Đại học Công nghiệp Việt – Hung: Đào tạo nguồn nhân lực trường trong cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0
Sự phát triển mạnh mẽ như vũ bão của cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0 đã đem đến nhiều thay đổi trong mọi mặt của đời sống xã hội từ cách thức thực hiện các công việc cho tới cuộc sống thường ngày đều bị tác động đáng kể.
Sự thay đổi và phát triển của công nghệ thông tin yêu cầu nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp phải thích ứng với sự thay đổi này.
Để thích nghi với sự thay đổi của công nghệ 4.0 đòi hỏi nguồn nhân lực trong mọi lĩnh vực phải được đào tạo lại để bắt kịp xu hướng phát triển của công nghệ 4.0 nhằm duy trì, tồn tại và phát triển.
Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đòi hỏi đội ngũ nguồn nhân lực cần có trình độ cao hơn về lĩnh vực hoạt động cũng như kĩ năng sử dụng các phần mềm máy tính, mạng internet nhằm đạt được hiệu quả công việc và tạo được sự thuận tiện trong việc quản lý các thông tin, dữ liệu.
Bắt kịp với sự thay đổi của công nghệ 4.0 ngành giáo dục cũng đã có những bước chuyển mình, thích ứng trên mọi khâu trong quá trình tuyển sinh, đào tạo. Từ đầu vào tuyển sinh đã sử dụng các phần mềm công nghệ nhằm tạo điều kiện cho thí sinh đăng kí mọi nơi, mọi lúc, chủ động đồng thời bộ giáo dục quản lý được số lượng, tình trạng đăng kí của người học.
Trong quá trình đào tạo, các trường đại học cũng ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy với tỉ trọng cao với các phương thức giảng dạy đa dạng, phù hợp với người học như giảng dạy sử dụng các thiết bị công nghệ hỗ trợ như máy tính, máy chiếu hay các phương pháp giảng dạy qua phần mềm zoom, myViewBoard, Google classroom, Teams, Google Hangouts, Skype, Google meet,…
Với việc thay đổi trong cách thức và phương pháp giảng dạy đã thôi thúc đội ngũ giáo viên, giảng viên, nhân viên tìm tòi, ứng dụng các phương pháp giảng dạy mới, học hỏi nâng cao kĩ năng sử dụng các phần mềm máy tính phục vụ cho việc giảng dạy nhằm đạt được hiệu quả cao trong công tác giảng dạy.
Trải qua gần 3 năm chịu tác động tiêu cực của dịch bệnh Covid từ 2020-2022, trong khoảng thời gian này mọi ngành nghề đều có sự thay đổi nhằm thích nghi và hạn chế sự ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch đối với sức khỏe con người. Ngành giáo dục là một trong những ngành có những sự thay đổi to lớn trong khoảng thời gian này trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy và đã hạn chế được sự tác động của đại dịch đến việc dạy và học, đảm bảo cho học sinh, sinh viên vẫn duy trì được việc học tập trong khoảng thời gian giãn cách xã hội. Và các thiết bị, phần mềm công nghệ 4.0 chính là công cụ đắc lực giúp ngành giáo dục thực hiện được điều này.
Trường Đại học Công nghiệp Việt – Hung đã thực hiện các hoạt động đào tạo nguồn nhân lực trong đội ngũ giảng viên, nhân viên sử dụng công nghệ 4.0 ứng dụng vào công tác giảng dạy, tiếp tục duy trì công tác giảng dạy, học tập trong tình hình mới.Việc đào tạo nguồn nhân lực trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0 tại nhà trường được thể hiện:
Thứ nhất, hoạt động giảng dạy đã ứng dụng các phương pháp giảng dạy sử dụng nhiều yếu tố công nghệ hơn thể hiện ra đó là việc sử dụng các phần mềm giảng dạy trực tuyến vào trong học tập, đánh giá kết quả học tập của sinh viên. Bài giảng cũng được xây dựng với nhiều yếu tố công nghệ kết hợp sử dụng phần mềm soạn thảo và mạng máy tính. Mạng máy tính là yếu tố then chốt giúp kết nối giảng viên và sinh viên một cách nhanh nhât, thuận tiện nhất nhằm truyền đạt thông tin một cách kịp thời.
Video đang HOT
Thứ hai, hoạt động đào tạo nguồn nhân lực trong nhà trường để ứng dụng công nghệ thông tin được triển khai định kì thông qua các hội thảo khoa học của trường nhằm đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho giai đoạn mới khi công nghệ thông tin phát triển và xâm nhập vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Thứ ba, nhà trường đầu tư hệ thống máy tính, mạng được nhà trường chú trọng, nâng cấp nhằm đáp ứng nhu cầu giảng dạy, học tập với các phòng máy tính có mạng internet kết nối.
Thứ tư, giảng viên và sinh viên được nhà trường cung cấp các tài khoản zoom, Teams,…để phục vụ cho hoạt động giảng dạy và học tập kịp thời, nhanh chóng.
Trong thời gian tới, khi cuộc cách mạng công nghệ 4.0 tiếp tục được phủ rộng và phát triển hơn nữa thì việc đào tạo nguồn nhân lực trong đội ngũ giảng viên, nhân viên trong nhà trường tiếp tục được chú trọng nhằm đạt được hiệu quả trong hoạt động đào tạo, mang lại cho sinh viên các kiến thức, kĩ năng, trình độ đạt yêu cầu và hiệu quả đưa trường Đại học Công nghiệp Việt – Hung bắt kịp theo xu hướng phát triển của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 với nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng được công tác đào tạo tại nhà trường.
