Đại học Hàng hải Việt Nam đào tạo 3 khoá chuyển giao công nghệ logistics
GDVN- Từ tháng 8/2022 đến nay, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam đã triển khai 3 khoá đào tạo chuyển giao công nghệ logistics cho 45 học viên đến từ nhiều đơn vị.
Nằm trong khuôn khổ Dự án “Nâng cao năng lực Trung tâm đào tạo logistics Tiểu vùng Mekong – Nhật Bản tại Việt Nam, giai đoạn 2″, từ tháng 8/2022 đến nay, Trung tâm đào tạo logistics Tiểu vùng Mekong – Nhật Bản tại Việt Nam thuộc Trường Đại học Hàng hải Việt Nam đã triển khai 3 khoá đào tạo chuyển giao công nghệ.
Tham gia các khoá đào tạo có 45 học viên đến từ các công ty, đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực logistics tại miền Bắc Việt Nam như: MN Shipping, United Warehouse UWG, Lokaport,…
Ông Masaru Watanabe – Giám đốc Hiệp hội Hợp tác Giao thông vận tải Nhật (JICA) phát biểu tại một khoá đào tạo (Ảnh: Trung Kiên)
Được đánh giá là một trong những quốc gia sở hữu ngành Logistics phát triển nhất thế giới, thời gian gần đây, chính phủ Nhật Bản luôn tạo điều kiện để phát triển và cập nhật những tiêu chuẩn mới cho ngành Logistics.
Song song với việc hình thành nguồn nhân lực chất lượng cao thông qua các chương trình đào tạo nghề cũng như hợp tác với các quốc gia khác đang trong giai đoạn phát triển cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực ngành Logistics, Việt Nam được xem như là một trong những đối tác chiến lược trong giai đoạn năm 2016 – 2020 tầm nhìn đến năm 2030.
Ông Haruo Fujinuma – Giám đốc điều hành Trung tâm Logistics Hải Phòng, Công ty TNHH Yusen Logistics (Việt Nam) phát biểu tại buổi Khai mạc (Ảnh: Trung Kiên)
Trung tâm đào tạo logistics Tiểu vùng Mekong – Nhật Bản tại Việt Nam nằm tại Trường Đại học Hàng hải Việt Nam do Quỹ Hội nhập Nhật Bản – ASEAN (JAIF) tài trợ.
Đây là cơ sở đào tạo thực hành về logistics duy nhất trong khu vực CLMV (Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam) có khả năng đào tạo nguồn nhân lực logistics một cách chuyên nghiệp, được hỗ trợ kỹ thuật và chuyển giao công nghệ từ Nhật Bản, đã đóng góp hiệu quả vào công tác đào tạo nguồn nhân lực của các quốc gia CLMV.
Học viên thực hành tại Trung tâm đào tạo logistics Tiểu vùng Mekong – Nhật Bản tại Việt Nam (Ảnh: Trung Kiên)
Các khóa đào tạo được giảng dạy bởi những chuyên gia trong lĩnh vực Logistics tại Nhật Bản và Việt Nam đến từ các công ty: Công ty TNHH Yusen Logistics, Công ty Nippon Express,…
Video đang HOT
Các khoá đào tạo này góp phần không nhỏ vào việc tạo một tiền đề vững chắc cho sự phát triển của ngành Logistics Việt Nam nói riêng và thúc đẩy quan hệ đối tác toàn diện giữa hai quốc gia Việt Nam – Nhật Bản nói chung trong những năm tới.
Khảo sát, nghiên cứu thực tế tại kho hàng của Trung tâm Logistics Hải Phòng, Công ty Nippon Express (Việt Nam) (Ảnh: Trung Kiên)
Các học viên tham gia khoá học đều nhận xét rằng đây là chương trình đào tạo có tính ứng dụng cao, giúp đỡ rất nhiều học viên trong việc nắm bắt và đào sâu về kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ trong công việc.
Bạn Trương Quang Đại – Học viên từ Công ty Macnel Shipping phát biểu cảm tưởng (Ảnh: Trung Kiên)
Đặc biệt, khoá đào tạo sắp tới dự kiến sẽ được tổ chức vào cuối tháng 10/2022, sẽ có sự tham gia của các học viên đến từ các quốc gia khác như Lào, Myanmar và Campuchia.
Học viên một khóa học nhận chứng chỉ từ các chuyên gia Nhật Bản (Ảnh: Trung Kiên)
Khoá đào tạo sẽ góp phần không nhỏ vào việc quảng bá rộng rãi hình ảnh trung tâm đến các doanh nghiệp logistics trong khu vực nhằm thu hút học viên, từ đó cung cấp nguồn nhân lực logistics chất lượng cao cho các quốc gia CLMV nói riêng và khu vực ASEAN nói chung.
Đồng thời thúc đẩy quan hệ đối tác toàn diện giữa các quốc gia trong cùng khu vực trong những năm tới.
Trường Đại học Hàng hải Việt Nam hướng tới kiểm định khu vực và quốc tế
Trong những năm qua, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam (Hải Phòng) luôn chú trọng đến công tác kiểm định chất lượng chương trình đào tạo, nâng tầm thương hiệu.
Công tác kiểm định chất lượng chương trình đào tạo hiện đang được đặt ra như là một yêu cầu cấp thiết và tạo tiền đề cho các trường đại học thực hiện tự chủ theo định hướng của Luật Giáo dục Đại học sửa đổi.
Đồng thời, kiểm định chất lượng là hoạt động mang tính công khai hỗ trợ sinh viên, học viên và các nhà tuyển dụng có được cái nhìn khách quan về chương trình đào tạo. Từ đó, các trường đại học khẳng định được chất lượng cũng như không ngừng hoàn thiện hệ thống đào tạo của mình.
