Đại gia Sài thành chi cả trăm triệu nuôi loài vằn vè “kinh dị” làm thú cưng
Những con rắn có màu sắc sặc sỡ được nhập khẩu từ nước ngoài về có giá từ 1 triệu đến hàng chục triệu đồng trở thành “ thú cưng” được các bạn trẻ chịu chơi tại Việt Nam hết sức quan tâm trong những năm gần đây.
Anh Trần Thái (trú tại Bình Thạnh, TP. HCM) chỉ vào hàng chục chiếc tủ rắn cảnh đầy màu sắc của mình chia sẻ, anh bắt đầu nuôi các loại động vật làm thú cưng từ năm 18 tuổi nhưng khoảng 4 năm trở lại đây mới bắt đầu nuôi các loại động vật nhập khẩu vì càng nuôi càng thấy thú vị.
Con rắn chúa trị giá 10 triệu đồng được anh Thái nuôi.
“Tôi thường trêu đùa rằng, người giàu có hồ bơi riêng, có phòng gym riêng nhưng tôi có cả 1 sở thú riêng trị giá khoảng hơn 100 triệu đồng với 10 con rắn cảnh, 3 con chó, 1 con mèo, 1 con cú mini, 1 con rồng Úc, 1 con rùa châu Phi, 2 con ếch và 1 bầy gián Madagasca. Các loại thú cưng này rất hiền, không có độc nên chơi rất thích mà lại không sợ ảnh hưởng đến sức khỏe và môi trường. Đi làm về, bật đèn lên ngắm chúng là mọi mệt mỏi tan biến”, anh Thái nói.
Loài rắn có màu sắc sặc sỡ có giá từ 1-2 triệu đồng/con được rất nhiều người nuôi làm cảnh trên thế giới.
Theo anh Thái, rắn cảnh là loại dễ chăm nhất, nhàn nhất. “Hiện tại, nhà tôi có 3 loại rắn đó là: rắn ngô (corn snake), rắn chúa (king snake) và rắn sữa (milk snake). Loài rắn sữa có màu sắc sặc sỡ với các sọc ngang màu trắng hoặc kem, viền đen trên nền thân màu đỏ hoặc đỏ nâu nên chúng rất được ưa chuộng nuôi làm cảnh ở nhiều nơi trên thế giới”.
“Gia tài” hàng trăm triệu của anh Thái với rất nhiều loại rắn.
Chỉ vào con rắn cảnh trị giá khoảng 10 triệu đồng, anh Thái cho hay đó là giống rắn vua Mexican King Black mang hình hài và màu sắc của một chiến binh được nhập khẩu từ Mỹ, không độc và không làm hại đến con người khiến ai cũng có thể nuôi được.
Video đang HOT
“Rắn là loại vật nuôi chưa phổ biến ở nước ta vì nhận thức của chúng ta về rắn (loại nào độc, loại nào không) vẫn chưa rõ ràng. Rắn bị xem là mồi nhậu nhiều hơn là một con vật kiểng. Thế nhưng, ở châu Âu và các nước khác, rắn đã là một con vật nuôi quen thuộc”, anh Thái nhận định.
Chuồng nuôi rắn cảnh chỉ đơn giản là bể kính, có máng nước và 1 cái hang nhỏ.
Để đầu tư nuôi thú cưng, anh Thái phải đầu tư hàng chục triệu đồng để làm chuồng trại và tìm hiểu thật kỹ cách nuôi để chúng không bị nhiễm bệnh. “Nuôi rắn tuyệt đối không được bật máy lạnh vì chúng hay ngâm nước, nếu bị lạnh thì chúng rất dễ viêm phổi. Rắn là loại ít vận động nên tiêu hóa chậm, từ 10-15 ngày mới cho ăn 1 lần, nếu ăn no quá, chúng không tiêu hóa kịp cũng dễ bị bệnh tiêu hóa”, anh Thái cho hay.
Rắn là loài ít vận động nên tiêu hóa chậm, mỗi tháng chỉ cần cho chúng ăn 2-3 lần.
Việc nuôi, chăm sóc các loài bò sát này cũng khá đơn giản, người chơi chỉ cần trang bị một hộp có lắp đậy hoặc thiết kế một chiếc hang, bên trong có khay nước. Tuy nhiên, đây là loài vật ưa sạch sẽ nên chuồng trại, nơi ở thường xuyên phải vệ sinh, lau chùi cẩn thận. Mỗi tháng chúng chỉ ăn 2 lần, mỗi lần 1 con chuột bạch khoảng 10-15.000 đồng. Ngoài vẻ đẹp chúng có khả năng thích nghi tốt với điều kiện sống nhân tạo ở nhiều nơi có khí hậu khác nhau.
