Đại học Mỹ bắt đầu buộc chép bài trên giảng đường
Nhiều giáo sư Mỹ không cho phép sinh viên mang laptop lên lớp chép bài vì cho rằng việc này ảnh hưởng xấu tới kết quả học. Nhiều sinh viên kêu trời, thậm chí có người bỏ học vì quy định đó.
ảnh minh họa
Adam Shlomi đang là sinh viên năm 2 của ĐH Georgetown. Tự đánh giá là một sinh viên giỏi, nhưng Adam Shlomi thừa nhận một lĩnh vực cậu không thể vượt qua: chép bài bằng tay trong giờ học.
Ngay từ lúc còn học tại trường trung học bang Florida, theo báo Wall Street Journal (WSJ), Adam Shlomi luôn tới lớp với một chiếc laptop. Vậy nên cậu đã rất bất ngờ khi biết nhiều giáo sư tại ngôi trường đại học tư danh giá Georgetown ở Washington, D.C. không cho phép sinh viên mang laptop vào lớp.
“Biển” laptop ở giảng đường
Chris Seeley, sinh viên năm cuối ngành kinh tế – chính trị ĐH California tại Berkeley, nói cậu có thể chịu được một giờ chép bài bằng tay, nhưng khi buổi học kéo dài tới hai giờ như học kỳ hiện đang trải qua thì thực sự là cực hình.
“Tay tôi vô cùng đau đớn” – cậu than thở vậy sau khi làm các bài kiểm tra hết môn vừa qua.
Các giáo sư vô cùng lo lắng khi đứng trước một “biển” laptop trên giảng đường. Họ không hiểu những gương mặt đang nhìn vào màn hình kia rạng rỡ vì bài giảng hay vì cái gì khác. Học trò của họ có ghi chép không hay đang đặt mua một đôi giày thể thao giảm giá trên trang Amazon, hoặc đang làm việc gì tương tự?
Lo ngại sinh viên không tập trung vào bài học một phần, phần khác nhiều giảng viên cho rằng việc dùng laptop ghi chép quá nhanh cũng khiến người học trở thành cái máy, họ đơn giản chỉ sao chép nguyên văn lời giảng mà không hề suy nghĩ hay có tư duy phân tích, phản biện.
“Tôi thực sự mệt mỏi khi thấy họ ngồi đó với máy tính và làm việc riêng mà chẳng hề quan tâm đến tôi” – bà Carol Holstead, phó giáo sư ngành báo chí của ĐH Kansas, phàn nàn.
Từ 3 năm trước bà đã cấm sinh viên mang máy tính trong giờ học “Kể chuyện bằng hình ảnh” (Visual Storytelling) của bà. Hiện bà luôn phải nhắc nhở sinh viên mang theo giấy bút để ghi lại những luận điểm quan trọng của bài học.
Tất nhiên nhiều sinh viên phàn nàn là các giáo sư đã “không chịu hiểu” rằng việc chép bài bằng tay khó nhọc cỡ nào.
Tại Mỹ, mặc dù một số trường công lập có yêu cầu dạy viết, song các tiêu chuẩn giáo dục Common Core (tạm dịch là “Tiêu chuẩn cốt lõi” gồm toàn bộ các tiêu chuẩn đã được các lãnh đạo tiểu bang chấp thuận áp dụng cho hệ thống trường học từ mẫu giáo đến lớp 12 tại Mỹ) lại không nhấn mạnh tầm quan trọng của kỹ năng viết tay.
Video đang HOT
Thời gian qua, nhiều trường công lập còn khuyến khích học sinh làm việc trên máy tính, một số nơi cung cấp cả máy móc cho học trò. Điều này dẫn tới việc nhiều em bị “sốc” trước quy định cấm laptop khi vào ĐH.
Một số trường cho biết họ cũng có ngoại lệ với các sinh viên khuyết tật. Tuy nhiên lại cũng có dư luận chỉ trích quy định này không được áp dụng với những trường hợp sinh viên bị khuyết tật theo kiểu không thể nhìn thấy như mắc chứng khó đọc hay không có khả năng ghi chép mạch lạc…
Tháng 4-2016, các nhà nghiên cứu thuộc ĐH Princeton và ĐH California tại Los Angeles đã công bố kết quả nghiên cứu của họ liên quan tới vấn đề chép bài bằng tay.
