Đại học Kinh tế TP.HCM tuyển sinh du học bán phần, chuyển tiếp 2021
Do ảnh hưởng của Covid-19, việc chuyển hướng sang du học bán phần, chuyển tiếp được kỳ vọng là giải pháp chủ động để học sinh không bị đứt mạch học tập.
Dịch Covid-19 với nhiều diễn biến phức tạp khiến các chuyến bay quốc tế ngừng khai thác kể từ đầu tháng 4. Kế hoạch du học của học sinh không biết tạm ngưng đến khi nào. Để khắc phục tình trạng này, nhiều đơn vị đào tạo đã đưa ra giải pháp tích cực.
Xu hướng du học bán phần trước tình hình Covid-19
Nhiều học sinh đang lựa chọn chương trình du học bán phần để giải quyết vấn đề trước mắt. Các bạn có thể nhập học chương trình quốc tế mà không phải chờ đợi và được đi du học ngay sau dịch.
Sinh viên tốt nghiệp chương trình du học bán phần tại Đại học Western Sydney (Australia).
Thực tế cho thấy số thí sinh nộp hồ sơ ứng tuyển vào chương trình liên kết quốc tế của Đại học Western Sydney (Australia) và Đại học Kinh tế TP.HCM tăng gấp 3 lần so với cùng thời điểm năm ngoái.
TS Lý Quý Trung – Cố vấn cấp cao của Đại học Western Sydney khuyến nghị phụ huynh và du học sinh: “Ngày càng có nhiều trường đại học lớn trên thế giới liên kết với đại học trong nước. Với những trường có uy tín, việc kiểm soát nội dung và phương thức đào tạo rất nghiêm ngặt nhằm đảm bảo chất lượng học tập. Phụ huynh và học sinh cần tìm kiếm những chương trình học phù hợp và linh động để có thể lên đường du học ngay sau khi hết dịch”.
So với chương trình toàn phần, du học bán phần có nhiều điểm tương tự khi du học sinh vẫn được tiếp cận với nền giáo dục hiện đại từ các trường đại học trên thế giới. Chất lượng chương trình được đảm bảo bởi các trường đối tác. Bằng cấp giữa 2 hệ đào tạo bán phần và toàn phần không có sự khác biệt.
Du học bán phần tại các trường top 1% thế giới
Trước tình hình đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều sinh viên có nhu cầu tìm kiếm chương trình liên kết chất lượng từ các trường đại học uy tín. Do đó, Đại học Kinh tế TP.HCM thông báo tuyển sinh chương trình Cử nhân Kinh doanh-Du học bán phần UEH-ISB Pathway BBus.
Video đang HOT
Sinh viên theo học chương trình Cử nhân kinh doanh-Du học bán phần UEH-ISB Pathway BBus.
Cử nhân Kinh doanh-Du học bán phần UEH-ISB Pathway BBus là chương trình chuyển tiếp du học 2 1 (học 2 năm ở Việt Nam và một năm đi du học) liên kết giữa Viện ISB – Trường Đại học Kinh tế TP.HCM (UEH) với 4 đại học ở Australia và New Zealand.
Khi theo học chương trình, sinh viên học tập 2 giai đoạn. Ở giai đoạn đầu, sinh viên học 2 năm tại Việt Nam, được trang bị kiến thức nền tảng và rèn luyện kỹ năng tiếng Anh. Đến giai đoạn 2, sinh viên học một năm tại nước ngoài bằng cách chọn một trong 4 trường đại học, chuyên ngành tương ứng để du học và nhận bằng quốc tế.
4 trường bao gồm: Đại học Macquarie, Australia (đạt thứ hạng 237 top 1% thế giới); Đại học Western Sydney, Australia (hạng 300 top 1,2% thế giới); Đại học Wollongong, Australia (hạng 212 top 1% thế giới); Đại học Waikato, New Zealand (hạng 266 top 1% thế giới).
Chương trình UEH-ISB Pathway BBus có ưu điểm tiết kiệm chi phí đến 60%, phù hợp với những gia đình chưa sẵn sàng về tài chính song vẫn khát khao cho con em đi du học.
Chương trình cũng có thể đáp ứng nhu cầu của những học sinh muốn lấy bằng đôi cử nhân trong thời gian ngắn. Nếu du học thêm một năm, ngoài tấm bằng chuyên ngành lựa chọn, sinh viên nhận thêm tấm bằng “Data Science” – chuyên ngành đang có vai trò quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu.
UEH-ISB Pathway BBus là chương trình chuyển tiếp du học liên thông giữa Viện ISB – Trường Đại học Kinh tế TP.HCM với 4 đại học ở Australia và New Zealand. Sinh viên có thể lựa chọn chuyển tiếp một trong 4 trường sau:
- Đại học Macquarie, Australia: 13 chuyên ngành đào tạo
- Đại học Western Sydney, Australia: 10 chuyên ngành đào tạo
- Đại học Wollongong, Australia: 11 chuyên ngành đào tạo
- Đại học Waikato, New Zealand: 10 chuyên ngành đào tạo
Độc giả xem chi tiết chương trình tại isb.edu.vn/du-hoc-ban-phan/.