Khu vực giành riêng cho việc nuôi thú cưng của anh Thái với hàng chục chiếc tủ nuôi rắn trang trí đẹp mắt, sạch sẽ như “sở thú” thu nhỏ.
“Những người nuôi bò sát đều rất yêu thương động vật. Trước đây còn nhỏ, xem các chương trình truyền hình có các con vật lạ lạ tôi thích lắm, sau này đi làm có tiền rồi thì mới tìm mua về nuôi. Mỗi người có một đam mê riêng, người khác mê xe cộ, mê nhậu nhẹt thì tôi mê các loại động vật như thế này. Ai cũng sợ rắn nhưng khi nuôi mới thấy chúng rất hiền và thú vị, lại không có độc nên chơi rất thích”, anh Thái phân tích.
Ngoài rắn cảnh, anh Thái còn nuôi thêm rồng Úc, cú, ếch, mèo chân ngắn và gián Madagasca có giá trị cả trăm triệu đồng.
Theo tìm hiểu của PV, có rất nhiều loại rắn cảnh cả nhỏ và lớn được nuôi làm thú cưng với khoảng 2900 loài rắn cảnh được tìm thấy trên khắp thế giới. Những năm gần đây, nhiều bạn trẻ tại Việt Nam đã chọn rắn để nuôi làm thú cảnh, thú cưng vì chúng khá ngoan ngoãn. Đặc biệt dễ chăm sóc, sạch sẽ, hầu như không có mùi và khá yên tĩnh.
Theo bác sỹ Nguyễn Thu Hà (Bệnh viện Đa khoa Xanh-Pôn Hà Nội), rắn là loài ăn thịt sống, thường mắc các bệnh về kí sinh trùng như giun, sán, ve, các bệnh nấm da, nấm miệng rất dễ lây. Vì thế, khi nuôi rắn làm cảnh, rắn có thể gây bệnh sang người tiếp xúc với rắn hàng ngày. Kế đến, thức ăn của rắn là chuột, gà, chim – những động vật trung gian gây bệnh dịch hạch, cúm gia cầm… rất nguy hiểm với con người.
Cây sanh cổ triệu USD, đại gia Việt muốn ghi danh bảo vật thế giới
Cây sanh lá móng quý hiếm nhất Việt Nam có tên "Cửu long tranh châu" có tuổi đời khoảng 200 năm được định giá hàng triệu đô la Mỹ
Gần đây giới chơi cây lại rộ lên một số tác phẩm cây cảnh nghệ thuật được chủ nhân hô giá 5 tỷ, 8 tỷ, 10 tỷ, thậm chí hơn 20 tỷ đồng. Nhiều người phải giật mình về giá của một số cây cảnh ở Việt Nam còn đắt hơn cả siêu xe ngoại, đắt ngang cả cổ vật. Những người am hiểu về cây cảnh nói rằng mức giá này không quá cao nếu nó thực sự có niên đại và mang những giá trị văn hóa lịch sử lâu đời.
Một cây cảnh đẹp về hình thể bố cục, giá trị thẩm mỹ, hấp dẫn, lôi cuối về ngôn ngữ tạo hình công phu độc đáo... có thể sẽ trở nên lạc hậu rất nhanh và rất dễ "đụng hàng" sau một thời gian sở hữu. Nhưng độ tuổi của cây, niên đại của những vật kèm theo nó, giá trị văn hóa lịch sử và nguồn gốc của nó sẽ không bao giờ lặp lại được, sáng tạo ra một phiên bản khác được. Đây là đặc tính của các cổ vật, báu vật và giá của nó sẽ ngày càng có xu hướng đắt đỏ hơn theo thời gian. Trong làng cây cảnh Việt Nam, một trong những tác phẩm cây cảnh nghệ thuật như vậy phải kể đến đầu tiên là tác phẩm sanh cổ "Cửu long tranh châu" của ông Bùi Văn Thái (Hoàng Mai, Hà Nội).
"Cửu long tranh châu" là một tác phẩm cây cảnh nghệ thuật thuộc dòng cây sanh cổ xuất hiện lần đầu tiên tại Triển lãm tại Triển lãm Sinh Vật Cảnh Việt Nam chào mừng Đại lễ 1000 năm Thăng Long Hà Nội. Dáng cây mô tả chín con rồng đang tranh nhau một viên ngọc. Tác phẩm này được coi là độc nhất vô nhị cả về tuổi đời của cây, lịch sử, sự bề thế và được xếp vào một trong 19 kỷ lục của Đại lễ 1000 năm Thăng Long Hà Nội.