Nhóm chuyên gia nhận thấy các sinh viên ghi chép bằng tay có kết quả học tập tốt hơn so với những người ghi chép trên máy tính, họ ghi nhớ thông tin lâu hơn và có nhiều ý tưởng mới mẻ hơn.
Trong bài viết tiêu đề “Chép tay có thể khiến bạn thông minh hơn?” của báo WSJ, tác giả Robert Lee Hotz cũng đã tóm tắt nhiều nghiên cứu về cùng chủ đề này và khẳng định việc chép tay giúp sinh viên tập trung hơn vào bài giảng, theo đó kết quả học tập cũng tốt hơn.
Bà Susan Dynarski – giáo sư chuyên ngành giáo dục, chính sách công và kinh tế học tại ĐH Michigan – cũng đồng tình với kết quả của nghiên cứu đó. Bà cũng là người cấm sinh viên dùng mọi loại thiết bị điện tử như laptop trong giờ học cũng như trong các buổi seminar.
Theo TTO
Những giờ học không giảng đường của sinh viên Đà Nẵng
Sinh viên không chỉ tìm hiểu kiến thức và các yếu tố thuộc chương trình giảng dạy mà còn áp dụng những gì họ biết để giải quyết các vấn đề thực tiễn.
Từ những kiến thức đã học và qua khảo sát thực tế, một nhóm sinh viên Đại học Bách khoa Đà Nẵng đã thiết kế ra mô hình tưới tiêu tự động. Ảnh: ĐHBK
Nhằm tăng cường năng lực tự học, tự nghiên cứu, tư duy phản biện, năng lực giải quyết vấn đề, kỹ năng làm việc nhóm..., từ năm học 2018 - 2019, trường Đại học Bách Khoa Đà Nẵng sẽ được triển khai theo mô hình "học theo dự án" - Project Based Learning.
Đây được xem như một "cuộc cách mạng" trong phương pháp giảng dạy, học tập.
Giờ học không giảng đường
Lội giữa những luống rau của làng rau Tuý Loan (Đà Nẵng), nơi cung cấp phần lớn nguồn rau sạch cho thành phố lớn nhất miền trung, một nhóm sinh viên trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng và trường Singapore Polytechnic cặm cụi nghiên cứu, lên kế hoạch, ý tưởng.
Đó là phải làm sao vận dụng các kiến thức đã học để làm nên một mô hình tưới tiêu tự động sử dụng nguồn năng lượng sạch, giúp tiết kiệm sức lao động.
Đồng thời, chế tạo mái che có thể gấp gọn rất tiện lợi cho nông dân khi lao động trên cánh đồng.
Suốt hơn 2 tuần học tập trải nghiệm tại làng, hàng loạt ý tưởng, quan điểm được nêu ra để mổ xẻ, bàn bạc. Những vấn đề mà người dân đang gặp phải là gì, hướng giải quyết ra sao?
An, một sinh viên trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng cho hay, giải pháp mà các bạn đưa ra được dựa trên mô hình Tư duy Thiết kế - Design Thinking.
Các bạn sẽ phải nghiên cứu - khảo sát thông tin thông qua Internet, ở lại Homestay (nhà người dân) 3 ngày 2 đêm, phỏng vấn dân làng, phân tích dữ liệu để tìm ra khó khăn mà người dân đang mắc phải, cuối cùng là đưa ra giải pháp để khắc phục tình trạng đó.
Công trình tưới tiêu tự động của nhóm An được hoàn thiện một cách xuất sắc và có thể đưa vào ứng dụng ngay tại làng rau Túy Loan.
Còn tại làng nghề mây tre truyền thống An Khê (Thanh Khê, Đà Nẵng), nhóm sinh viên khác của Đại học Bách khoa Đà Nẵng đã chế hẳn ra mô hình của một chiếc ghế đa năng, vừa giúp công nhân có tư thế thoải mái nhất khi làm việc, vừa giúp tăng năng suất và thời gian sản xuất.
