B.ị t.ố “chặt ché.m” đoàn từ thiện, nhà hàng cho biết đã “giảm giá 30%”
Sau khi phải nhận hóa đơn lên tới gần 5 triệu đồng cho bữa cơm 12 người, đoàn thiện nguyện cho rằng nhà hàng đã “chặt ché.m”.
Tối ngày 18/9, trên mạng xã hội đã xôn xao bài viết phản ánh về việc một đoàn từ thiện dùng bữa trưa tại nhà hàng ở Yên Bái bị tính giá cao bất thường.
Đoàn có 12 người đi chiếc xe 16 chỗ có căng băng rôn tình nguyện vào nhà hàng Hiền Anh (ở xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái) để dùng bữa. Theo lời kể của chủ nhà hàng, ông Nguyễn Quốc An, sau khi giới thiệu và đưa thực đơn, đoàn khách trên đã chọn ăn đặc sản cá lăng sông.
Các món ăn theo hóa đơn thì 12 người đã gọi 4,5 kg cá lăng sông (900.000 đồng/kg), 2 đĩa thịt rang (180.000 đồng/đĩa), 9 lon bia (25.000 đồng/lon), 6 lon coca (15.000 đồng/lon) và 2 tô cơm ( 20.000 đồng/tô). Tổng hóa đơn thanh toán cho bữa ăn này là 4.765.000 đồng.
Chủ nhân của bài viết trên MXH, Giang Trần cho rằng việc nhà hàng Hiền Anh tính mức giá trên là “không chấp nhận được”, nhất là bối cảnh đoàn thiện nguyện đang lên Yên Bái để hỗ trợ bà con.
Hóa đơn bữa ăn 12 người
Sau khi bài viết trên được đăng tải, rất nhiều người cũng cho rằng mức giá trên là quá cao so với mặt bằng chung. Tuy nhiên, theo chủ nhà hàng ông Nguyễn Quốc An thì ở bảng giá thì 1 kg cá lăng sông là 1.200.000 đồng. Do là đoàn xe thiện nguyện nên nhà hàng đã chủ động giảm 30% xuống còn 900.000 đồng/kg. Con cá đoàn này ăn nặng 4,5 kg, tính ra tiề.n là 4.050.000 đồng.
Ông An khẳng định cá lăng đoàn này ăn là cá sông tự nhiên, không phải nuôi công nghiệp. Trung bình khoảng 400.000 đồng/người cho bữa ăn trên không thể gọi là chặt ché.m.
Video đang HOT
Theo chia sẻ của một chủ nhà hàng tại Yên Bái, với cá lăng hồ, giá bán lên mâm cho khách khoảng 300.000 – 400.000 đồng/kg. Còn cá lăng sông thì giá nhập đã 800.000 – 900.000 đồng/kg, lên mâm phải từ 1.100.000 đồng – 1.200.000 đồng, nhà hàng mới có lãi.
Lực lượng chức năng làm việc với nhà hàng xác minh thông tin
Cục quản lý thị trường Yên Bái cho biết đang trong quá trình xác minh, làm rõ các vấn đề liên quan như nguồn thực phẩm cung cấp, nhân viên… Sau đó sẽ đưa ra kết luận chính thức.
Nhiếp ảnh gia bén duyên với vùng cao, được ngàn tr.ẻ e.m yêu quý
Lê Quang Long từng bán cả xe máy để mua máy ảnh thực hiện đam mê. Và rồi anh trở thành một người hết lòng với việc giúp tr.ẻ e.m nghèo vùng cao.
Đam mê nhiếp ảnh, thương người dân vùng cao
Lê Quang Long (30 tuổ.i) là một nhiếp ảnh gia tự do đến từ Quảng Nam. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, Long đã thích chụp ảnh.
Năm 20 tuổ.i, không tìm được niềm vui trên giảng đường đại học, Lê Quang Long quyết định dừng lại. Anh bắt đầu thực hiện đam mê xê dịch và chụp ảnh của mình. Được ngắm nhìn những cảnh đẹp của đất nước, được trải nghiệm cuộc sống ở những nơi mình đặt chân qua rồi ghi lại là điều Long luôn mong đợi. Long thích những cảnh thiên nhiên hoang sơ nên thường tìm đến những miền núi xa xôi, hẻo lánh.
