ngày 10/12/1993 Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã ký Nghị định số 97/CP thành lập Đại học Quốc gia Hà Nội và tiếp đó, ngày 27/1/1995 Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh ra đời theo Nghị định số 16/CP của Chính phủ.

Thực tiễn phát triển gần 20 năm qua của hai ĐHQG, đặc biệt là của ĐHQGHN là những minh chứng hùng hồn cho thấy đây là những quyết định hoàn toàn đúng đắn của Đảng và Chính phủ, vừa kế tục tư duy, tầm nhìn chiến lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vừa phù hợp với yêu cầu khách quan của đất nước và thời đại. Hiện nay ĐHQG TP. Hồ Chí Minh là trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học đỉnh cao lớn nhất, vừa là điểm tựa, vừa là đầu kéo mạnh mẽ cho việc phát triển kinh tế tri thức của toàn bộ miền Nam, Tây Nguyên và Nam Trung bộ. Trong khi đó, ĐHQG Hà Nội là trung tâm đào tạo và NCKH đỉnh cao lớn nhất của cả nước, luôn dẫn đầu về số lượng các sản phẩm khoa học đỉnh cao (số bài báo quốc tế, số các công trình khoa học được tặng G.iải t.hưởng Hồ Chí Minh, G.iải t.hưởng Nhà nước và các g.iải t.hưởng quốc tế có uy tín về khoa học – công nghệ). ĐHQGHN cũng đã thực sự trở thành một đầu mối giao lưu học thuật quốc tế lớn nhất của cả nước, là nơi tổ chức thành công nhiều hội thảo quốc tế lớn (Hội thảo quốc tế về Việt Nam học, Diễn đàn giáo dục đại học thế kỷ 21, Hội nghị Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu – IPCC vv…) và là địa chỉ được nhiều nguyên thủ, chính khách lớn và học giả nổi tiếng chọn đến thăm và làm việc (tổng thống Mỹ Bill Clinton, Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân, Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak vv…).

Như vậy, từ 1945 đến nay, ngôi trường mà Chủ tịch Hồ Chí Minh thành lập, chủ tọa lễ khai giảng, được Chính phủ gửi gắm kỳ vọng lớn lao đã thực sự đang khẳng định được thương hiệu của mình với những giá trị, thành tựu và tầm vóc lịch sử. Việc Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định giữ gìn, củng cố và nâng cao vị thế của ĐHQG trong bộ Luật Giáo dục đại học sắp tới là một quyết định đúng đắn, thể chế hóa chủ trương mang tầm chiến lược sáng suốt của Đảng, tạo thêm cơ sở pháp lý chắc chắn cho những nỗ lực tạo bước phát triển đột phá của nền giáo dục đại học và khoa học – công nghệ của đất nước.

GS.NGND. Đinh Xuân Lâm

LTS Dân trí -Bài viết trên đây của một Giáo sư sử học có uy tín hàng đầu và đã từng làm công tác quản lý và giảng dạy lâu năm tại Đại học Tổng hợp Hà Nội khi xưa và Đại học quốc Hà Nội ngày nay đã nêu rất rõ những căn cứ lịch sử cũng như vai trò trong thực tiễn phát triển nền giáo dục đại học nước nhà của Đại học Quốc gia Hà Nội cũng như Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh.

Sự thật hiển nhiên đó cần thể chế hóa trong bộ Luật Giáo dục Đại học. Đấy chính là căn cú pháp lý và điều kiện quan trọng để hai ĐHQG phát triển mạnh mẽ hơn, xứng đáng với vai trò “đầu tầu” của nền Đại học Việt Nam trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa nước nhà vàhội nhập ngày càng sâu rộng với nền văn minh hiện đại.

Theo DT

“Bác” đề xuất đổi tên Đại học Quốc gia

"Bác" thẳng đề nghị đổi tên Đại học Quốc gia thành Viện đại học Quốc gia đồng thời "hạ cấp", không phân biệt đại học Quốc gia với các trường khác, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân yêu cầu giữ nguyên tên gọi đã có "thương hiệu" 20 năm nay.

Chiều 22/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận về dự luật Giáo dục đại học. Bản báo cáo một số nội dung cần xin ý kiến Thường vụ của Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng nêu nhiều vấn đề về mô hình hệ thống, cơ cấu tổ chức, việc phân tầng, quyền tự chủ của các trường đại học...

Theo đó, có ý kiến đề nghị đổi tên các đại học, đại học Quốc gia thành Viện đại học. Kèm theo đó là đề xuất không phân biệt mô hình đại học và đại học Quốc gia như hiện nay để phù hợp với luật Giáo dục sửa đổi.

Bác đề xuất đổi tên Đại học Quốc gia - Hình 1

Đại học Quốc gia Hà Nội với niềm tự hào về lịch sử hơn nửa thế kỷ xây dựng trên nền tảng Đại học Tổng hợp Hà Nội.

