Đại học Huế phải khẳng định vị thế ở miền Trung
Đó là nhấn mạnh của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ trong buổi làm việc với Đại học Huế về việc thực hiện Kết luận số 48-KL/TW ngày 25/5/2009 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành Đại học Quốc gia và Kết luận số 38 của Thủ tướng Chính phủ.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ làm việc với Đại học Huế chiều 18/7.
Báo cáo với Bộ trưởng tại buổi làm việc vào chiều 18/7, PGS.TS Nguyễn Quang Linh, Giám đốc Đại học Huế cho biết: Sau 11 năm thực hiện Kết luận 48 của Bộ Chính trị, Đại học Huế đã có những bước phát triển quan trọng. Hiện nay, Đại học Huế có 9 đơn vị thành viên, 01 phân hiệu, 4 khoa trực thuộc, 3 viện đào tạo và nghiên cứu, 3 trung tâm đào tạo… Đội ngũ cán bộ, giảng viên tăng 2,5 lần sau 11 năm.
Năm 2020, Đại học Huế có 142 ngành đào tạo đại học, 92 ngành đào tạo thạc sĩ và 56 ngành đào tạo tiến sĩ, 63 ngành đào tạo bác sĩ chuyên khoa I và II, 12 ngành đào tạo bác sĩ nội trú; có 40.000 sinh viên hệ chính quy, 4.500 học viên sau đại học. Đại học Huế hiện có 17 chương trình liên kết đào tạo đại học và sau đại học.
Từ năm 1994 đến nay, Đại học Huế đã chủ trì thực hiện gần 300 đề tài, nhiệm vụ khoa học và công nghệ; có 175 sản phẩm công nghệ, trong đó có 25 sản phẩm có tiềm năng thương mại đã được chuyển giao và thương mại hóa. Đại học Huế hiện có 19 nhóm nghiên cứu mạnh, số lượng công bố khoa học đăng trên các ấn phẩm khoa học quốc tế uy tín tăng nhanh và có tính liên tục trong 10 năm qua.
“Mục tiêu của Đại học Huế là phát triển theo hướng quản trị hệ thống đại học, thành đại học quốc gia theo định hướng nghiên cứu. Phấn đấu đến năm 2025 Đại học Huế xếp ở tốp 3 các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam, trong tốp 300 Châu Á và 1.000 thế giới; năm 2030, tốp 200 Châu Á và 700 thế giới”, PGS.TS Nguyễn Quang Linh cho hay.
Video đang HOT
Đánh giá cao nỗ lực của Đại học Huế trong thời gian qua và đồng tình với chiến lược của Đại học Huế trong tương lai, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng, để thực hiện được chiến lược này, Đại học Huế cần có định hướng rõ ràng và quyết liệt trong triển khai.
Bởi trên thực tế, theo Bộ trưởng, do định hướng còn chưa rõ nên mối quan hệ hữu cơ giữa các đơn vị thành viên của Đại học Huế chưa cao. Chưa phát triển dựa trên đề án tổng thể và sự hợp lực để tạo sự đột phá, có đơn vị thành viên có tiềm lực phát triển nhưng cũng có đơn vị còn rất khó khăn. Một số ngành có điều kiện phát triển nhưng chưa phát triển xứng tầm. Cơ sở vật chất cơ bản vẫn dựa trên những gì đang có mà chưa có đột phá.
Từ thực tế này, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đề nghị Đại học Huế tiếp tục tập trung xây dựng đề án phát triển Đại học Huế thành đại học quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045, trong đó chú ý đến mô hình phát triển theo định hướng nghiên cứu. Cụ thể là trên nền tảng thực hành, từng bước nâng cao hàm lượng nghiên cứu. Khoa học cơ bản, khoa học xã hội và nhân văn cũng phải được phát huy.
“Về tổ chức, cần lưu ý, Đại học Huế với các trường thành viên phân cấp, phân quyền như thế nào để vẫn tạo điều kiện tự chủ nhưng không tùy tiện mà là hợp lực. Vai trò của Đại học Huế là tập trung vào chiến lược, định hướng, điều kiện, chứ không phải thi công. Tránh xung đột giữa các đơn vị thành viên, mỗi thành viên ở trong đó thấy mình có quyền lợi”, Bộ trưởng nói.
Bộ trưởng cũng lưu ý Đại học Huế cần rà soát cơ cấu ngành nghề đào tạo, quy hoạch thành nhóm ngành nghề mũi nhọn, theo địa chỉ để tránh rơi vào tình trạng dàn trải. Quy hoạch ngành nghề này cần gắn với liên kết đào tạo quốc tế và tăng cường kiểm định quốc tế.
Cho rằng Đại học Huế phải gắn rất sâu với tỉnh Thừa Thiên Huế và các địa phương trong vùng, Bộ trưởng nhận định: “5 năm tới Thừa Thiên Huế rất cần nguồn nhân lực để thực hiện chương trình phát triển kinh tế – xã hội, Đại học Huế nên đề xuất đề án phát triển nguồn nhân lực cho tỉnh sát với yêu cầu thực tiễn. Các địa phương trong chiến lược phát triển 5 năm tới đây cũng đều lấy nguồn nhân lực là khâu đột phá, Đại học Huế phải nắm bắt nhu cầu này để trở thành động lực phát triển của từng địa phương và của cả vùng”.
