Đại học Quốc gia Hà Nội phải vươn lên tinh hoa chứ sao lại “vươn” xuống GDNN
Tiến sĩ Vũ Ngọc Hoàng cho rằng, Đại học Quốc gia Hà Nội hãy tập trung làm tốt sứ mệnh của mình chứ đừng để phân tán sức lực vào nhiều mục tiêu.
Đại học Quốc gia Hà Nội mong muốn đẩy mạnh hợp tác toàn diện với Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp và các trường cao đẳng để phát triển đội ngũ, triển khai hiệu quả các chương trình đào tạo kỹ thuật – công nghệ. Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội – Lê Quân nhấn mạnh, mục tiêu quan trọng là có thể thí điểm mô hình liên thông trong đào tạo giữa các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp…
Đây là nội dung được Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội – Lê Quân phát biểu tại Hội thảo về đào tạo các ngành công nghệ – kỹ thuật trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 do Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tổ chức ngày 19/11 vừa qua. [1]
Nghiên cứu nội dung mà Giám đốc Lê Quân nêu thì rất nhiều chuyên gia bày tỏ ý kiến không đồng tình.
Chia sẻ với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Tiến sĩ Vũ Ngọc Hoàng – nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó trưởng ban thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương, hiện đang là Chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam dẫn thông tin:
Mới đây nhất, ngày 28/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khi làm việc với Đại học Quốc gia Hà Nội có nhấn mạnh yêu cầu chung đặt ra đối với Đại học Quốc gia Hà Nội là phải xứng đáng “đầu tầu trong hệ thống các trường đại học”.
Một trong những nhiệm vụ mà Thủ tướng giao cho Đại học Quốc gia Hà Nội: “Tập trung đào tạo nhân lực trong các môn khoa học cơ bản”, “đào tạo nhân lực cho Đại học Quốc gia Hà Nội và các đại học khác”, đào tạo “nguồn nhân lực không chỉ đạt đẳng cấp quốc gia mà còn quốc tế…”. [2 ]
“Tôi nêu ra những nội dung này để thấy, Đại học Quốc gia Hà Nội phải phấn đấu “vươn lên” để trở thành đại học nghiên cứu đích thực, có đẳng cấp cao, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, cán bộ khoa học ở bậc tinh hoa…
Từ đây phải “sản sinh” ra nhiều nhà khoa học giỏi, danh tiếng, tầm khu vực và quốc tế, xây dựng thương hiệu quốc gia, cải thiện vị trí trong các bảng xếp hạng quốc tế, tham gia vào tốp 100-200 của thế giới (hiện thứ hạng của Đại học Quốc gia Hà Nội đang còn thấp, ở tốp 1000 của thế giới, trong khi các đại học quốc gia của nhiều nước nằm ở tốp 100).
Video đang HOT
Tiến sĩ Vũ Ngọc Hoàng – nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó trưởng ban thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương, hiện đang là Chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam (ảnh: T.L)
Những nhiệm vụ, mục tiêu đó còn chưa làm tốt, thậm chí phải phấn đấu rất nhiều nữa, ấy thế mà giờ đây lại muốn “vươn xuống” đào tạo cả chương trình giáo dục nghề nghiệp, bậc dưới đại học thì làm sao xứng với vị trí “đầu tầu” trong hệ thống giáo dục đại học”, Tiến sĩ Vũ Ngọc Hoàng nêu quan điểm.
Từ những phân tích đó, Tiến sĩ Vũ Ngọc Hoàng cho rằng, Đại học Quốc gia Hà Nội hãy tập trung làm tốt sứ mệnh của mình chứ đừng để phân tán sức lực vào nhiều mục tiêu mà các trường đại học và cao đẳng khác có thể và phải làm.
Đại học Quốc gia Hà Nội là phải xứng đáng làm đầu đàn của nền đại học nước nhà
Đưa quan điểm về vấn đề này, Giáo sư Trần Hồng Quân – nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam cho rằng, sứ mạng của Đại học Quốc gia Hà Nội là phải xứng đáng làm đầu đàn của nền đại học nước nhà, là một trung tâm đào tạo đại học và sau đại học chất lượng cao và là một trung tâm khoa học mạnh. Hoàn toàn không nên giao nhiệm vụ đào tạo nghề bậc thấp cho đại học này.
Cũng theo Giáo sư Trần Hồng Quân, liên thông là một cơ chế của hệ thống giáo dục, có thể tiến hành giữa các cơ sở đào tạo khác nhau, cũng có thể tiến hành ngay trong các bậc đào tạo của cùng một cơ sở giáo dục. Nhưng Đại học Quốc gia Hà Nội không cần thiết phải đứng ra làm hình mẫu của sự liên thông ấy mà buộc phải đào tạo nghề bậc thấp.
Còn nếu vì áp lực tài chính làm cho đại học này buộc tăng chỉ tiêu tuyển sinh kể cả đào tạo nghề bậc thấp để tăng quỹ học phí thì xin Chính phủ nên xem xét chủ trương và lộ trình tự chủ tài chính đối với hai đại học quốc gia nói riêng và với tất cả các trường công lập nói chung. Đừng để áp lực này buộc các trường phải hạ chuẩn tuyển sinh đầu vào.