Từ khâu trình bày ý tưởng đến việc cho sản phẩm mẫu ra đời đã nhận được nhiều lời động viên, của những nông dân.
Họ cũng vui mừng, phấn khởi vì từ nay không còn cảnh ngồi "gù lưng" để chẻ tre, đan lát...
Học bằng... dự án
Mới đây, Trung tâm Xuất sắc của trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng, cũng đã triển khai khóa học dựa trên dự án (PBL) - ECE372 Microprocessor Interfacing and Embedded Systems.
Đại diện trung tâm cho biết, khóa học này yêu cầu sinh viên làm việc trong một nhóm để thiết kế và xây dựng bộ robot "hai trong một".
"Đó là một con robot có thể nhận ra và tránh những chướng ngại vật, đồng thời có thể chuyển đổi từ robot xe đua sang robot tự cân bằng.
Robot được điều khiển qua điện thoại thông minh ở chế độ bằng tay", vị đại diện này cho hay.
Cuối học kỳ, mỗi đội sẽ mang mô hình robot hoàn chỉnh của mình tham gia cuộc thi tìm đường ra khỏi mê cung.
Dự án này giúp sinh viên học các kỹ năng Thiết kế - Xây dựng (Design-Build), bằng cách tạo ra một khung gầm robot có khả năng biến đổi, đáp ứng được một số yêu cầu trong dự án.
Và nó có thể gắn thêm nhiều thiết bị ngoại vi vào khung gầm robot của họ. Nhiệm vụ này cũng làm cho sinh viên cảm thấy phấn khởi với sản phẩm do chính mình tạo ra.
Trong suốt dự án, sinh viên sẽ học cách xác định và gỡ lỗi chương trình cũng như tìm ra giải pháp để giải quyết một số vấn đề liên quan đến phần cứng và phần mềm.
Phó Giáo sư Đoàn Quang Vinh - Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng cho biết, mô hình "học theo dự án" này nhằm mục tiêu tăng cường năng lực tự học, tự nghiên cứu, tư duy phản biện, năng lực giải quyết vấn đề, kỹ năng làm việc nhóm và thuyết trình.
Trong mỗi học kỳ, các sinh viên sẽ được học lý thuyết cơ bản nhất trong các môn học với thời lượng giảm nhiều so với trước đây. Sau đó sinh viên sẽ được giao các dự án hoặc các bài tập lớn liên môn.
Để thực hiện các nội dung này, sinh viên sẽ phải tự đọc thêm, học thêm các kiến thức chuyên sâu và kiến thức liên quan của các môn học trong học kỳ dưới sự hỗ trợ của đội ngũ giảng viên và trợ giảng của Nhà trường.
Các dự án thực tế được giảng viên và sinh viên xây dựng, hoặc phối hợp với doanh nghiệp, hoặc có thể do chính các sinh viên đề xuất nhằm giải quyết các vấn đề thực tiễn trong cuộc sống, kỹ thuật, sản xuất, kinh doanh và nghiên cứu.
Cuối học kỳ sinh viên sẽ phải báo cáo kết quả dự án và được nhà trường kiểm tra, đánh giá theo chuẩn đầu ra đã được xây dựng cho từng dự án mà sinh viên đã thực hiện.
"Với sự thay đổi này, sinh viên ra trường sẽ có được kiến thức, kỹ năng, thái độ thích ứng nhanh chóng với các nhu cầu thay đổi ngày càng nhanh và hiện đại của xã hội.
Qua đó, giúp cho sinh viên nâng cao khả năng có việc làm cũng như khả năng khởi nghiệp của mình", thầy Vinh cho hay.
Theo Giaoduc.net
Nữ sinh Amsterdam nhận học bổng 6 tỷ đồng của đại học Mỹ Đang học chuyên Anh, nhưng Nguyễn Thị Minh Phương dự định theo học ngành Vật lý tại Đại học Pomona (Mỹ). Minh Phương nhận học bổng 6 tỷ đồng từ Đại học Pomona (Mỹ). Ảnh: NVCC Đại học Pomona - top 6 trường Liberal Art College (giáo dục khai phóng) - vừa chấp nhận trao học bổng cho Nguyễn Thị Minh Phương, lớp...