Đại học ở Anh đồng loạt lên tiếng việc Chính phủ nước này “bỏ lỡ” sinh viên nước ngoài
Nghiên cứu từ University College London cho thấy, Úc đã thay thế Anh như là điểm đến lớn thứ hai thế giới cho sinh viên nước ngoài. Lãnh đạo các trường ĐH Anh đang lên tiếng báo động về thực trạng này bởi nền kinh tế Anh sẽ thiệt hại ít nhất khoảng 26 tỷ bảng mỗi năm nếu đà suy giảm này vẫn còn tiếp tục.
Nguồn tiền không nhỏ trên chắc chắn sẽ đổ sang các quốc gia khác đang thu hút nhiều du học sinh như Mỹ, Canada và Úc.
Do đó, lãnh đạo một số trường đại học đang kêu gọi thay đổi hệ thống visa của Anh quốc để cho phép sinh viên quốc tế ở lại và làm việc trong 2 năm sau khi họ tốt nghiệp.
Hiện tại, theo Ủy ban Tư vấn Di cư, sinh viên quốc tế (bao gồm sinh viên ngoài nước Anh và cả Liên minh châu Âu) đang bị ràng buộc bởi các quy định khá chặt chẽ về di trú. Nếu như Anh hoàn tất quá trình rời khỏi Liên minh châu Âu (Brexit), các điều khoản về di trú có thể sẽ khiến sinh viên quốc tế ngần ngại trong việc chọn Anh làm điểm đến học tập.
Chính bởi vậy, các trường đại học đang tranh luận về biện pháp ngăn chặn tình trạng suy giảm số lượng sinh viên quốc tế nhập học.
Một trong những biện pháp đó là cho phép sinh viên quốc tế quyền được ở lại và làm việc tại Anh quốc sau khi học xong, như đã từng được thực hiện trước đây, trước khi luât thay đổi năm 2012.
Lãnh đạo các ĐH ở Anh đồng loạt lên tiếng khi nước này thụt lùi trong việc thu hút du học sinh quốc tế (Ảnh: Gretty Images).
Hiên Anh có cho sinh viên ở lại sau khi ra trường nhưng lại đưa ra những yêu cầu rất khắt khe về mức lương, thời hạn chuyển sang diên làm việc, yêu cầu người tài trợ…
Video đang HOT
Giáo sư Sir Steve Smith cho biết Vương quốc Anh đã “bỏ lỡ” đà phát triển toàn cầu của giới sinh viên quốc tế muốn đi du học.
Ngoài sự mất mát tài chính từ việc suy giảm sinh viên nước ngoài, theo GS Sir Steve Smith, có một nguy cơ cho “thiệt hại dài hạn” về ảnh hưởng quốc tế và không tuyển dụng tài năng quốc tế cho những nghiên cứu của Anh.
Tổng số sinh viên quốc tế đến Anh học chỉ tăng 3% trong thập niên qua – trong khi Mỹ đã tăng 40%, Úc 45% và Canada 57%.
Một nghiên cứu từ trường University College London vào tháng Bảy cho thấy vị trí nhiều năm của Anh là quốc gia thu hút lượng du học sinh lớn thứ hai, sau Mỹ, đã bị mất vào tay Úc.
Trung Quốc là nguồn sinh viên quốc tế lớn nhất ở Anh, với khoảng 95.000 sinh viên. Có khoảng 17.000 sinh viên đến từ Ấn Độ – nhưng các trường đại học Anh cho biết con số này đã giảm một nửa trong 5 năm qua.
Các trường đại học Anh cho biết chi tiêu của sinh viên nước ngoài hỗ trợ hơn 200.000 công ăn việc làm – với tác động kinh tế, gồm học phí, chi phí đi lại và sinh hoạt trị giá 25,8 tỷ bảng Anh trong đó bao gồm tiền thu thuế gần 1 tỷ bảng Anh.