Kế hoạch du học bị "delay" mùa COVID-19: Làm sao để gỡ rối?
Trong lúc kế hoạch du học bị trì hoãn do ảnh hưởng dịch COVID-19, việc ra nước ngoài là không thể thì vẫn có nhiều giải pháp gỡ rối. Điều quan trọng là người học phải bình tĩnh, tránh những quyết định nóng vội.
Sinh viên học chương trình du học bán phần tại Đại học Kinh tế TPHCM liên kết với Đại học Western Sydney. Ảnh: Nhà trường cung cấp
Mỗi năm, có khoảng 600 nghìn học sinh trong số gần 1 triệu học sinh lớp 12 sẽ không lựa chọn học đại học trong nước mà quyết định đi du học, học cao đẳng, trung cấp hoặc đi làm.
Trong số đó, có hơn 100 ngàn học sinh lựa chọn du học. Những học sinh giỏi xuất sắc sẽ tìm kiếm và nhận được học bổng từ các Đại học nước ngoài như Mỹ, Nhật, Pháp, Anh, Úc, Canada, Singapore và các nước khác. Đây là con số thống kê mà ông Phùng Quán, Trưởng phòng thông tin - truyền thông (Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia TPHCM) đưa ra.
Từ thực tế này, cộng với tình hình dịch bệnh COVID-19 chưa hề thuyên giảm trên thế giới, ông Quán cho rằng, nguyện vọng du học của các học sinh sẽ rất khó thực hiện.
"Xu hướng học tập trong năm nay sẽ có sự dịch chuyển. Đây là nguồn tuyển cho các trường Đại học. Trong đó, học sinh sẽ ưu tiên lựa chọn các chương trình liên kết đào tạo quốc tế như 2 2, 3 1, 2 1, 2.5 1..." - ông Quán khẳng định.
PGS Trần Hà Minh Quân, Viện trưởng Viện Đào tạo Quốc tế (ISB), Đại học Kinh tế TPHCM chia sẻ rằng, xu hướng du học có sự thay đổi rõ trong năm nay. Số phụ huynh và học sinh tìm hiểu về các chương trình chuyển tiếp du học hoặc du học bán phần trong năm nay nhiều hơn so với năm ngoái.
Ông Quân nhận định, các trường đại học lớn trên thế giới, nơi mà đa số du học sinh Việt Nam lựa chọn vẫn tiếp tục tuyển sinh. Nhưng, tất cả đều trong "trạng thái chờ", và không biết chờ đến bao giờ.
"Học online chỉ là giải pháp tạm thời trong khi du học sinh phải trả đủ học phí thì không thoả đáng. Điều quan trọng nhất theo tôi là vẫn phải bình tĩnh để lựa chọn hướng đi tốt nhất" - ông Quân phân tích.
Theo ông Quân, để nhận diện một chương trình học liên kết chất lượng không quá khó.
Trước tiên, phải dựa vào yếu tố "thâm niên". Một chương trình tốt là chương trình đã được thời gian kiểm nghiệm, càng lâu càng tốt. Thứ hai là hãy xét trường đại học được liên kết trên thế giới với các chỉ số ranking, thứ hạng của nó trên các bảng xếp hạng uy tín.
Cuối cùng, phải tính tới "địa chỉ" của ngôi trường đó, nó phải đến từ những quốc gia có nền giáo dục đại học được nhiều du học sinh Việt Nam lựa chọn.
Du học sinh lao đao vì quyết định mới của chính phủ Mỹ
Ngày 6.7, trong bối cảnh dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp, cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan Mỹ (ICE) thông báo các du học sinh phải rời khỏi nước Mỹ nếu các lớp học trong trường được dạy trực tuyến hoàn toàn vào mùa thu này hoặc chuyển sang trường khác với sự hướng dẫn trực tiếp.
Điều này đặt ra khó khăn trực tiếp với các du học sinh và du học sinh Việt Nam cũng không nằm ngoài vòng xoáy đó.
Cục Hợp tác Quốc tế (Bộ Giáo dục và Đào tạo) nước ta thông tin, trường hợp phải về nước học online tại Việt Nam, du học sinh cần đăng ký với Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ.
Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ phối hợp với Bộ Ngoại giao báo cáo Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống COVID-19, Chính phủ, đề xuất tổ chức chuyến bay đưa du học sinh Việt Nam về nước.
Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng sẽ làm việc với các cơ quan liên quan, đặc biệt là Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam cập nhật tình hình và có giải pháp hỗ trợ phù hợp cho du học sinh.
TS. Lý Quí Trung: 'Nếu không có MBA, tôi đã không thành công thế này' "Là người không muốn đứng yên một chỗ, ở mỗi giai đoạn tôi đều muốn mình giỏi hơn, tích lũy thêm kiến thức và hoàn thiện bản thân. Có như vậy, tôi mới không cảm thấy lãng phí thời gian. Và MBA là thứ tôi chọn để học thêm ngay khi hoàn thành cử nhân tại Đại học Western Sydney". TS. Lý Quí...