Thường trực UB Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng cho rằng, dù có cơ cấu đã lĩnh vực, tổ chức theo hai cấp giống nhau song Đại học Quốc gia có vị thế đặc biệt và có chức năng nhiệm vụ quan trọng mang tầm quốc gia trong nghiên cứu khoa học, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đại học Quốc gia cũng giữ vai trò là đầu tàu phát triển của cả hệ thống giáo dục Việt Nam. Các đại học khác là các cơ sở giáo dục đại học trọng điểm của từng vùng miền. Do đó, việc phân biệt các đại học và đại học Quốc gia là cần thiết để có chính sách đầu tư, cơ chế quản lý phù hợp.

Tuy nhiên, để tránh nhầm lẫn, thường trực UB đề nghị đổi tên đại học, đại học Quốc gia thành Viện đại học và Viện đại học Quốc gia, đồng thời bổ sung quy định về cơ cấu tổ chức mô hình này trong luật.

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân lập tức bác bỏ đề xuất này. "Không được đổi tên Đại học Quốc gia vì tên trường đã thành "thương hiệu", đã có 20 năm qua" - bà Ngân nói "cứng".

Chủ nhiệm UB các vấn đề xã hội Trương Thị Mai cũng tán thành quan điểm giữ nguyên tên Đại học Quốc gia, thậm chí còn đề nghị nâng quyền tự chủ của Đại học Quốc gia lên mức cao, mạnh mẽ hơn để xứng tầm vị trí đầu tàu của cả hệ thống giáo dục đào tạo Việt Nam.

Nội dung mới khác được đặt lên bàn nghị sự là vấn đề phân tầng đối với các cơ sở giáo dục đại học.

Chủ nhiệm UB Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng Đào Trọng Thi cho biết, trước đây, Chính phủ đã có phân loại bước đầu các trường đại học theo quy mô, tính chất, nhưng các tiêu chí đó không còn phù hợp với xu thế hiện nay. Ông Thi đặt vấn đề phải tiến tới phân loại các trường đại học theo chất lượng, với yêu cầu ngày càng phải cao hơn.

Bà Mai trao đổi thêm: "Không khó khăn thực hiên vì lĩnh vực đại học có thể học tập kinh nghiệm các nước trong việc đ.ánh giá, xếp hạng các trường đại học". Bà Mai cũng đề nghị nên quy định cụ thể những tiêu chí xếp hạng này trong luật, không cần chờ nghị định.

Về vấn đề điều kiện lập trường cũng như giao quyền tự chủ cho các trường đại học, ông Thi cho rằng, đề xuất "mạnh tay" quy định trường phải đạt chuẩn quốc gia mới được hoạt động, đối chiếu với thực tế thì hầu hết các trường hiện tại đều phải đóng cửa. Chủ nhiệm UB văn hóa, giáo dục nêu quan điểm "giơ cao đ.ánh khẽ" hơn, trường chưa đạt chuẩn chỉ được thực hiện một số quyền tự chủ chủ yếu còn trường đạt chuẩn, trường đặc biệt như Đại học Quốc gia, các đại học trọng điểm mới được hưởng quyền tự chủ đầy đủ.

"Những trường thực sự có chất lượng xứng đáng được trao quyền để chủ động cả về chương trình, tuyển sinh, tài chính, hợp tác quốc tế... - ông Thi nói.

Về vấn đề quy chuẩn với giảng viên đại học, các ý kiến vẫn chưa thống nhất được quan điểm quy định người dạy phải có trình độ từ thạc sỹ trở lên hay chỉ cần bằng cử nhân như hiện nay.

P.Thảo

Theo dân trí

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Kỳ Duyên bị ĐH Ngoại Thương 'bóc trần' học vấn, dự thi quốc tế bất lợi?
17:00:45 19/09/2024
"Bà trùm thẩm mỹ viện" Mailisa ủng hộ thêm 7 tỷ đồng cho đồng bào vùng lũ lụt, chồng đại gia Hoàng Kim Khánh: Nếu thiếu t.iền làm từ thiện cứ bán cả siêu xe
17:46:19 19/09/2024
Bạn trai Jisoo lộ tin nhắn nhạy cảm với nữ streamer, ồn ào "săn gái" bị đào lại
17:14:54 19/09/2024
Mẹ ruột Kasim Hoàng Vũ: "Kasim giờ đang đ.au đ.ớn lắm, không nói được, nấu xong vào ôm mặt vì đau"
20:23:58 19/09/2024
'Bám vào áo anh, em với con còn sống, anh mới làm lại được'
18:41:08 19/09/2024
B.ị t.ố "chặt chém" đoàn từ thiện, nhà hàng cho biết đã "giảm giá 30%"
17:42:24 19/09/2024
HOT: Huỳnh Hiểu Minh công khai bạn gái, hàng nghìn người liền v.ạch t.rần bộ mặt "tâm cơ" của nàng hot girl
19:39:09 19/09/2024
Phản ứng của phía Kỳ Duyên về thông tin chưa tốt nghiệp đại học
16:59:00 19/09/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Phan Như Thảo lấy đại gia hơn 26 t.uổi: "Tôi chưa từng phải tự rót nước"

Sao việt

23:17:24 19/09/2024
Phan Như Thảo chia sẻ bí quyết vun đắp hôn nhân hạnh phúc bên chồng đại gia hơn 26 t.uổi. Cựu người mẫu khẳng định cô không xin t.iền chồng và luôn được ông xã chiều chuộng.