Đam mê xê dịch và chụp ảnh khiến Quang Long bén duyên với những tr.ẻ e.m miền núi.
"Trong quá trình làm công việc nhiếp ảnh, đến những vùng cao hẻo lánh, mình bắt đầu gặp gỡ người dân và tr.ẻ e.m ở đây. Mỗi người là một câu chuyện, một hoàn cảnh khác nhau nhưng đều có điểm chung là hoàn cảnh sống khó khăn. Cảm thông sâu sắc với những con người ấy, mình nhen nhóm ý định làm thiện nguyện để giúp đỡ họ", Long cho biết.
Công việc đầu tiên Long làm để giúp đỡ họ là bỏ tiề.n túi ra mua sách vở, quà cho tr.ẻ e.m nghèo. Thấy được niềm vui và nụ cười hạnh phúc của trẻ thơ, Long nhận ra, mình cần lan tỏa tinh thần tốt đẹp, cần chia sẻ cuộc sống này để những người có tấm lòng thiện nguyện biết đến.
Và tháng 6/2020, nhóm thiện nguyện "Những bước chân xanh" ra đời. "Đây là dự án tập trung giúp đỡ tr.ẻ e.m và người lao động nghèo ở vùng cao. Dự án này đã có sự tham gia của các bạn trẻ có chung tinh thần thiện nguyện, muốn đóng góp sức lực tới các hoạt động nhân văn, mang tính xã hội", Quang Long tiết lộ.
Quang Long yêu mến, muốn chia sẻ khó khăn với những tr.ẻ e.m vùng cao.
"Mục tiêu chính của nhóm thiện nguyện là giúp các em có điều kiện học tập, đến trường thông qua việc xây trường, xây đường, cải tạo thư viện, tặng sách, vở... Bên cạnh đó, những người dân lao động nghèo, cuộc sống khó khăn tại các vùng xa xôi hẻo lánh cũng là đối tượng nhóm thiện nguyện muốn giúp đỡ. Ngoài ra, những hoàn cảnh khó khăn gặp biến cố, ta.i nạ.n nhưng không thể xoay sở trong một khoảng thời gian nhất định, có thể gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe hoặc tương lai, nhóm cũng sẽ có các định hướng giúp đỡ phù hợp tùy theo mỗi trường hợp".
Quang Long cho biết, công việc cụ thể của nhóm là đến các vùng quê nghèo, cung cấp các suất ăn, các bữa cơm miễn phí, các phần quà nhân các ngày lễ, tết, hỗ trợ người dân xây dựng lại trường học, thư viện, đường sá,...
Nhóm thiện nguyện giúp các tr.ẻ e.m có sách vở, quần áo, được đến trường.
Trong suốt thời gian hoạt động, nhóm thiện nguyện luôn nỗ lực hết mình với công việc, chia sẻ khó khăn với mọi người. Điển hình là việc cứu trợ vùng rốn lũ miền Trung tháng 11/2020; chiến dịch "Mùa đông cho em" ở các vùng Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang; chuyến xuyên Việt mang "Tết yêu thương" đến các tỉnh vùng cao...
Hiện tại, nhóm đang thực hiện chiến dịch xây dựng 100 thư viện và nấu các bữa ăn cộng đồng cho trẻ vùng cao. Tuy đó là một chặng đường dài nhiều khó khăn nhưng Long và cả nhóm chưa bao giờ ngừng nghỉ.
Mỗi chuyến đi đều là những hành trình ý nghĩa đối với Quang Long và bạn bè. Điều ấm áp chính là anh nhìn thấy nụ cười của các em nhỏ, được thấy được khát khao đến trường của các em.
Còn sức còn làm
Không chỉ là nhiếp ảnh gia chuyên giúp những tr.ẻ e.m nghèo, Quang Long còn được biết đến với hình ảnh chàng trải trẻ ngâm mình 15 ngày trong dòng nước lũ cứu trợ bà con miền Trung hồi tháng 11/2020. Đó còn là hình ảnh chàng thanh niên không ngại dịch bệnh, sớm khuya giao những món đồ ăn miễn phí đến tận tay người vô gia cư, người trong vùng cách ly vì dịch Covid-19.