“Đại học Quốc gia Hà Nội từ khi thành lập trên cơ sở sáp nhập các trường mạnh có truyền thống, đã có những thành tựu lớn và đóng góp không nhỏ cho sự nghiệp chung. Nhưng xã hội kỳ vọng còn nhiều hơn thế.
Nếu so với yêu cầu phục vụ cho sự phát triển của đất nước cũng như so với trình độ phát triển của đại học khu vực và thế giới, chúng ta không thể thỏa mãn, thậm chí rất đáng sốt ruột. Là một dân tộc hiếu học, thông minh mà cho tới nay Việt Nam chưa có giải Nobel nào.
Trong khi đó như Hungary chưa đến 10 triệu dân mà có đến 15 giải Nobel. Nhiều tài năng trẻ của Việt Nam chỉ ra nước ngoài mới phát triển được. Chất lượng lao động xã hội còn thấp, sức mạnh trí tuệ của dân tộc chưa đủ khả năng góp phần chủ yếu xác lập vị thế xứng đáng cho đất nước trên thế giới.
Biết bao những vấn đề khoa học của riêng Việt Nam về khoa học tự nhiên, về công nghệ, nhất là về khoa học xã hội đang chờ các nhà khoa học nước ta phải tự giải quyết, không thể chờ ai khác. Thậm chí có nhiều vấn đề mang tầm chiến lược ảnh hưởng đến quốc kế dân sinh. Đại học Quốc gia Hà Nội nên nhận thức hết sứ mạng của mình trong đó”, Giáo sư Trần Hồng Quân nói.
Giáo sư Trần Hồng Quân (ảnh: Ngọc Quang)
Cuối cùng, Giáo sư Trần Hồng Quân cho rằng cần phải nói thêm, để hoàn thành sứ mạng lớn lao của mình, Đại học Quốc gia Hà Nội không phải không gặp khó khăn, hạn chế về cơ sở vật chất, về lực lượng đội ngũ cán bộ khoa học, về cơ chế, chính sách và môi trường xã hội. Bản thân Đại học Quốc gia Hà Nội chắc chắn đang tự phấn đấu để cải thiện, đồng thời Nhà nước cũng đương nhiên sẽ hỗ trợ.
Trong bối cảnh đó, Đại học Quốc gia Hà Nội không nên phân tán sức lực vào việc đào tạo nghề bậc thấp vốn thuộc nhiệm vụ của các cơ sở đào tạo khác, mà hầu như chắc chắn họ làm còn chuyên hơn, tốt hơn.
Tài liệu tham khảo:
[1] https://www.vnu.edu.vn/ttsk/?C1654/N29800/dao-tao-cac-nganh-cong-nghe—ky-thuat-trong-boi-canh-cach-mang-cong-nghiep-4.0—co-hoi-va-giai-phap.htm
[2] http://baochinhphu.vn/Giao-duc/Thu-tuong-neu-cac-dinh-huong-lon-dot-pha-de-nang-tam-Dai-hoc-Quoc-gia-Ha-Noi/454464.vgp
TP.HCM: Trường đại học ở vùng dịch cấp độ 1, 2 được học trực tiếp
Theo kế hoạch của UBND TP. HCM, các cơ sở giáo dục đại học, các trường cao đẳng tổ chức dạy học trực tiếp theo cấp độ dịch của thành phố.
Ảnh minh họa
Trong đó, trên địa bàn được xác định dịch ở cấp độ 1 và cấp độ 2 hoạt động đào tạo trực tiếp nếu bảo đảm các quy định về an toàn phòng, chống dịch bệnh Covid-19 và phải thực hiện theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ tiêu chí đánh giá an toàn trong phòng, chống Covid-19 đối với các cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn TP.HCM.
Ở những địa bàn được xác định dịch ở cấp độ 3 và 4, các cơ sở đào tạo tiếp tục tổ chức dạy học trực tuyến hoặc kết hợp dạy học trực tiếp và trực tuyến tùy theo phương án cụ thể của nhà trường được UBND TP.HCM chấp thuận.
Người tham gia dạy học phải đáp ứng đủ một trong các điều kiện sau: Đã tiêm đủ liều vắc xin phòng Covid-19 hoặc đã khỏi bệnh Covid-19 không quá 6 tháng và thực hiện đầy đủ các quy định về đảm bảo an toàn phòng chống dịch Covid-19 theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Riêng đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trước mắt trong năm 2021 và hết quý I/2022 cho phép học trực tiếp lý thuyết và thực hành cho những học sinh, sinh viên học viên năm cuối để làm đồ án tốt nghiệp.
Việt Nam có 12 cơ sở giáo dục đại học trong Bảng xếp hạng đại học Châu Á Ngày 2/11, Tổ chức xếp hạng Quacquarelli Symonds - Anh (QS AUR) đã công bố kết quả Bảng xếp hạng đại học Châu Á. Theo đó, Việt Nam có 12 cơ sở giáo dục đại học góp mặt trong bảng xếp hạng này. Trường Đại học Tôn Đức Thắng. Ảnh: Xuân Khu/TTXVN Cụ thể: Trường Đại học Tôn Đức Thắng ở vị trí...