Đối với hoạt động nghiên cứu khoa học, Bộ trưởng lưu ý, Đại học Huế cần tập trung phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh, có các chương trình nghiên cứu liên ngành, xuyên ngành, tạo ra thế mạnh riêng. Để thực hiện được 3 trụ cột: đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo, Đại học Huế cần đầu tư một số phòng thí nghiệm lớn dùng chung cũng như tính đến các nguồn lực dùng chung khác. Ngoài ra, theo Bộ trưởng, Đại học Huế có đầy đủ các điều kiện để liên kết đào tạo quốc tế nên cần tiếp tục phát huy thế mạnh này.
Giám đốc ĐH Huế: Không thi THPT quốc gia, chúng tôi xoay không kịp
Nếu không thể tổ chức thi THPT quốc gia, ĐH Huế sẽ gặp khó khăn khi tuyển sinh.
Đó là chia sẻ của PGS.TS Nguyễn Quang Linh, Giám đốc ĐH Huế trước quan điểm về thi hay không thi THPT quốc gia năm nay.
PGS. Nguyễn Quang Linh cho biết ĐH Huế đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực. Do vậy, có những ngành tuyển sinh tốt, có ngành khó tuyển. Kinh nghiệm 3 năm vừa qua sử dụng kết quả thi THPT quốc gia cho thấy, kỳ thi đang đi đến ổn định, là căn cứ tốt để các trường ĐH xét tuyển.
Theo PGS. Linh, kết quả của kỳ thi thực sự có giá trị đối với các trường ĐH. Đối với những ngành top trên, kết quả thi là cơ hội sàng lọc, phân loại, phân lớp thí sinh. Hơn nữa, cần phải có một kỳ thi để đánh giá kết thúc quá trình học tập của phổ thông. Cho dù có thí sinh không vào ĐH thì họ cũng tốt nghiệp phổ thông để đi làm ngành nghề khác.
PGS. Nguyễn Quang Linh nêu quan điểm đã học là phải thi. Học không thi học sinh sẽ xao nhãng việc học.
Tuy nhiên, xét góc độ làm quản lý ĐH, PGS. Nguyễn Quang Linh mong muốn dịch kết thúc sớm. Trừ trường hợp nếu không tổ chức được kỳ thi THPT quốc gia thì quả thật việc tinh giản chương trình cũng khó khăn; việc tổ chức kỳ thi cũng nan giải. Từ đó, dẫn đến hệ lụy, các trường ĐH phải căn cứ vào học bạ để xét tuyển.
Nhưng để giám sát được chất lượng học bạ có tương đương với yêu cầu chất lượng đầu vào của các trường, các ngành học, đặc biệt những ngành học đòi hỏi hàn lâm như khoa học cơ bản là gặp khó khăn. Đặc biệt là không biết căn cứ vào đâu để đánh giá dẫn hoài nghi lẫn nhau, ĐH không tin phổ thông, phổ thông không tin ĐH vì thiếu thước đo công minh. Cho đến nay, dù tỷ lệ tốt nghiệp lên đến trên 90% nhưng kỳ thi THPT quốc gia vẫn được coi là thước đo công minh nhất.
Thực ra hiện nay các trường đều rất bị động. ĐH Quốc gia TPHCM đã có chuẩn bị cho kỳ thi đánh giá năng lực nhưng đến giờ, do dịch bệnh bất ngời nên cũng hoàn toàn bị động. ĐH Huế cũng đã đăng ký thi đánh giá năng lực đầu vào nhưng mới xây dựng được xong giai đoạn 1. Trong khi đó, để thực hiện được phải hoàn thành 3 giai đoạn.
Vì vậy, nếu không tổ chức được kỳ thi THPT quốc gia thì ĐH Huế chỉ có thể căn cứ vào kết quả học bạ để xét tuyển. Những năm vừa qua, ĐH Huế vẫn có từ 12-15% chỉ tiêu xét tuyển bằng phương thức này. Tuy nhiên, sau một thời gian vào học, nhiều sinh viên trúng tuyển bằng kết quả học hoặc bị buộc thôi họ vì không đạt yêu cầu hoặc chất lượng thấp hơn hẳn so với đối tượng xét tuyển bằng kết quả thi THPT quốc gia.
Do đó, PGS. Nguyễn Quang Linh ủng hộ phương án tổ chức được kỳ thi THPT quốc gia là tốt nhất. Các phương án tuyển sinh khác đều đã được các trường tính tới. Nhưng với việc trăm hoa đua nở sẽ dễ dẫn đến tình trạng thí sinh lúng túng, các cơ sở giáo dục ĐH thì vỡ trận.
"Không ai lường trước được dịch COVID-19 sẽ diễn tiến như thế nào. Trong trường hợp nếu dịch kéo dài đến tháng 8 vẫn không thể tổ chức thi thì chắc chắn chúng ta phải thực hiện theo kịch bản như thời chiến", PGS. Nguyễn Quang Linh cho hay.
Nghiêm Huê
Đại học quốc gia: Đột phá tự chủ để phát triển mạnh hơn Từ khi thành lập đến nay, hai đại học quốc gia (ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Quốc gia TPHCM) luôn khẳng định là hai đơn vị đầu tàu trong hệ thống giáo dục đại học cả nước. Điều này được minh chứng qua chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học (NCKH), công bố quốc tế, đóng góp cho cộng đồng; vị...