Sự đóng góp quan trọng về tài chính, văn hóa và trí tuệ mà sinh viên quốc tế mang đến cho Anh quốc là lí do khiến các trường đại học Anh đồng loạt lên tiếng về thực trạng Anh bị thụt lụt trong việc thu hút sinh viên quốc tế đến học tập.
Lệ Thu
Theo Dân trí
Tỷ lệ trúng tuyển vào Đại học Harvard năm 2018 "khắc nghiệt" kỷ lục
Tỷ lệ trúng tuyển Đại học Harvard năm nay (niên khóa 2018-2022) chi vơi 4,59% ưng viên đươc châp nhân, khắc nghiệt nhất trong lịch sử tuyển sinh ngôi trường này, đồng thời cũng là thấp nhất trong khối trường Ivy League.
Tờ tạp chí Harvard Crimson cho hay, với con số 4,59% ứng viên được chấp nhận, tỷ lệ trúng tuyển Đại học Harvard đạt mức thấp kỷ lục. Năm nay đánh dấu lần đầu tiên tỷ lệ trúng tuyển của ngôi trường danh tiếng thế giới xuống dưới 5%.
Năm 2018, ĐH Harvard nhân 42.749 đơn ưng tuyên nhưng chi 1.962 sinh viên được nhận vao trương.
Tỷ lệ trúng tuyển Harvard từ khóa 2012 đến 2022 liên tục giảm.
Năm 2017, tổng số ứng viên được chấp nhận là 2.056 (5,2%). Năm nay là năm thứ tư liên tiếp tỷ lệ trúng tuyển vao ĐH Harvard giảm.
Sinh viên quốc tế trung tuyên Harvard năm nay chiếm 12%, năm ngoái là 11,4%. Lần đầu tiên trong 10 năm, số ứng viên nữ được chấp nhận chiếm tỷ lệ lớn 50,1%, so với 49,2% của năm ngoái.
Đây cũng là năm đầu tiên, tỷ lệ trúng tuyển của Harvard thấp hơn 7 trường khác trong khối Ivy League. Theo tờ Wall Street Journal, không riêng gì Harvard, một số trường Ivy League năm nay cũng có tỉ lệ trúng tuyển "khắc nghiệt" kỷ lục từ trước đến nay, tiêu biểu là ĐH Yale.
ĐH Brown: 7,2%; chấp nhận 2.566 trong số 35.438 sinh viên ứng tuyển.
ĐH Columbia: 5,5%; chấp nhận 2.214 trong số 40.203 sinh viên ứng tuyển.
ĐH Cornell: 10,3%; chấp nhận 5.288 trong số 51.328 sinh viên ứng tuyển.
ĐH Dartmouth: 8,7%; chấp nhận 1.925 trong số 22.033 sinh viên ứng tuyển.
ĐH Harvard: 4,6%; chấp nhận 1.962 trong số 42.749 sinh viên ứng tuyển.
ĐH Pennsylvania: 8,4%; chấp nhận 3.731 trong số 44.491 sinh viên ứng tuyển.
ĐH Princeton: 5,5%; chấp nhận 1.941 trong số 35.370 sinh viên ứng tuyển.
ĐH Yale: 6,3%; chấp nhận 2.229 trong tổng số 35.306 sinh viên ứng tuyển.
Về nguyên nhân lí giải tỉ lệ trúng tuyển của Harvard nói riêng và các trường Ivy League nói chung, số lượng sinh viên nộp đơn vào trường cao kỷ lục một phần dẫn đến kết quả "hiện tượng" trên.
Lệ Thu
Theo Dân trí
Nữ sinh Việt vào chung kết Giải thưởng Giáo Dục Quốc Tế 2018 bang Victoria, Úc Kim Oanh - cô gái trẻ duy nhất đến từ Việt Nam đã xuất sắc vượt qua 250 ứng cử viên đến từ khắp các nơi trên thế giới để trở thành người xứng đáng vào chung kết của Giải thưởng Giáo Dục Quốc Tế 2018 bang Victoria, nước Úc ở hạng mục Giáo dục bậc cao - Đại học. Giải thưởng này...