Tác phẩm có ý nghĩa mô tả chín con rồng tranh nhau viên ngọc với sự tưởng tượng phong phú của nghệ thuật tạo hình đặc sắc. Thế cây đã được các nhà sưu tập cây trong lịch sử tạo tác mà thành đến nay đã được các nghệ nhân phục dựng lại nguyên mẫu cho dù dáng thân không còn được nguyên vẹn như cách đây hàng chục thập kỷ nhưng về cơ bản bộ rễ vẫn giữ được thế cũ.
Nói về tác phẩm, giáo sư, tiến sĩ Trần Duy Quý - Phó chủ tịch Hội sinh vật cảnh Hà Nội cho biết trong suốt thời gian công tác, ông đi rất nhiều nước, lùng sục cây cảnh của các nước để thỏa mãn niềm đam mê nhưng chưa thấy ở đâu có tác phẩm xuất sắc như vậy. Theo tiến sĩ Trần Duy Quý, tác phẩm này hội tụ nhiều cái "nhất" mà các cây cảnh khác hiếm khi có được: Nó thuộc hàng những cây sanh cổ nhất, đây là cây sanh cổ có bộ rễ chu vi lớn nhất, cây sanh lá móng quý hiếm nhất Việt Nam, cây sanh có giá trị lịch sử.
Giáo sư, nhà sử học Lê Văn Lan, từng nhật xét tác phẩm "Cửu long tranh châu" là cây có một thời sinh trưởng ở gần gò Đống Đa nên rất có giá trị lịch sử.
Đến nay, tác phẩm sanh cổ "Cửu long tranh châu" trồng trong chậu có bộ rễ với chu vi 9,1m, dài 3,7m, ngang 2m và cao 1,9m. Chiều cao bộ rễ là 0,55m. Chiều cao cây là 3,2m. Nếu tính cả chậu, tổng chiều cao lên đến 3,7m. Tổ chức Kỷ lục Châu Á chính thức xác lập đây là "cây sanh cổ trồng chậu có chu vi bộ rễ lớn nhất Việt Nam" vào năm 2010. Anh Nguyễn Tuấn (Tuấn phạm) - nghệ nhân làm cây cảnh nổi tiếng ở đất Hà thành là người trực tiếp tạo bông tán, tay cành cho cây.
Theo kết quả giám định của bộ môn Dược liệu trường Đại học Dược Hà Nội vào năm 2010, xét theo mẫu vật lấy tại cành cây Sanh này cho số tuổi khoảng 152 năm tuổi. Trên thực tế tuổi thọ của cây còn cao hơn nhiều, tuy nhiên qua năm tháng cây biến dị nên việc xác định chính xác số tuổi gặp rất nhiều khó khăn cho giới khoa học.
Hiện tại bộ rễ bện chặt vào đá, sụn sịn biến dị tuôn chảy như nhám thạch. Màu da của cây có màu gần giống với màu đá trơ trên các mỏm núi đá vôi ở Cao Nguyên Đá Đồng Văn, Hà Giang.
Điều đáng lưy ý, đây là loại sanh lá móng, một loại sanh quý được giới sành chơi cây cảnh nghệ thuật rất ưa thích bởi có nhiều ưu điểm như lá đẹp, mau dăm, thân u ục nần nù, quanh năm ra lộc và lộc có màu rất đẹp...
Tác phẩm Sanh "Cửu long tranh châu" được coi là tác phẩm nổi bật nhất trong Triển lãm Sinh Vật Cảnh Việt Nam lần thứ nhất năm 2010. Một số nhà nghiên cứu tiết lộ có những đại gia đã ngỏ ý với chủ sở hữu cây sanh này với giá hàng triệu USD.
Theo chủ nhân của tác phẩm "Cửu long tranh châu", sắp tới anh sẽ làm các thủ tục để cây được công nhận là bảo vật quốc gia không những của Việt Nam mà là bảo vật của thế giới.
Mỗi năm 1 mùa trắng đêm, đại gia chân đất chia nhau đếm 4.000 tỷ Để kịp hàng ra chợ bán, những đại gia chân đất vùng vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang) phải dậy từ 2-3 giờ sáng, thậm chí thức xuyên đêm để hái vải. Cũng nhờ đó, vụ vải này họ có thể thu khoảng 4.000 tỷ đồng. Cả làng đi hái vải trong đêm 8 giờ sáng Chủ Nhật, ông Trần Văn Lân ở...