Đại học Đà Nẵng sẽ tuyển sinh vào Đại học năm 2018 như thế nào?
Trong kỳ tuyển sinh lần này, có 6 cơ sở giáo dục thành viên của Đại học Đà Nẵng xét tuyển vào đại học hệ chính quy dựa trên học bạ trung học phổ thông.
Đại học Kinh tế Đà Nẵng sẽ có thêm hai ngành mới trong đợt tuyển sinh đại học hệ chính quy năm 2018. Ảnh: TT
Đại học Đà Nẵng vừa công bố thông tin đăng ký xét tuyển vào đại học hệ chính quy năm 2018 của các cơ sở giáo dục đại học thành viên.
Cụ thể, đối với các trường đại học xét tuyển theo kết quả thi trung học phổ thông quốc gia gồm:
Trường Đại học Bách khoa, Đại học Kinh tế, Đại học Ngoại Ngữ, Đại học sư phạm, Đại học sư phạm Kỹ thuật, Phân hiệu Đai học Đà Nẵng tại Kontum, Khoa Y Dược, Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt – Anh, Khoa Công nghệ thông tin và truyền thông, Khoa giáo dục thể chất.
Tại trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng: năm nay tuyển sinh 38 ngành với chỉ tiêu dự kiến là 3.180 chỉ tiêu.
Các tổ hợp xét tuyển gồm: Toán – Hóa học – Vật Lý, Toán – Hóa Học – Tiếng Anh, Toán – Vật Lý – Tiếng Anh, Vẽ mỹ thuật – Toán – Ngữ Văn…
Điểm sàn đăng ký xét tuyển vào các ngành này đều từ 18 điểm trở lên (ba môn). Trường cũng đã công bố áp dụng tiêu chí phụ đối với thí sinh bằng điểm nhau ở tất cả các ngành.
Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng: sẽ tuyển 2.920 chỉ tiêu ở 16 ngành. Điểm xét tuyển đầu vào sẽ công bố sau khi có kết quả thi trung học phổ thông quốc gia.
Đại diện nhà trường cho biết, phương án tuyển sinh hệ Đại học chính quy của Trường không thay đổi. Năm 2018, Nhà trường xét tuyển ưu tiên theo trình tự như sau:
Video đang HOT
Xét tuyển thẳng những thí sinh đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia và những thí sinh đủ điều kiện khác theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Xét tuyển những thí sinh tốt nghiệp trung học phổ thông, điểm xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2018.
Số lượng môn xét tuyển là 3 môn theo các khối thi A00, A01, D01 (tất cả các ngành) và D90 cho nhóm 14 ngành và D96 cho nhóm 3 ngành:
Xét trúng tuyển theo ngành dựa trên chỉ tiêu đào tạo của từng ngành đã được công bố và điểm xét tuyển của thí sinh. Điểm xét tuyển của thí sinh được xác định như sau:
Điểm xét tuyển vào ngành = Tổng điểm ba môn xét tuyển (không nhân hệ số) Điểm ưu tiên tuyển sinh theo quy định của Bộ.
Sau khi trúng tuyển vào ngành, sinh viên được lựa chọn và đăng ký theo học ở bất kỳ chuyên ngành thuộc ngành đã đăng ký.
“Năm nay phương án tuyển sinh không khác năm ngoái. Tuy nhiên, năm 2018, trường tuyển sinh hai ngành mới là Ngành Thống kê Kinh tế và Ngành Thương mại Điện tử (trước đây là chuyên ngành).
Ngành Thương Mại Điện tử cùng với Du lịch là hai ngành sẽ đào tạo theo quy chế đặc thù với sự tham gia của doanh nghiệp trong quá trình đào tạo, theo quy định mới của Bộ.
Theo đó, người học sẽ được tăng 50% thời gian thực hành tại các doanh nghiệp bên cạnh 50% thời gian được đào tạo kiến thức ở trường”, vị đại diện này cho hay.
Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng: sẽ tuyển 2.174 chỉ tiêu với 32 ngành đào tạo. Ngoài ra, nhà trường cũng áp dụng tiêu chí phụ đối với thí sinh bằng điểm nhau theo hướng ưu tiên theo thứ tự môn xét tuyển trong tổ hợp.
Điểm đảm bảo chất lượng đầu vào của các ngành phải có điểm môn thứ tự ưu tiên trong các tổ hợp xét tuyển từ 5 điểm trở lên. Điển hình như ngành: giáo dục tiểu học thì môn Toán>= 5 điểm.
Trường Đại học Ngoại ngữ Đà Nẵng: tuyển sinh 1.500 chỉ tiêu với 17 ngành đào tạo.
Các tổ hợp xét tuyển bao gồm: Toán – Ngữ Văn – Tiếng Anh (hệ số 2), Toán – Khoa học xã hội – Tiếng Pháp, Toán – Ngữ Văn – Tiếng Trung Quốc, Toán – Ngữ Văn – Tiếng Nhật…
Nhà trường cũng áp dụng tiêu chí phụ đối với các thí sinh bằng điểm. Trong đó, ưu tiên môn ngoại ngữ. Nhà trường cũng công bố điểm chuẩn đảm bảo chất lượng đầu vào sau kỳ thi trung học phổ thông quốc gia.