Một số hình ảnh thực tập của sinh viên nhà trường
Lý giải tên gọi lạ của Trường Đại học Khoa học Sức khoẻ
Trường Đại học Khoa học Sức khoẻ - với một tên gọi khác biệt so với các trường đào tạo khối ngành Sức khoẻ hiện nay sẽ là một trường đại học thành viên của Đại học Quốc gia TPHCM.
Hội đồng thẩm định đề án thành lập Trường Đại học Khoa học Sức khỏe họp phiên ngày 26.9.2020. Ảnh: Phương Thanh
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam vừa ký Quyết định số 1122/QĐ-TTg ngày 23.9.2022 phê duyệt chủ trương thành lập Trường Đại học Khoa học Sức khoẻ là trường đại học thành viên của Đại học Quốc gia TPHCM.
Tên gọi lạ này ngay lập tức gây chú ý khi các trường đại học đào tạo khối Sức khoẻ hiện nay thường có tên trường đại học y dược.
Theo tìm hiểu của Lao Động thì đề án thành lập Trường Đại học Khoa học Sức khỏe đã được Đại học Quốc gia TPHCM xây dựng từ lâu trên cơ sở tiền thân là Khoa Y.
Theo GS.TS.BS Đặng Vạn Phước - Trưởng Khoa Y, hiện nay Khoa Y đã có đầy đủ những điều kiện để phát triển thành trường đại học.
"Chủ trương củng cố và nâng tầm Khoa Y thành Trường Đại học Khoa học Sức khỏe đã làm nhất quán đề án phát triển Khoa Y vào năm 2009 và xuyên suốt trong các quyết nghị của Đại học Quốc gia TPHCM, góp phần tích cực, hiệu quả vào hệ thống y tế TPHCM và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam", GS Đặng Vạn Phước cho biết.
Hội đồng thẩm định đề án thành lập Trường Đại học Khoa học Sức khỏe cũng đã được tổ chức và xin ý kiến rộng rãi các chuyên gia.
Tại thời điểm hội đồng thẩm định họp, trao đổi với Lao Động, GS.TS.BS Đặng Vạn Phước - Trưởng khoa Y, Đại học Quốc gia TPHCM cho biết Trường Đại học Khoa học Sức khỏe được đề xuất thành lập trên chủ trương củng cố và nâng tầm Khoa Y thành trường đại học chứ không phải là thành lập một trường mới.
Lý giải về tên Trường Đại học Khoa học Sức khoẻ, GS Phước cho biết: "Các trường đào tạo khối ngành Sức khoẻ tại Việt Nam lâu nay có thói quen đặt tên là trường đại học y, dược. Tuy nhiên, tên Khoa học Sức khoẻ sẽ bao quát hơn các lĩnh vực khác ngoài y, dược như răng-hàm-mặt, khoa học y sinh, y tế công cộng, điều dưỡng, kĩ thuật y khoa, y học cổ truyền... Phần lớn các trường đều đào tạo các ngành chứ không riêng y hay dược nên chúng tôi gọi chung là Khoa học Sức khoẻ. Ở nước ngoài, người ta cũng gọi như vậy".
Sinh viên Khoa Y, Đại học Quốc gia TPHCM. Ảnh: NT
Trước đó, tháng 9.2019, Bộ Y tế cũng thông tin đang xây dựng Đề án sắp xếp, phát triển một số cơ sở đào tạo thành Đại học Khoa học Sức khỏe. Theo lãnh đạo Cục Khoa học đào tạo và Công nghệ, Bộ Y tế cho biết, mô hình đại học với các trường thành viên đã có ở Việt Nam, như các Đại học Quốc gia (Hà Nội, TPHCM), Đại học vùng (Thái Nguyên, Huế, Đà Nẵng).
Mô hình này đã được khẳng định trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học. Đối với lĩnh vực khoa học sức khỏe, cũng đã có một số mô hình như Đại học Khoa học Sức khỏe Lào, Đại học California San Francisco.
Gần 20 năm trước, chủ trương thành lập Đại học Khoa học sức khỏe ở Việt Nam đã được đề cập, dự kiến đặt tại Hà Nội và TPHCM. Về bản chất, đây là mô hình đại học, trong đó có các trường thành viên chuyên ngành là Trường Đại học Y, Trường Đại học Dược, Trường Đại học Điều dưỡng, Trường Đại học Y tế công cộng....
Mô hình này sẽ tạo quyền tự chủ học thuật cho các trường thành viên theo từng chuyên ngành, phát huy tối đa và hiệu quả thông qua sự chia sẻ nguồn lực chung như Bộ máy quản lí, điều phối, đầu tư cho các bộ môn cơ bản, cơ sở thuộc khối khoa học y sinh, sự phối hợp nghiên cứu và đào tạo liên ngành.
Trường Đại học Khoa học Sức khỏe sẽ là một trong những cơ sở đào tạo khối ngành Sức khoẻ trọng điểm của khu vực phía Nam trong tình hình đang thiếu hụt nhân lực cho ngành Y tế như hiện nay.
Trước đó, ngày 27.10.2020, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ký Quyết định số 1666/QĐ-TTg về việc thành lập Trường Đại học Y Dược thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội trên cơ sở nâng cấp và phát triển Khoa Y Dược.
Đại học FPT và SmartPay ký kết hợp tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao SmartPay - doanh nghiệp fintech (công nghệ tài chính) thuộc Công ty cổ phần TMDV Mạng lưới thông minh (SmartNet) vừa ký kết hợp tác cùng Đại học FPT trong công tác đào tạo nguồn nhân lực nhằm giúp sinh viên có điều kiện được tìm hiểu môi trường làm việc thực tế và gia tăng cơ hội nghề nghiệp đúng năng lực...