Công ty quản lý phản hồi tin "Ngụy Anh Lạc" Ngô Cẩn Ngôn cưới "chạy bầu"

Sao châu á

23:12:20 19/09/2024
Thông báo kết hôn bất ngờ của Ngô Cẩn Ngôn và người đồng nghiệp kém cô 2 t.uổi Hồng Nghiêu đang đẩy mỹ nhân của Diên hi công lược vào cuộc khủng hoảng lớn trong sự nghiệp.

Hình ảnh khác lạ của hoa hậu Đỗ Mỹ Linh khi xuất hiệc cùng đội bóng của chồng chủ tịch, tết tóc dịu dàng, mặc đồ đơn giản

Sao thể thao

23:04:30 19/09/2024
Sáng ngày 19/9, hoa hậu Đỗ Mỹ Linh cùng một số thành viên của CLB bóng đá Hà Nội có mặt tại xã Nam Phương Tiến thuộc huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.

'Buổi tập nào có ca sĩ Anh Tú, các nhạc công nữ tự nhiên đi rất đúng giờ'

Nhạc việt

23:00:30 19/09/2024
Nhạc sĩ Đức Trí nói vui mời ca sĩ Anh Tú tham gia liveshow vì nhiều người thích, buổi nào có anh các cô nhạc công tự nhiên đi rất đúng giờ .

Lo sợ lở núi trong đêm, Quảng Trị di dời khẩn cấp hơn 80 hộ dân

Tin nổi bật

22:55:43 19/09/2024
Ảnh hưởng hoàn lưu bão số 4 kèm mưa lớn, nhiều khu vực miền núi ở Quảng Trị có nguy cơ xảy ra sạt lở. Lực lượng chức năng kịp thời di dời hàng chục hộ dân đến vùng an toàn.

Hé lộ bí mật sau cái tát của "nữ hoàng rating", phim "Cám" có gì mà gây bão mạng?

Hậu trường phim

22:50:58 19/09/2024
Cám là dự án phim điện ảnh kinh dị gây chú ý nhất của màn ảnh Việt tháng 9. Sau buổi họp báo công chiếu, nhiều khán giả đã dành lời khen cho bộ phim.

'Cô gái siêu gầy' 22 t.uổi gây chia rẽ TikTok

Netizen

22:36:18 19/09/2024
Liv Schmidt (Mỹ) gây ra cuộc tranh luận trên MXH khi tung hô các phương pháp giảm cân dù không phải là chuyên gia qua đào tạo.

1 mỹ nhân ôm mộng gả vào hào môn, ai ngờ bị v.ạch t.rần gia thế giàu có chỉ là "phông bạt"

Phim việt

22:32:20 19/09/2024
Chủ đề phim Việt ngày càng độc đáo và mới lạ khi mang đến câu chuyện dở khóc dở cười ở đó một cô gái phông bạt thì vẫn chưa đủ, cả một gia đình chọn sống phông bạt thì lại là câu chuyện đáng nói.

Phim vừa chiếu đã leo top 1 rating cả nước, nam chính là cực phẩm nhan sắc được cả showbiz "chống lưng"

Phim châu á

22:29:16 19/09/2024
Khán giả cho rằng với sự tiến bộ của Trần Triết Viễn, cộng thêm ngoại hình của anh, nam diễn viên xứng đáng được các nhà sản xuất phim tin tưởng, đầu tư.

Kho ảnh nhạy cảm của Gigi Hadid, Kim Kardashian... bị thất lạc

Sao âu mỹ

21:48:43 19/09/2024
Trang Page Six đưa tin nỗi lo lắng lan rộng khi kho ảnh nhạy cảm của hầu hết người mẫu áo tắm nổi tiếng thế giới, từng chụp ảnh đồ bơi cho Sports Illustrated Swimsuit Issue đã bị thất lạc.

Người phụ nữ đi cấp cứu 4 lần vì chiếc đệm

Sức khỏe

21:34:05 19/09/2024
Đệm mút hoạt tính được đ.ánh giá cao, đặc biệt tốt cho những người bị đau lưng, đau khớp. Nhìn chung, các sản phẩm được bán ra đều tuân thủ những tiêu chuẩn về an toàn cho người sử dụng và môi trường.