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Đà Nẵng:sẽ tuyển 1.000 chỉ tiêu với 8 ngành. Đây là trường vừa được nâng cấp từ trường Cao đẳng công nghệ Đà Nẵng và Khoa sư phạm kỹ thuật của trường Đại học Bách khoa.
Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum:tuyển sinh 462 chỉ tiêu với 13 ngành đào tạo.
Viện Nghiên cứu và đào tạo Việt Anh: tuyển 100 chỉ tiêu với 3 ngành: quản trị và kinh doanh quốc tế, khoa học và kỹ thuật máy tính, khoa học y sinh.
Khoa Y dược: tuyển sinh 250 chỉ tiêu với 4 ngành.
Khoa Công nghệ thông tin và truyền thông: tuyển sinh 350 chỉ tiêu với 4 ngành.
Khoa Giáo dục thể chất: tuyển 15 chỉ tiêu ngành giáo dục thể chất. Tiêu chí phụ xét điểm thi năng khiêu.
Đối với 6 cơ sở giáo dục đại học thuộc Đại học Đà Nẵng xét tuyển theo học bạ thì trường Đại học sư phạm có 15 ngành với 450 chỉ tiêu.
Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật xét tuyển 7 ngành với 200 chỉ tiêu, Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum có 12 ngành 390 chỉ tiêu.
Viện Nghiên cứu và đào tạo Việt Anh có 3 ngành với 80 chỉ tiêu, Khoa Công nghệ thông tin và truyền thông có 4 ngành với 150 chỉ tiêu, Khoa Giáo dục thể chất 1 ngành với 15 chỉ tiêu.
Theo Giaoduc.net
Trường đại học có nhiều ngành chỉ đào tạo 10 sinh viên
Năm 2018 nhiều ngành đào tạo sư phạm của Trường ĐH Hồng Đức (Thanh Hóa) sẽ chỉ tuyển sinh và đào tạo từ 10 đến 15 sinh viên theo đơn đặt hàng của địa phương này.
ảnh minh họa
PGS.TS Lê Văn Trưởng, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Hồng Đức cho biết đây sẽ là điểm đặc biệt trong công tác đào tạo các ngành sư phạm của trường trong năm nay.
Theo đó, UBND tỉnh Thanh Hóa đã có Đề án đặt hàng Trường ĐH Hồng Đức đào tạo mỗi năm mỗi ngành từ 10-15 em, ít nhất tổng điểm 3 môn là 24 điểm. Nếu đào tạo đạt các chuẩn thì tỉnh sẽ sử dụng và đảm bảo cho các em việc làm khi ra trường.
"Trước sức ép đào tạo giáo viên cho việc đổi mới chương trình, SGK mới thì tỉnh đặt hàng yêu cầu đầu vào 24 điểm với 3 môn không tính ưu tiên, ít nhất 8 điểm mỗi môn. Mầm non và tiểu học hiện vẫn đang thiếu giáo viên nên chúng tôi vẫn sẽ tuyển sinh bình thường như mọi năm, còn giáo viên cho cấp THCS và THPT thì mỗi ngành (môn) chỉ khoảng 10-15 em, đây là điểm mới độc đáo", ông Trưởng cho hay.
Theo ông Trưởng, đây là lần đầu tiên nhà trường đào tạo theo địa chỉ sử dụng do địa phương đặt hàng.
"Các em sẽ được đào tạo theo chương trình chất lượng cao. Tỉnh cam kết sẽ sử dụng khi các em tốt nghiệp ra trường".
Trao đổi với Báo, đại diện Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD-ĐT) cũng đánh giá cao và rất hoan nghênh hướng đi này của tỉnh Thanh Hóa, theo hướng trường đào tạo giáo viên theo đặt hàng của địa phương.
Ông Trần Anh Tuấn, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học : "Thanh Hóa là tỉnh đầu tiên đưa ra đề án đó, như vậy trường sẽ đào tạo theo đúng địa chỉ, tức nhu cầu địa phương bao nhiêu thì đào tạo bấy nhiêu. Trường đưa ra ngưỡng đầu vào cao thì sẽ chọn lựa được các sinh viên tốt. Toàn bộ kinh phí tỉnh sẽ đầu tư ngân sách cho Trường ĐH Hồng Đức để đảm bảo nguồn nhân lực chất lượng cao.Được biết, mỗi sinh viên sẽ được hỗ trợ thêm 5 triệu đồng mỗi năm. Điều này là rất tốt, phù hợp với hướng đi của Bộ GD-ĐT để giải quyết bài toán thừa thiếu giáo viên".
Theo Vietnamnet
Giám đốc Sở Giáo dục TP HCM: Học nghề không phải để được cộng điểm Trước nhiều cách hiểu khác nhau, ngành giáo dục TP HCM cho biết mục đích của học nghề bậc phổ thông là để học sinh tự lập. Ông Lê Hồng Sơn. Ảnh: Mạnh Tùng. Tại buổi lãnh đạo thành phố gặp gỡ thiếu nhi đầu xuân Mậu Tuất ngày 24/2, nữ sinh lớp 7 Nguyễn Minh Hiếu (trường THCS Nguyễn Du, quận Gò...