Trong những năm qua Trường Đại học Hàng hải Việt Nam đặc biệt quan tâm và chú trọng đến công tác kiểm định chất lượng chương trình đào tạo.
Nhà trường đã hoàn thành đánh giá chất lượng 4 chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn Bộ Giáo dục và Đào tạo vào tháng 6/2021.
Không chỉ dừng lại ở việc kiểm định trong nước, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam mong muốn hướng tới cấp khu vực và thế giới.
Khu nhà Hiệu bộ Trường Đại học Hàng hải Việt Nam (Ảnh: NTCC)
Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á (ASEAN University Network-AUN) được thành lập vào năm 1995 theo sáng kiến của Hội đồng Bộ trưởng giáo dục các nước ASEAN.
AUN là mạng lưới có uy tín và lớn nhất trong khu vực, với mục đích xây dựng một cộng đồng giáo dục chất lượng cao, có thể sánh vai với các tổ chức uy tín về giáo dục khác trên thế giới.
Nhận được thức được điều này, Nhà trường đã có những bước chuẩn bị từ sớm cho hoạt động kiểm định của AUN.
Ngay từ năm 2015, Trường đã là thành viên liên kết với AUN, đây là điều kiện thuận lợi để Trường tiếp cận sâu sắc với tiêu chuẩn chất lượng khu vực và tăng cường kết nối với các đối tác trong mạng lưới.
Phiên Khai mạc đợt đánh giá ngoài từ xa ngày 16/8/2021 (Ảnh: NTCC)
Sau một thời gian chuẩn bị kỹ lưỡng, ngày 16/8/2021, Phiên Khai mạc đợt đánh giá ngoài từ xa 04 chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn AUN-QA lần thứ 228 đã diễn ra tại Trường Đại học Hàng hải Việt Nam. Tham gia vào đợt đánh giá có Tiến sĩ Choltis Dhirathiti - Giám đốc điều hành Mạng lưới các Trường Đại học Đông Nam Á (AUN), Giáo sư, Tiến sĩ Rosemary Seva - Trưởng đoàn AUN-QA và các chuyên gia đánh giá hàng đầu trong khu vực.
Ảnh chụp phiên khai mạc tại một số điểm cầu (Ảnh: NTCC)
Hoạt động kiểm định diễn ra liên tục trong vòng 5 ngày một cách nghiêm túc và hiệu quả dựa trên 11 tiêu chuẩn cùng 50 tiêu chí của AUN-QA với 04 chương trình đào tạo: Máy tàu biển, Điều khiển tàu biển, Kinh tế Hàng hải, Kinh doanh quốc tế và logistics.
Đây chính là các chuyên ngành thế mạnh và đặc thù của Nhà trường, góp phần quan trọng vào việc thực hiện thành công chiến lược phát triển kinh tế biển của đất nước cũng như định hướng phát triển của Thành phố Hải Phòng.
Công tác đánh giá dựa trên việc kiểm tra minh chứng, làm việc với các lãnh đạo Khoa, Viện; đại diện giảng viên, sinh viên, cựu sinh viên và nhà tuyển dụng.
Giáo sư, Tiến sĩ Rosemary Seva (Philippines), Trưởng đoàn đánh giá AUN-QA phát biểu tổng kết đợt đánh giá (Ảnh: NTCC)
Kết quả tại đợt kiểm định, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam được Hội đồng đánh giá rất cao các tiêu chí: giảng viên, hệ thống cơ sở vật chất và chất lượng đầu ra của sinh viên; 3 tiêu chí này được đánh giá là điểm sáng, hình mẫu quốc gia.
Tàu huấn luyện VMU Việt - Hàn (Ảnh: NTCC)
Trải qua quá trình thẩm định khắt khe kết quả đánh giá, ngày 21/02/2022, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam đã chính thức được AUN thông báo và cấp chứng nhận đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn AUN-QA cho 4 chương trình đào tạo.
Điều này đánh dấu một bước tiến quan trọng trong tiến trình hội nhập giáo dục đào tạo toàn cầu của Nhà trường.
Trường Đại học Hàng hải Việt Nam đã chính thức được AUN thông báo và cấp chứng nhận đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn AUN-QA cho 4 chương trình đào tạo (Ảnh: NTCC)
Với quy trình chặt chẽ, minh bạch và toàn diện, sự thành công của chương trình đánh giá ngoài từ xa đầu tiên theo tiêu chuẩn quốc tế AUN-QA là sự khẳng định rõ nét cho chất lượng đào tạo hàng đầu của Trường Đại học Hàng hải Việt Nam.
Đồng thời, đây sẽ là bước đệm vững chắc cho việc thực hiện mục tiêu trở thành trường đại học định hướng ứng dụng trọng điểm quốc gia, trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng hàng đầu trong các lĩnh vực kinh tế biển của khu vực ASEAN (vào năm 2025) và khu vực châu Á - Thái Bình Dương (vào năm 2030).
Đại học Hàng hải VN ưu tiên tuyển học sinh giỏi Tỉnh, TP, có chứng chỉ tiếng Anh Năm 2022, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam dự kiến chỉ tiêu tuyển sinh hệ đại học chính quy là 3.600 sinh viên với 4 phương thức xét tuyển. Theo kế hoạch tuyển sinh năm 2022 của Trường Đại học Hàng hải Việt Nam (Hải Phòng), nhà trường dự kiến vẫn giữ nguyên chỉ tiêu, phương thức xét tuyển như năm 2021....