Quang Long trong đợt cứu trợ miền Trung hồi tháng 11/2020
Thời gian đó, Quang Long đăng kí là.m tìn.h nguyện viên của nhiều nhóm thiện nguyện, phát rau, bánh, cơm đến tận vùng dịch và những khu vực bị cách ly, những người vô gia cư. Tấm lòng của anh và các bạn trong nhóm thiện nguyện trẻ truyền cảm hứng cho nhiều người về sự sẻ chia, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn.
Quang Long cho hay, trong quá trình làm thiện nguyện, đi tới các vùng núi cao, việc di chuyển là khó khăn hàng đầu: "Địa hình, thời tiết là điều quan trọng trong mỗi chuyến di chuyển. Để lên được vùng cao, mình và các bạn trong nhóm phải đi đường núi gập ghềnh, đất đá cheo leo, nắng gió, mưa bão... khá nguy hiểm. Ngoài ra, tụi mình còn tiề.n trạm để chuẩn bị quà, thức ăn, quần áo... cho các em. Dù vậy vẫn có những phát sinh, phải xoay sở. Việc chuẩn bị thức ăn, phân công người nấu nướng cũng là vấn đề khó".
Anh luôn hi vọng được nhìn thấy nụ cười trẻ thơ, được thấy các em đến trường.
Bù lại, có những thuận lợi nhất định khiến Long cảm thấy ấm lòng. Đó là sự hỗ trợ của bạn bè, người thân và những người quen biết trên mạng xã hội. Họ luôn ủng hộ công việc thiện nguyện của nhóm Quang Long.
"Đội ngũ của mình từ lúc mới thành lập có nhân sự rất mỏng. Tuy nhiên theo thời gian và sức lan tỏa trên mạng xã hội, nhiều bạn trên khắp cả nước muốn tham gia. Những thành viên của nhóm chỉ cần đảm bảo có sức khỏe tốt để di chuyển ở những địa hình khó khăn. Hơn cả, đó phải là người mong muốn được chia sẻ với người khác", Quang Long nói.
Tương lai, Quang Long vẫn tiếp tục làm thiện nguyện, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn. Long chưa từng có ý định dừng lại bởi đối với anh, bản chất cuối cùng của công việc chính là sự chia sẻ. Còn sức, Long sẽ còn làm hết mình.
Quang Long hi vọng, ngày càng có nhiều tấm lòng hảo tâm, những người chung chí hướng, chung sức đồng lòng để giúp đỡ cho các tr.ẻ e.m nghèo: "Điều tốt mà 1 hay 2 người làm sẽ vẫn chỉ là điều tốt. Nhưng nếu điều tốt đó được lan tỏa tới tất cả mọi người thì nó sẽ trở thành một xã hội tốt, một xã hội nhân văn và tích cực".
Chàng trai trẻ chưa từng muốn dừng lại đam mê.
"Một ngày nào đó khi không còn sức khỏe để điều hành nhóm, mình có thể sẽ giao lại trọng trách quản lý cho một thành viên khác trẻ hơn, năng động hơn và có chung lý tưởng. Nhưng mình sẽ không bao giờ ngưng việc chia sẻ và giúp đỡ những người xung quanh vì điều này luôn có thể được thực hiện dưới rất nhiều hình thức khác nhau", trưởng nhóm thiện nguyện bộc bạch.
Thái độ của Bà Nhân Vlog khi cầm 320 triệu tiề.n mặt đi từ thiện gây bàn tán Những ngày qua, Bà Nhân Vlogs đang bị cư dân mạng chê "làm màu" khi đi từ thiện ở các tỉnh thành. Trong những ngày qua, nhiều mạnh thường quân và các tổ chức đã hướng về các tỉnh thành phía Bắc để cùng chung tay quyên góp, ủng hộ sau đợt mưa lũ lịch sử. Tuy nhiên, có những cái tên gây...